Nổi mề đay ở mặt là hiện tượng khá thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt ở phái đẹp do nguyên nhân dị ứng với mĩ phẩm, hóa chất. Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng như sẹo thâm trên mặt khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ngoài ra còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của bệnh nhân. Để xử lý tình trạng này, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh còn cần kết hợp với chế độ ăn uống cũng như chăm sóc da một cách lành mạnh hơn.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiện tượng nổi mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở mặt xuất hiện khi da mặt xuất hiện những vùng da bị ngứa rát, đỏ tấy, nổi mẩn đỏ có thể bị sưng phù. Đây là một bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng mà nguyên nhân chính là do dị ứng. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh ngứa rát rất khó chịu, thậm chí có thể để lại sẹo thâm xấu xí nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân chính làm nổi mề đay ở mặt gồm
Do dị ứng
Có rất nhiều các tác nhân gây dị ứng khiến người bệnh bị nổi mề đay. Tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều ở những người có cơ địa nhạy cảm, da yếu nên khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích sẽ làm cơ thể phản ứng lại bằng hiện tượng nổi mề đay.
Nổi mề đay ở mặt có thể do một số nguyên nhân dị ứng sau
Dị ứng mỹ phẩm
Là nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt chủ yếu, đặc biệt xảy ra ở phụ nữ. Trong các mỹ phẩm hoặc kem dưỡng có thể chứa một số thành phần hóa học như chất bảo quản, dầu khoáng, hương liệu đặc biệt là chì, cồn, corticoid khiến da bị kích ứng nổi mẩn đỏ, mề đay, mỏng da, da khô ráp sần sùi.
Kết hợp các loại mỹ phẩm sai cách hoặc không đúng trình tự như Vitamin C dùng chung với Niacinamide hay BHA dùng với Retinol cũng khiến da bị kích ứng và nổi mề đay. Lựa chọn mỹ phẩm kém chất lượng, có chứa nhiều chất hóa học có hại cho da cũng là nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm làm xuất hiện mề đay trên mặt xấu xí.
Dị ứng mỹ phẩm nếu không điều trị sớm, thay đổi loại mỹ phẩm sẽ khiến da mặt dễ bị tổn thương để lại sẹo.
Dị ứng thức ăn
Các loại thức ăn có chứa độ protein cao cũng là các thực phẩm rất dễ gây dị ứng và nổi mề đay trên mặt. Do một số hoạt chất protein trong thực phẩm có tính bền với nhiệt khiến các enzym không thể phân hủy nên được giữ nguyên cấu trúc, khiến hệ miễn dịch của cơ thể không tiếp nhận và phản ứng qua phản ứng dị ứng như nổi mề đay.
Các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao làm nổi mề đay trên mặt như nhóm hải sản (tôm, cua, cá biển.. ), trứng, sữa, đậu phộng.. hay bất cứ món ăn nào mà cơ thể dị ứng trước đó. Với những trường hợp bị nổi mề đay ở mặt do dị ứng thức ăn có thể tự khỏi sau vài giờ.
Dị ứng thuốc
Các phản ứng thuốc không chỉ làm nổi mề đay trên khắp cơ thể mà còn xuất hiện trên cả mặt. Hầu hết trong các loại thuốc đều chứa một lượng tá dược nhỏ không làm ảnh hưởng đến cơ thể nhưng có thể làm kích thích một số phản ứng ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng.
Những loại thuốc dễ gây dị ứng thường làm nhóm thuốc kháng sinh như Penicillin, Aspirin,…, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm. Dị ứng thuốc nổi mề đay không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu nó kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như khó thở, sốt cao, nôn mửa, hôn mê cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Dị ứng với một số tác nhân bên ngoài
Khói bụi, lông chó mèo, mạt rệp, bụi bẩn, phấn hoa đều có thể là các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ở mặt ở rất nhiều người, chủ yếu là những người có cơ địa dễ dị ứng. Thường các tác nhân này luôn có sẵn trong không khí với kích thước rất nhỏ nên nếu người bệnh không bảo vệ bản thân để tiếp xúc với các tác nhân thì tình trạng nổi mề đay có thể tái phát thường xuyên.
Dị ứng nổi mề đay do các dị nguyên bên ngoài không quá nguy hiểm nhưng có thể tái phát nhiều làm tăng nguy cơ mãn tính và phải dùng một số loại thuốc để kiểm soát tình trạng dị ứng.
Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có rất nhiều tia cực tím rất có hại cho da. Dù một số người đã sử dụng kem chống nắng hay đeo khẩu trang nhưng vẫn có thể bị tác động kích thích gây nổi mề đay trên mặt. Các tia Uv này còn là nguyên nhân gây đen da, da thậm sạm và làm các phản ứng dị ứng lâu hồi phục.
Nổi mề đay do dị ứng với ánh sáng mặt trời chỉ xuất hiện ngay khi tiếp xúc với nắng sau vài phút. Da mặt có cảm giác nóng bỏng, bị châm chích, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sần sùi. Mề đay có thể biến mất sau vài ngày nếu chăm sóc tốt nhưng cũng có thể kéo dài đến vào tuần.
Do côn trùng cắn
Trong nọc của một số loại côn trùng đều có chứa một hàm lượng chất độc để tiêu diệt đối thủ. Chất độc này dù không gây hại cho sức khỏe con người nhưng khi bị đưa vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay và ngứa rát dữ dội. Một số loại côn trùng có nọc độc điển hình như kiến ba khoang, các loài sâu, bọ,.. Lưu ý là với những loại côn trùng không độc vẫn có thể gây ra dị ứng ở những cơ địa dễ dị ứng.
Khi bị những loại côn trùng này đốt, người bệnh có cảm giác da mặt nóng ran và bị châm chích dữ dội, có thể đau nhói, phát ban, nổi mề đay trên mặt và toàn thân. Người bệnh cần nhanh chóng, xử lý lấy nọc độc ra để giảm các ảnh hưởng. Một số côn trùng có nọc độc nặng còn có thể gây sốc phản vệ khá nguy hiểm nên không thể chủ quan.
Do tuổi tác
Một số nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi, đặc biệt ở phụ nữ có xu hướng dễ bị nổi mề đay hơn những người lớn tuổi, đồng thời tỷ lệ phụ nữ bị mề đay ở mặt cũng cao gấp hai lần đàn ông. Nguyên nhân có thể do liên quan đến một số vấn đề nội tiết tố, người trẻ thường tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất hay các tác nhân gây dị ứng hơn.
Do sự thay đổi thời tiết
Sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại khiến da không kịp thích ứng cũng là nguyên nhân kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể điển hình như nổi mề đay ở mặt. Đồng thời mề đay có thể xuất hiện ở khắp cơ thể khiến người bệnh ngứa rát toàn thân rất khó chịu.
Một số nguyên nhân khác
Những người có da khô khiến lớp màng lipid trở nên mỏng hơn, dễ bị phá hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay.
Yếu tố di truyền, bị nhiễm khuẩn cũng là các lý do dễ dàng kích ứng các phản ứng dị ứng của cơ thể làm phóng thích lượng histamin quá mức gây nổi mề đay trên mặt.
Biểu hiện của nổi mề đay ở mặt
Các dấu hiệu của việc nổi mề đay ở mặt khá rõ ràng và ai cũng có thể nhận biết. Bao gồm
- Có cảm giác da mặt bị nóng rát, đỏ rực dù thân nhiệt bình thường
- Mặt có dấu hiệu hơi sưng, có thể sưng ở các vùng lân cận như môi, mắt, tai.
- Có cảm giác mặt đị châm chích, ngứa rát, có các mảng đỏ ở cả mặt, cổ và vai.
- Da trở nên sần sùi, khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, có thể nổi cả mụn nước trắng li ti.
- Các triệu chứng nổi mẩn có thể xuất hiện trên cả người, đặc biệt là tay chân.
- Có thể sốt nhẹ, choáng váng, buồn nôn
Người bệnh sau khi tiếp xúc với các tác nhân có thể dị ứng nếu thấy xuất hiện tình trạng này cần nhanh chóng tránh các các nhân gây bệnh. Nếu thấy tình trạng nổi mề đay trên mặt lâu không có dấu hiệu thuyên giảm còn kèm theo một số triệu chứng bất thường như buồn nôn, choáng váng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.
Nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không?
Nhìn chung, nổi mề đay ở mặt là một triệu chứng khá phổ biến thường gặp ở rất nhiều người và không quá nguy hiểm nếu xử lý kịp thời. Tình trạng nổi mề đay có thể biến mất sau đó trong vài giờ hoặc vài ngày tùy tình trạng sức khỏe và cơ địa. Nếu tránh xa các tác nhân gây nổi mề đay thì có thể kiểm soát không bệnh tái phát.
Tuy nhiên với những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém, không phát hiện được nguyên nhân làm nổi mề đay ở mặt có thể khiến tình trạng này kéo dài lâu ngày và thường tái phát. Chăm sóc da sau nổi mề đay không đúng cách khiến cho da bị tổn thương, nhạy cảm hơn, da sần sùi thô ráp và có nguy cơ để lại thâm sẹo cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, gây mất tự tin đồng thời chi phí điều trị cũng cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, nổi mề đay ở mặt kéo dài mãn tính cũng có thể gây ra một số biến chứng như
- Bội nhiễm: Tình trạng da bị tổn thương nặng do người bệnh gãi vào vùng da bị nổi mề đay và chăm sóc không đúng cách. Da bị bội nhiễm làm tăng nguy cơ tổn thương sâu đồng thời có thể gây nhiễm trùng huyết khá nguy hiểm.
- Viêm kết mạc dị ứng: Một số trường mề đay lây lan rộng, làm sưng mắt, khiến vùng da quanh mắt bị kích thích và gây bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Các biện pháp xử lý nổi mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở mặt có thể biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến các biện pháp xử lý. Tuy nhiên để hạn chế các ảnh hưởng xấu cho da, giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát cũng như không gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau đây
Dùng thuốc
Với những trường hợp bị mề đay tái phát nhiều lần hay bị mề đay nặng kèm các triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dùng các loại thuốc Tây y sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng da bị sưng phù, đỏ tấy, ngứa rát. Các loại thuốc có thể được chỉ định dùng như
- Nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để làm dịu các kích ứng trên da, đồng thời ngăn ngừa các viêm nhiễm xâm nhập gây bệnh khi da đang bị tổn thương. Bạn có thể dùng bông gòn thấp nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay hoặc dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý, vắt hơi ráo rồi đắp lên 5-10 cũng giúp giảm ngứa rát và sưng hiệu quả.
- Thuốc kháng histamine H1: Nguyên nhân chính gây ra nổi mề đay chính là do cơ thể phóng thích histamin quá mức khi gặp các dị nguyên. Vì vậy người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc này để kiểm soát lượng histamin, nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay hay mẩn ngứa. Thuốc có thể dùng ở cả dạng uống và dạng bôi. Hiện nay thuốc kháng histamine H1 thế hệ II được ưu tiên dùng nhiều hơn vì ít gây ra tác dụng phụ nên phù hợp với mọi đối tương.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống dị ứng cực kỳ mạnh, thường chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa ở mặt hay tay chân hoặc tình trạng tổn thương da mãn tính. Tuy nhiên thuốc có thể gây mỏng da mặt, nổi mụn và một số tác dụng phụ khác nên thường ít được chỉ định hơn hoặc chỉ dùng cho những trường hợp dị ứng nặng. `
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu cơ thể không tiếp nhận được các loại thuốc trên dị ứng hay cơ địa kháng thuốc bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc ứng chế miễn dịch như Tacrolimus, Mycophenolate và Cycylosprorine để làm giảm nhanh tình trạng mặt sưng phù, ngứa rát.
- Kem dưỡng ẩm: Da khô sẽ càng làm cảm giác ngứa rát, châm chích nặng nề hơn. Vì vậy cần cấp ẩm cho da để làm giảm nhẹ các triệu chứng trên.
Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc với các trường hợp mề đay nặng bởi thực tế những loại thuốc này cũng có thể gây ra dị ứng và một số tổn hại cho da. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý chẩn đoán mua thuốc về dùng hay dùng sai liều lượng chỉ định đều có thể gây ảnh hưởng đến da và sức khỏe của người bệnh.
Cách xử lý tại nhà
Với những trường hợp vị nổi mề đay ở mặt nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản. Đầu tiên người bệnh cần loại bỏ ngay các tác nhân làm dị ứng như mỹ phẩm, kem dưỡng.. sau đó vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi thực hiện các phương pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất.Với những người bị nổi mề đay do côn trùng đốt cần loại bỏ nọc độc của côn trùng thì mới có thể giảm được triệu chứng sưng tấy ngứa rát này.
Một số phương pháp làm giảm mề đay trên mặt mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà bao gồm
Dùng nha đam (lô hội)
Trong nha đam có chứa một hàm lượng nước lớn giúp cấp ẩm cho da và làm giảm cảm giác da căng cứng, châm chích ngứa rát. Tính kháng khuẩn chống viêm trên nha đam giúp ngăn chặn các viêm nhiễm xâm nhập khi da đang bị tổn thương. Đồng thời các hoạt chất và acid amin có trong loại cây này cũng giúp da phục hồi, giảm thâm sạm, làm mờ sẹo nhanh chóng và an toàn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch nha đam, tước vỏ, lấy phần gel cắt lát trong đắp lên mắt trong 10 – 15 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước ấm. Nếu có máy xay bạn cũng có thể cho nha đam vào xay nhuyễn rồi thoa lên mặt cũng cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Nhớ là rửa sạch mặt trước khi thực hiện phương pháp này.
Rửa mặt bằng nước lá khế
Rửa mặt bằng lá khế là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng để làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, sưng phù da. Trong lá khế có chứa rất nhiều vitamin C giúp làm dịu cảm giác ngứa rát, nhanh chóng phục hồi se và se khít các tổn thương, ngăn ngừa thâm sạm rất tốt.
Bạn chỉ cần dùng một nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo. Cho lá khế vào đun trong khoảng 30 phút tới khi lá chuyển sang màu vàng sẫm là được. Dùng nước này để nguội một chút rồi đem rửa mặt kết hợp với massage đặc biệt ở các vùng da nổi mề đay. Có thể dùng lá khế vừa đun nước đề đắp lên các vùng da bị tổn thương, lưu ý là không đắp vào vùng da bị trầy xước.
Thực hiện 3-4 lần trong một tuần, các triệu chứng nổi mề đay sẽ nhanh chóng biến mất, đem đến một làn da sáng bóng căng mịn cho người dùng.
Mặt nạ nghệ và sữa tươi
Chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt, đồng thời nó có thể xóa mờ các vết thâm sạm, ngăn ngừa sẹo rất hiệu quả. Trong khi đó, sữa tươi giúp cấp ẩm, giúp da mềm mịn hơn sẽ giúp giảm cảm giác kích ứng, ngứa rát do mề đay gây ra.
Bạn chỉ cần dùng khoảng 2 thìa tinh bột nghệ trộn cùng 2 thìa sữa tươi không đường có thể thêm vài giọt mật ong để tăng khả năng kháng khuẩn. Sau khi rửa sạch mặt thì thoa đều hỗn hợp lên, thư giãn trong khoảng 10- 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Thực hiện 3 lần/ tuần đảm bảo mề đay không chỉ biến mất, da không bị thâm sẹo mà còn trắng sáng hơn rất nhiều đấy.
Mặt nạ dưa leo và bột yến mạch
Mặt nạ dưa leo và bột yến mạch sẽ là một giải pháp vô cùng tuyệt vời cho những người bị nổi mề đay làm ngứa rát, tỏ tấy trên mặt. Bột yến mạch có khả năng chống viêm, giảm ngứa cực kỳ hiệu quả nhờ thành phần dồi dào khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong khi đó, dưa leo giúp cấp ẩm và làm dịu vùng da bị ngứa rát, sưng nóng rất tốt.
Bạn chỉ cần nghiền nát dưa leo rồi trộn chung với bột yến mạch là có thể đem đi đắp mặt. Nếu dùng yến mạch dạng nguyên hạt thì có thể xay đem xay dưa leo bột yến mạch cùng một ít sữa tươi không đường cũng đem đến tác giải cực kỳ hiệu nghiệm trong làm giảm ngứa rát sưng tấy trên mặt.
Chăm sóc làn da bị mề đay
Việc chăm sóc da mặt sau khi bị mề đay rất quan trọng bởi nếu không chú ý thì tình trạng mề đay vẫn có thể tái phát. Làm da sau khi nổi mề đay bị tổn thương khá nặng nề, cần có thời gian phục hồi để khỏe mạnh hơn ngăn ngừa các tác động xấu lên da hiệu quả. Vì vậy người bệnh cần chú ý những vấn đề sau
- Trong thời gian bị mề đay trên mặt tuyệt đối không dùng mỹ phẩm hay sữa rửa mặt. Có thể tạm ngưng cho tới khi da được phục hồi và khỏe mạnh hẳn.
- Rửa mặt sạch sẽ, ngày 1 -2 lần, nếu đang điều trị mề đay thì chỉ nên dùng nước ấm hau nước nấu từ các loại thảo dược.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, bụi bẩn, lông chó mèo vì có thể là yếu tố gây kích ứng khiến mề đay quay trở lại hoặc làm tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (dù đay không phải tác nhân làm nổi mề đay trên mặt trước đó)
- Tránh để da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu sẽ làm bỏng rát da.
Phòng tránh mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở mặt sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống hằng ngày, nhất là với những làm những công việc cần giao tiếp nhiều. Vì thế người bệnh nên chú ý đề cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh để tránh các tác nhân mà nổi mề đay trên mặt có thể gây ra.
Các cách phòng tránh nổi mề đay ở mặt bao gồm
- Lựa chọn các loại mỹ phẩm chất lượng, uy tín, phù hợp với da, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có không chứa cồn, corticoid.
- Với những người có da mỏng và nhạy cảm nên hạn chế trang điểm hay trang điểm mỏng.
- Rửa mặt sạch sẽ ít nhất 2 lần một ngày. Tuy nhiên nhớ không quá lạm dụng sữa rửa mặt quá hai lần. Ưu tiên các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ PH thấp.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại nước trái cây tự nhiên để tăng cường vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và vitamin trong trái cây và các loại rau củ.
- Sử dụng kem chống nắng để hạn chế tối đa các ảnh hưởng của tia UV trên da.
- Sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin A, Vitamin C
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để ngăn ngừa tác động của ánh nắng, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng khác.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, cua, hải sản.
Nổi mề đay ở mặt không quá nguy hiểm nếu người bệnh biết cách xử lý kịp thời. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho người đọc nhiều thông tin hữu ích trong chăm sóc và xử lý tình trạng mặt bị nổi mề đay. Tốt nhất với những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên tìm đến các chuyên khoa da liễu để được tư vấn cách phòng tránh và chăm sóc da an toàn và hiệu quả hơn.