Nấm da đầu không chỉ là căn bệnh gây ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm cho đầu của người bệnh có mùi hôi nên khiến họ thường mang tâm lý tự ti ngại ngùng khi giao tiếp. Bệnh lý này cũng có khả năng lây nhiễm cao cũng như nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày. Do đó người bệnh cần nhanh chóng điều trị ngay từ thời điểm mới khởi phát để có thể dứt điểm bệnh một cách hoàn toàn và nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu còn có tên gọi dân gian khác là giun gai, đây là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến có bắt gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Hơn thế nữa bệnh còn gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh thường được đặc trưng bởi tình trạng vảy ngứa và có thể gây rụng tóc hay sẹo vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Các triệu chứng và biểu hiện của nấm da đầu khá giống với bệnh vảy nến da đầu, á sừng hay chấy. Tuy nhiên nguồn gốc gây bệnh này lại có liên quan đến các loại nấm da. Vì vậy người bệnh cần phải biết phân biệt để có hướng điều trị phù hợp, tránh xử lý sai cách khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
Nấm da đầu và vảy nến da đầu có những biểu hiện ban đầu của bệnh khá giống nhau, vì thế rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu không xác định chính xác tình trạng bệnh mắc phải có thể dẫn tới việc điều trị sai lầm và bệnh trở nên nặng hơn.
Để phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng sau đây
Nấm da đầu:
- Vùng da bị có vảy gàu trắng mọc thành từng mảng cứng, có thể xuất hiện mụn nước.
- Da đầu có các mụn đỏ sau đó lan rộng ra
- Vảy gàu mọc thành mảng rộng bết dính
- Tóc rụng nhiều có thể thành từng mảng ở những vùng bị nhiễm nấm.
- Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.
Vảy nến da đầu:
- Da đầu xuất hiện những mảng đỏ, sờ thấy cộm, có hình dạng và kích thước khá đa dạng.
- Xuất vảy trắng ở vùng viền tai, trán mọc chống chất lên nhau, dễ bong tróc, sờ vào có thể tan thành từng mảng nhỏ rớt xuống.
- Không quá ngứa ngáy.
Do yếu tố gây bệnh khác nhau, vảy nến có liên quan đến vấn đề nội tiết tố trong cơ thể trong khi nấm da đầu liên quan đến các loại vi nấm nên việc điều trị và dùng thuốc cũng hoàn toàn khác nhau. Việc nhầm lẫn trong điều trị bệnh có thể khiến da đầu càng thêm tổn thương trầm trọng hơn. Tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện da liễu để được làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Nguyên nhân gây nấm da đầu
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu có liên quan đến một số loại nấm da, trong đó chủ yếu là nhóm nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum. Chúng xâm nhập vào sợi tóc vào da đầu làm da bị tổn thương, tóc trở nên yếu ớt kèm theo các triệu chứng khó chịu trên da đầu.
Có 3 dạng nấm da đầu chính, bao gồm
- Chủng nấm Trichophyton: Nhóm này làm xuất hiện các vảy hình tròn trên da đầu, sau một thời gian sẽ sưng đỏ và mưng mủ trở nên bong tróc nhanh chóng. Chân tóc lúc này trở nên cứng và dễ gãy hơn, đồng thời có thể gây ngứa và hói tạm thời.
- Chủng nấm Microsporum: Chủng nấm này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Chúng xuất hiện làm tóc rụng thành từng mảng với đường kính khoảng vài centimet. Những vùng rụng tóc này thường có màu xám, sợi tóc gãy gần sát gốc.
- Nhiễm nấm Kerion de celse: Da đầy có thể xuất hiện các ổ mủ ở nang lông, lõm sâu và có thể chứa dịch mủ màu vàng tại các vùng da đầu bị nhiễm nấm gây da mùi hôi trên da đầu.
Nguyên nhân gốc gây bệnh có liên quan đến các loại nấm, tuy nhiên cần có một số yếu tố tác động mới có thể khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ gây khó chịu ngứa ngáy trên da đầu cho người bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát nấm trên da đầu bao gồm
Vệ sinh da đầu kém sạch sẽ
Đặc điểm chung của hầu hết các loại vi nấm gây bệnh chính là thường sống trong môi trường ẩm ướt, kém sạch sẽ. Nếu được sống trong môi trường này chúng sẽ phát triển cực kỹ mạnh mẽ và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn cho người bệnh.
Da đầu là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi nên thường ẩm ẩm ướt nhanh chóng khi đi ngoài đường nóng bức hay tham gia các hoạt động cần vận động nhiều. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn cùng các tế bào chết chính là môi trường ẩm ướt ưa thích của nấm. Đặc biệt với những người thuộc nhóm da dầu nếu không nhanh chóng tắm gội và vệ sinh sau đó sẽ khiến nấm có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời trong quá trình gội đầu nếu người bệnh gãi hay chà xát mạnh trên da đầu có thể làm da bị tổn thương, trầy xước, khiến cho nấm xâm nhập và tấn công mạnh mẽ hơn.
Do thói quen sinh hoạt
Người bệnh để tóc ướt đi ngủ khiến tóc ướt lâu cũng chính là nguyên nhân khiến nấm có môi trường để tấn công và xâm nhập sâu hơn. Đồng thời khi da đầu ẩm cũng khiến lỗ chân lông trên da mở đầu mở to hơn làm chân tóc trở nên xơ yếu, người bệnh có thể bị đau đầu và ngứa ngáy, rụng tóc ngay sau đó.
Bên cạnh đó, những người có thói quen thường xuyên gội đầu cũng có thể là yếu tố khiến da đầu dễ bị tổn thương hơn do lớp màng bảo vệ trên da đã bị bào mòn. Vì thế khi bị các loại nấm xâm nhập da không đủ sức chống trả dẫn đến nhiễm nấm nặng.
Một số người cũng thường có thói quen để đầu quá bẩn, bết dính rồi mới tiến hành gội đầu. Tuy nhiên trong thời gian chưa gội đầu thì nấm cũng đã có thể sinh sản và phát triển phần nào. Nếu tiếp tục duy trì thói quen này sẽ khiến da đầu tổn thương từ từ, đến một thời điểm nhất định nấm sẽ bùng phát và bắt đầu phát bệnh.
Lây nhiễm từ người qua người
Vì nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các loại nấm nên bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nếu người lành dùng chung một số đồ vật với người mắc bệnh đã tiếp xúc với da đầu như lược, mũ, cột tóc… thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng là rất cao.
Lây nhiễm từ động vật
Các nhóm nấm này có thể ký sinh trên cả một số loại động vật như chó mèo và lây nhiễm qua người thông qua việc ôm ấp, xoa đầu … Đặc biệt nấm có nguy cơ xuất hiện cao trên các động vật lạ sống hoang dã không rõ nguồn gốc.
Mắc một số bệnh lý về da đầu
Những người mắc một số bệnh lý về da đầu trước đó như vảy nến, á sừng khiến da bị tổn thương nên một yếu tố nhỏ tác động cũng có thể làm bùng phát nấm da đầu vô cùng khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh có khả năng tái phát rất cao, nếu không xử lý đúng cách để bệnh xuất hiện nhiều lần thì khả năng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính là rất lớn. Vì thế người bệnh cần sớm phát hiện bệnh ngay từ thời điểm mới khởi phát để có thể nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh dứt điểm.
Tùy vào tình trạng cơ địa, tuy nhiên nấm da đầu thường phát triển thành 3 giai đoạn bao gồm
Giai đoạn 1: Da đầu xuất hiện vảy gàu
Đây là giai đoạn bắt đầu khởi phát bệnh với những triệu chứng cơ bản như có vảy gầu, rụng tóc và ngứa nhẹ. Lúc này nấm bắt đầu xuất hiện hiện làm kích thích da tiết ra nhiều bã nhờn hơn mức bình thường, kết hợp với các tế bào chết và bụi bẩn trên da tạo thành những vảy gầy trắng trên da đầu.
Tuy nhiên hầu hết ở giai đoạn đầu các biểu hiện mới chỉ ở mức độ khởi phát rất nhẹ nên mọi người đều chủ quan không đi khám hay điều bị bệnh.
Giai đoạn 2: Ngứa rát dữ dội
Giai đoạn này các dấu hiệu đã bắt đầu trầm trọng hơn đòi hỏi người bệnh cần phải điều trị ngay lập tức. Lúc này gàu kết hợp với chất nhờn trên da đầu làm tóc luôn trong tình trạng bết dính và ngứa ngáy kinh khủng. Người bệnh luôn có cảm giác bứt rứt khó chịu, dù gội đầu thì tóc vẫn rơi vào tình trạng bết dính nhanh chóng.
Người bệnh có thể gãi mạnh làm da đầu bị trầy nước khiến nấm tấn công sâu hơn vào da đầu đồng thời có thể gây ra một số viêm nhiễm khiến da tổn thương nặng nề hơn, thậm chí có thể làm chảy máu đóng vảy trên da đầu. Một số người có thể xuất hiện cả những nốt sần đỏ li ti và mụn trên da đầu. Chúng lan rộng ra khắp đầu làm hình thành nấm da trên diện rộng khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều
Tình trạng nấm da đã trở nên trầm trọng. Nấm tấn công quá mức khiến da đầu bị tổn thương nặng nề đồng thời các mảng da bị bong tróc làm tóc rụng theo từng mảng. Đồng thời da lúc này cũng bắt đầu có các triệu chứng viêm da, lở loét nặng trở nên vô cùng nhạy cảm.
Người bệnh lúc này phải điều trị ngay lập tức và nên đến bệnh viện da liễu để có hướng điều trị chính xác, không nên điều trị tại nhà.
Nấm da đầu có nguy hiểm không
Nấm da đầu tuy chỉ là một bệnh da liễu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt và tinh thần cho người bệnh.Tình trạng da đầu bết dính, đóng vảy, ngứa ngứa thường xuyên kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Nếu các cơn ngứa xuất hiện về đêm sẽ làm người bệnh mất ngủ liên miên có thể dẫn đến mất ngủ và suy nhược cơ thể.
Đặc biệt các đặc điểm của nấm da đầu thường bộc lộ rất rõ ràng khiến người bệnh có tâm lý ngại ngùng, tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Nếu dùng khăn hay mũ để che chắn đầu trong thời gian dài có thể khiến việc bài tiết mồ hôi bị cản trở, tích tụ lại khiến bệnh càng nặng nề hơn.
Mặt khác việc điều trị bệnh phải cần một thời gian dài để có thể dứt điểm bệnh hoàn toàn, điều này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến những người phải đi làm, nhất là những người cần làm công việc giao tiếp đi ra ngoài nhiều. Bệnh có tính chất lây nhiễm nên đôi khi người bệnh có thể chịu những cái nhìn xa lanh từ những người xung quanh. Điều này càng làm tâm lý của người bệnh có dấu hiệu ngại ngùng tự ti hơn và có thể dẫn đến stress kéo dài.
Với những người thường xuyên gãi ngứa hay làm trầy xước vùng da bị nhiễm nấm có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra nhiều hơn. Qua đó, có thể thấy bệnh nấm da tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà người bệnh cần phải sớm điều trị.
Điều trị bệnh nấm da đầu
Người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm sinh thiết da đầu dưới kính hiển vi hoặc soi đèn Wood để xác định chính xác nguồn gốc gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Nếu tình trạng ngứa ngáy vảy gầu trên da thực sự có liên quan tới các loại nấm thì bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc để có thể điều trị tận gốc.
Điều trị nấm da đầu có thể dùng một số loại thuốc đường bôi lẫn đường uống, có thể cần phải thay đổi loại dầu gội kết hợp với việc thay đổi lối sống sinh hoạt hằng ngày để đem lại tác dụng cải thiện bệnh nhanh chóng nhất. Người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ để có thể điều trị bệnh thành công.
Dùng thuốc Tây
Tùy vào từng tình trạng, bệnh nhân có thể được chỉ định các nhóm thuốc đường bôi và đường uống để ức chế sự phát triển nấm, ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây lan mạnh hơn. Việc dùng thuốc có thể kéo dài trong 4- 6 tuần để có thể dứt điểm hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Một số loại thuốc dạng bôi hoặc xịt thường được chỉ định dùng do người bị nấm da đầu như
- Nizoral: Có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của nấm, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn nếu dùng với liều cao. Thuốc dạng bôi có thể gây ra cảm giác nóng rát châm chích trên da sau khi sử dụng.
- Itraconazole: Thuốc hoạt động với cơ chế kháng nấm da, đồng thời kích thích tái tạo các lớp sừng mới trên da giúp da phục hồi nhanh chóng.
- Fluconazole: Sử dụng thuốc giúp ức chế sự hình thành của nấm, tuy nhiên chỉ được dùng trong thời gian ngắn và có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn.
Dùng các loại thuốc bôi nhằm hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da bị nhiễm nấm, đồng thời ức chế sự sinh sản của chúng nếu chưa xâm nhập quá sâu vào da. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định dùng thuốc bôi để ngăn chặn tình trạng nhiễm nấm trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý khi dùng các loại thuốc bôi cần phải vệ sinh da đầu sạch sẽ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh bôi thuốc dinh ra vùng da lành vì có thể làm lây lan nấm và kích thích cảm giác ngứa rát nặng hơn. Tùy một số loại thuốc có yêu cầu gội đầu lại hoặc không, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Trong trường hợp nấm đã tấn công sâu vào da, một số nhóm thuốc đường uống cũng được chỉ định để hạn chế các ảnh hưởng không tốt của chúng lên sức khỏe người bệnh. Ưu điểm của việc dùng thuốc là có thể ức chế nguồn gốc gây bệnh nhanh chóng, giải quyết các vấn đề từ sâu bên trong cơ thể.
Tuy nhiên dùng thuốc có thể hạn chế cho một số số đối tượng như trẻ em hay phụ nữ có thai, đồng thời không thực sự tốt cho cơ thể nên có thể được cân nhắc khi sử dụng cho một số đối tượng.
Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như
- Griseofulvin: Thường được chỉ định cho các tình trạng nấm đầu mãn tính, có thể dùng an toàn cho cả trẻ em và người lớn mà không có quá nhiều tác dụng phụ. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 8 – 10 tuần.
- Terbinafine: Nhóm thuốc có tác dụng cực mạnh trong việc bỏ triệt để các loại nấm trên da đầu, thường được chỉ định dùng trong 4- 6 tuần.
Khi dùng thuốc người bệnh cần phải đặc biệt chú ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời cũng không tự ý tăng liều hay giảm liều dùng so với chỉ định ban đầu đều có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến bệnh dễ tái phát và rất khó điều trị.
Điều trị tại nhà
Các biện pháp tại nhà chủ yếu sẽ tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn làm nước gội đầu để giảm các triệu chứng nấm gây ra mà vẫn an toàn cho da. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không có tác dụng phụ, có hiệu quả khá tốt nhưng không hỗ trợ việc tiêu diệt nấm tận gốc.
Điều trị tại nhà thường được chỉ định khi tình trạng nấm da mới khởi phát. Với các trường hợp nấm da đầu bắt đầu tiên vào giai đoạn 2 sẽ bắt buộc dùng thuốc để loại bỏ nấm, tuy nhiên bạn vẫn nên kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà để làm dịu cảm giác ngứa rát trên da cũng như hỗ trợ mau làm lành các tổn thương trên da hiệu quả hơn.
Một số biện pháp bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà bao gồm
Gội đầu bằng bồ kết
Bồ kết là một loại dược liệu quen thuộc thường được dùng làm dầu gội đầu giúp tóc suôn dài, đen bóng và chắc khỏe hơn. Đặc biệt trong thành phần này còn chứa thành phần hoạt chất saponin và vitamin có khả năng diệt nấm da đầu cực kỳ tốt lại vô cùng lành tính cho người dùng.
Người bệnh có thể kết hợp một số loại thảo dược khác để nấu với bồ kết để vừa làm thơm tóc lại vừa tăng tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn.
Cách làm nước gội đầu bằng bồ kết như sau
- Quả bồ kết khô đem nướng cháy xém trên than hồng. Bạn có thể nướng tới khi bồ kết tỏa mùi thơm là được chú ý không nên nướng quá cháy hay thành than
- Bọc bồ kết vào túi vải, cho thêm lá sả, vỏ bưởi, vỏ cam, chanh hoặc gừng chung vào nồi đun sôi
- Đem lọc lấy nước gội đầu, massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Gội đầu bằng bồ kết từ 3-4 lần/ tuần sẽ giúp tóc mau dài, suôn mượt và chắc khỏe hơn trông thấy.
Gội đầu bằng muối
Gội đầu bằng muối biển là cách để giảm gầu, kháng viêm, ức chế nấm khá hiệu quả. Người bệnh có thể dùng loại muối hồng hoặc muối hạt trắng đều đem cân bằng ẩm, diệt nấm, giúp tóc giảm gãy rụng an toàn. Tuy nhiên không nên áp dụng phương pháp này do vùng da đầu đã bị trầy xước vì có thể gây xót xa đầu rất khó chịu.
Cách 1: Muối hột và mật ong
- Dùng khoảng 2 thìa muối hột cùng 5 thìa mật ong. Có thể dùng dầu dừa hoặc lô hội để thay thế nếu không có mật ong.
- Bôi hỗn hợp trên chân tóc và massage nhẹ nhàng
- Ủ tóc khoảng 20 phút rồi gội lại với nước ấm.
- Sấy khô tóc.
Cách này giúp giảm ngứa rát, giảm rụng tóc rất tốt.
Cách 2: Dùng muối hồng ((Muối Himalaya)
- Làm ướt tóc và tiến hành bôi một lượng muối hồng vừa đủ lên trên tóc, chú ý vùng chân tóc.
- Massage nhẹ nhàng và ủ trong khoảng 10 phút.
- Xả lại tóc với nước thường
- Sấy khô tóc
Muối hồng sẽ đem đến tác dụng tốt hơn trong việc ức chế sự phát triển của nấm, đồng thời hấp thụ bớt dầu thừa trên da giúp cải thiện tình trạng nhiễm nấm da đầu đáng kể.
Dùng bia tươi
Bia không chỉ là thức uống giải khát của cánh mày râu mà còn là phương pháp làm đẹp được chị em phụ nữ thường hay tận dụng. Protein trong bia là có thể ức chế tạm thời sự phát triển của vi nấm đồng thời các vitamin B, Maltose có trong thức uống này có khả năng giảm ngứa ngáy hiệu quả cho những người bị nấm da đầu.
Dùng bia để gội đầu không chỉ giúp điều trị nấm da mà còn kích thích làm tóc mau mọc và suôn mượt hơn rất nhiều. Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần một tuần sẽ đem đến cho chị em mái tóc dài óng ả đáng mơ ước.
Cách thực hiện như sau
- Dùng bia lon hoặc tốt hơn thì nên dùng bia tươi để có nhiều dưỡng chất nguyên vẹn hơn.
- Nên đổ bia ra chậu để qua đêm trước để giảm bớt men bia, cacbon có hại đồng thơi chỉ giữ lại dưỡng chất có lợi.
- Người bệnh gội đầu sạch sẽ với nước hoặc dầu gội trị bệnh trước, sau khi xả lại tóc sạch sẽ mới bắt đầu gội với bia.
- Làm ướt tóc một lần nữa với bia, chú ý làm ướt toàn bộ da đầu để chân tóc hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.
- Massage nhẹ nhàng với bia rồi ủ trong khoảng 10 phút.
- Gội đầu lại bằng nước sạch.
- Sấy khô tóc.
Dùng đu đủ chín
Đu đủ chín là loại trái cây rất quen thuộc có mặt ở hầu như mọi nơi, nhất là các vùng quê Việt Nam. Hàm lượng protein và vitamin A, B, C có trong đu đủ có tác dụng kháng khuẩn chống viêm cao, có thể loại bỏ các vi nấm trên da đầu đồng thời phục hồi da bị hư tổn nhanh chóng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản
- Dùng khoảng 1/4 quả đu đủ chín, chú ý nên chọn quả còn tươi mới hái
- Gọt vỏ rồi xay hoặc dằm nhuyễn đu đủ.
- Thoa hỗn hợp lên đầu, chú ý cả vùng chân tóc.
- Massage nhẹ nhàng rồi ủ trong khoảng 10- 15 phút
- Gội lại đầu với nước ấm.
- Sấy khô tóc.
Dùng lá ổi
Lá ổi là dược liệu không còn xa lạ trong tác dụng kháng khuẩn chống viêm, có thể điều trị các triệu chứng bệnh hắc lào ở da cũng như nấm trên đầu. Alpha limonen, Axit maslinic có trong lá ổi có tính kháng khuẩn chống viêm khá mạnh nên có thể dùng để loại bỏ nấm trên da rất tốt. Đồng thời dùng dược liệu này cũng có thể cải thiện tình trạng rụng tóc do nấm gây nên, đem lại mái tóc chắc khỏe hơn.
Các thực hiện như sau
- Dùng một nắm lá ổi tươi rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Vò lá ổi hơi nát rồi đem đun cùng khoảng 2 lít nước, tiếp tục đun cho tới khi nước cạn còn một nửa.
- Cho thêm một chút muối hột vào nồi đun cho tan rồi để nguội bớt.
- Dùng nước vừa đun để gội đầu, massage nhẹ nhàng và ủ không khoảng 10 phút.
- Xả lại tóc với nước sạch.
- Sấy khô tóc.
- Thực hiện hằng ngày để có thể tiêu diệt nấm tận gốc.
Dùng tinh dầu
Nếu tình trạng nấm da mới chỉ xuất hiện và chưa lan ra quá rộng, bạn có thể dùng một số loại tinh dầu để bôi da hay ủ tóc ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn. Các phương pháp này có thể đem đến tác dụng tương đương các loại thuốc lại an toàn và không gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt nếu đối tượng bệnh là trẻ nhỏ nên thử áp dụng các phương pháp này để tốt cho làn da non nớt của trẻ hơn.
Một số tinh dầu mà bạn có thể dùng như
- Tình dầu dừa: Bôi một vài giọt tinh dầu dừa lên vùng da bị nhiễm nấm, ủ khoảng vài phút rồi gội đầu lại. nên thực hiện khi chuẩn bị gội đầu.
- Tinh dầu tràm trà: Pha khoảng 1-2 giọt tinh dầu tràm với dầu dừa rồi ủ tóc trong khoảng 1 tiếng, sau đó gội lại với nước sạch. Tinh dầu tràm sẽ tạo cho da đầu lớp màng bảo vệ chắc khỏe hơn, từ đó hạn chế các tác dụng của nấm với da đầu.
Phòng tránh bệnh nấm da đầu
Việc điều trị nấm da đầu sẽ không thể dứt điểm được nếu người bệnh không chú ý đến việc phòng tránh mỗi ngày. Bệnh có yếu tố bùng phát rất cao nếu người bệnh vẫn tiếp tục có lối sinh hoạt kém khoa học, thường xuyên tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển. Tình trạng này nếu thường xuyên tái phát sẽ biến chuyển thành mãn tính khiến việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Các vấn đề người bệnh cần chú ý trong biện pháp phòng tránh nấm da đầu bao gồm
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người xung quanh, đặc biệt là mũ, khăn lau đầu, lược hay gối..
- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân tiếp xúc với da đầu nhiều.
- Gội đầu khoảng 2- 3 lần/ tuần, hạn chế gội đầu quá nhiều.
- Sấy khô tóc trước khi nằm hay ngủ. Nếu không quá vội thì nên để tóc khô tự nhiên hoặc dùng quạt máy, hạn chế dùng máy sấy.
- Để da đầu được thông thoáng, hạn chế việc đội mũ, quấn khăn quá lâu khiến mồ hôi không thoát ra được.
- Sau khi vận động hoặc đi ra ngoài đổ mồ hôi nhiều nên gội đầu nhanh chóng
- Đổi các loại dầu gội dịu nhẹ hơn.
- Hạn chế việc nhuộm tóc thường xuyên khiến da đầu dễ bị nhạy cảm hơn
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, kẽm và Allicin có trong các thực phẩm như rau củ, trái cây, thịt cá, ngũ cốc..
Nấm da đầu có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại gây ra cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cũng nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế tiếp xúc để phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.