Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ là một trong những căn bệnh liên quan đến các vấn đề về xương khớp thường gặp ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên hoặc những người cao tuổi, tuy nhiên bệnh lý đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa bởi nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường gai cột sống cổ sẽ có những tình trạng điển hình như đau nhức ở vùng cổ, vai gáy,… các triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy nếu không được kiểm soát kịp thời có thể phát sinh thêm các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Gai cột sống cổ: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa
Gai cột sống cổ là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên và người cao tuổi

 

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ là một trong những biến chứng của bệnh gai cột sống. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào ở bảy đốt sống cổ, được tính từ đáy sọ (C1) đến đáy cổ (C7). Cũng giống như tóc và móng tay, hệ thống xương khớp luôn được tái tạo. Tuy nhiên, có những trường hợp bị sưng viêm, tổn thương, hư hỏng ở những mô xương, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở những khớp xương lân cận. Lâu dần, các tế bào xương có hiện lắng đọng ở những vị trí bị ảnh hưởng và xuất hiện các gai cột sống.

Bệnh gai cột sống cổ có thể khởi phát do hệ thống dây chằng, gân xung quanh các khớp xương ở cột sống cổ bị sưng viêm, tổn thương. Tình trạng này thường xuất hiện do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể hoặc cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống và những vấn đề khác về xương khớp.

Theo thống kê cho thấy, bệnh gai cột sống cổ thường khởi phát ở những đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh lý đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều yếu tố khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng gai cột sống nói chung và gai cột sống cổ nói riêng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng các triệu chứng tê tay chân, đau nhức, rối loạn cảm giác, cứng ở cổ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất học – làm việc.

Nguyên nhân gây gai cột sống cổ

Tổn thương do gai cột sống cổ gây ra chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể và mắc một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, hẹp ống sống,…

Khi cơ thể có xu hướng thoái hóa có thể gây ra phản ứng viêm cục bộ tại các đốt sống và hệ thống gân xung quanh. Lâu dần, tình trạng này sẽ kích thích hình thành những tế bào xương gây lắng đọng ở khớp xương bị tổn thương và xuất hiện các gai xương.

Bên cạnh đó, quá trình thoái hóa tự nhiên, lão hóa, chấn thương, duy trì những tư thế xấu trong thời gian dài, thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng là những yếu tố thuận lợi gây thoái hóa cột sống cổ, đồng thời hình thành những gai xương ở những khớp xương khác nhau, trong đó có gai đốt sống cổ.

Các biểu hiện nhận biết gai cột sống cổ

Các triệu chứng, mức độ đau nhức do bệnh gai cột sống cổ gây ra sẽ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của gai xương. Đa số các trường hợp bị gai cột sống cổ khi mới khởi phát thường không gây ra các biểu hiện bất thường. Đến khi các gai xương phát triển, chèn ép rễ thần kinh và những mô mềm xung quanh có thể gây ra những biểu hiện như:

Các biểu hiện nhận biết gai cột sống cổ
Các triệu chứng, mức độ đau nhức do bệnh gai cột sống cổ gây ra sẽ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của gai xương
  • Cứng cổ và đau vùng cổ âm ỉ: Triệu chứng này có thể làm suy giảm khả năng vận động, di chuyển của bệnh nhân, nhất là động tác xoay cổ đột ngột.
  • Đau rễ dây thần kinh: Biểu hiện này khởi phát những cơn đau nhức tương tự như cơn sốc và có xu hướng lan rộng theo dọc dây thần kinh từ cổ đến bàn tay. Hầu hết các trường hợp bị gai cột sống cổ bị đau rễ thần kinh ở một bên cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau khởi phát đột ngột ở hai bên.
  • Đau nhức đầu: Tình trạng đau đầu do bệnh gai cột sống cổ gây ra thường xuất hiện kho các gai xương chèn ép lên rễ thần kinh. Lâu dần có thể khiến cơn đau ra sau đầu, phía sau hốc mắt và hai bên thái dương.
  • Ảnh hưởng đến tủy sống: Trong một số trường hợp, gai xương ở đốt sống cổ chèn ép ở ống sống và kích thích cột sống. Điều này có thể gây ra những biểu hiện như mất cân bằng thần kinh, cánh tay hoặc chân tê bì, mất khả năng phối hợp các chi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê hoặc suy yếu ở các vị trí bên dưới cổ. Những trường hợp có mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mất kiểm soát ở ruột và bàng quang.
  • Tác động tiêu cực đến hệ thần kinh: Tổn thương do bệnh gai cột sống cổ gây ra có thể gây ngứa ran, tê bì ở cánh tay, bàn chân.
  • Chứng khó nuốt: Chứng khó nuốt, khó thở do bệnh gai cột sống cổ gây ra thường ít gặp. Tuy nhiên, triệu chứng này khá nghiêm trọng, do đó người bệnh cần can thiệp y tế để được kiểm soát kịp thời.

Chẩn đoán bệnh gai cột sống cổ

Bệnh gai cột sống nói chung và gai cột sống cổ nói riêng thường diễn tiến âm thầm, các triệu chứng bệnh lý không điển hình nên rất khó nhận biết. Đa số các trường hợp phát triển bệnh qua việc kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh ở mức độ nặng.

Trong một số trường hợp bị đau cổ nhưng không rõ nguyên nhân, yếu ở bàn tay, cánh tay hoặc ngứa, các bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm kiểm tra thần kinh. Nếu những biểu hiện có xu hướng tiến triển nặng nề, lúc này, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành các xét nghiệm chuyên môn nhằm xác định mức độ bệnh lý và nguyên nhân gây khởi phát.

Dưới đây là một số xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh gai cột sống cổ thường được thực hiện:

  • Kỹ thuật chụp Xquang: Đây được xem là một trong những xét nghiệm cần thiết trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống cổ nói riêng. Từ hình ảnh chụp được, bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương, kích thước các gai xương có thể gây đau nhức ở vai gáy, vùng cổ.
Chẩn đoán bệnh gai cột sống cổ
Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát cụ thể hơn về cấu trúc xương mà từ hình ảnh chụp Xquang không nhận thấy
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát cụ thể hơn về cấu trúc xương mà từ hình ảnh chụp Xquang không nhận thấy. Ngoài ra, kỹ thuật xét nghiệm này còn giúp kiểm tra, xác định mức độ tổn thương ở những mô mềm như dây chằng, đĩa đệm, các cơ xung quanh.
  • Xét nghiệm điện sinh lý: Xét nghiệm điện sinh lý là một trong những thử nghiệm có khả năng dẫn truyền thần kinh, từ đó có thể kiểm tra những hoạt động của hệ thống dây thần kinh bàn tay, cánh tay. Kỹ thuật xét nghiệm này được tiến hành nhằm xác định vị trí những dây thần kinh bị thương tổn do bệnh lý gây ra.

Các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống cổ

Các triệu chứng bệnh gai cột sống cổ thường kéo dài âm ỉ, tiến triển âm thầm và hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Bệnh lý tuy không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên các triệu chứng đau nhức, tê bi, cứng cổ sẽ tác động tiêu cực đến sinh hoạt động hàng ngày. Việc can thiệp điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe. Cụ thể:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh gai cột sống cổ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các loại thuốc Tây chữa trị. Biện pháp này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng tê tay chân, đau nhức, cứng khớp cổ hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa quá trình thoái hóa cột sống.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh gai cột sống cổ:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Để khắc phục tình trạng đau nhức, tê bì, cứng khớp cổ, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc giảm đau Paracetamol. Các thành phần trong thuốc tương đối an toàn và có thể dùng cho nhiều đối tượng
  • Các loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam… là những loại thuốc thường được chỉ định với những trường hợp bị gai cột sống cổ có tác dụng chống cứng khớp, giảm đau nhức, kháng viêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ như Doterco 50, Epelax; Epezan, Deonas,… Khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, cơ trơn mạch máu giúp giãn mạch và giãn cơ vân. Nhờ đó, giúp co giãn dây chằng, giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động ở khớp cổ.
  • Thuốc tiêm: Với những trường hợp không đáp ứng các nhóm thuốc đường uống, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc tiêm có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức tại khu vực bị ảnh hưởng. Nhóm thuốc tiêm thường mang lại tác dụng cải thiện trong vòng 4 – 6 tuần. Bên cạnh đó, các trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị tiêm steroid giúp ngăn ngừa tín hiệu đau truyền đến bộ não.

2. Phẫu thuật điều trị gai cột sống cổ

Phẫu thuật điều trị gai cột sống cổ
Trong trường hợp, phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Lúc này các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp, phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Lúc này các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Tuy không phổ biến, những phương pháp phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, chấm dứt các cơn đau nhức, tê bì, cứng khớp khó chịu. Giúp người bệnh vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn.

Một số phương pháp phẫu thuật mổ gai cột sống cổ thường được áp dụng trong điều trị. Bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ gai xương: Phương pháp được tiến hành nhằm loại bỏ gai xương có thể gây chèn ép rễ thần kinh và các mô xung quanh. Mục đích của việc cắt bỏ gai xương nhằm tạo ra khoảng không gian cho hệ thống dây thần kinh ở cột sống, đồng thời kiểm soát các triệu chứng như tê bì, yếu cánh tay, bàn tay.
  • Phẫu thuật cổ từ vết mổ ở phía trước: Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật này là giúp loại bỏ những mô xương xung quanh vùng đĩa đệm ở đốt sống cổ, giúp cải thiện chức năng vận động, đồng thời khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
  • Phẫu thuật cổ từ vết mổ phía sau: Phẫu thuật cổ từ vết mổ phía sau được chỉ định với những trường hợp bị gai cột sống cổ có các gai xương chèn ép lên tủy sống. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần xương gần cột sống để làm giảm áp lực tại tủy sống, đồng thời góp phần chữa lành những tổn thương ở tủy sống.

Hầu hết các trường hợp bị gai cột sống cổ khi can thiệp xâm lấn sẽ hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến cột sống. Những phẫu thuật này ít gây đau nhức, ít gây tổn thương và thời gian phục hồi nhanh. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

3. Một số bài tập giúp cải thiện bệnh lý

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể tham vấn chuyên môn các bài tập bổ trợ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tăng cường độ linh hoạt ở cột sống cổ, hạn chế hiện tượng cứng khớp hiệu quả.

Bài tập căng cổ

  • Người tập chuẩn bị ở tư thế ngồi hoặc đứng nhìn thẳng về phía trước
  • Sau đó, nâng thẳng phần vai lên cổ từ từ
  • Duy trì động tác trong vòng 5 giây và trở lại tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện bài tập 10 lần

Bài tập xoay cổ

  • Người tập chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, đồng thời hai chân song song rộng bằng vai
  • Từ từ uốn cong cổ về bên phải và nghiêng đầu sang vai
  • Sau đó xoay tròn cổ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 5 lần và trở về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện động tác tương tự theo ngược chiều kim đồng hồ

Bài tập cong cổ về phía trước

  • Người tập chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng hoặc ngồi trên sàn tập
  • Nhẹ nhàng hạ cằm xuống ngực
  • Giữ yên tư thế trong vòng 5 giây và trở lại vị trí ban đầu
  • Thực hiện động tác liên tục 10 lần

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý

Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D và canxi. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm rau củ, hoa quả vào thực đơn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát chỉ số cân nặng hiệu quả.
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, các thức uống chứa cồn, nước có gas,… Vì có thể gây mất kiểm soát cân nặng – đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và gây gai cột sống cổ
  • Chú ý những tư thế ngồi, đi đứng, nằm hoặc đi xe,… tránh gây tổn thương đến cột sống cổ. Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế ngồi một chỗ quá lâu hoặc ngồi không đúng tư thế, mang vác các vật nặng,…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,…
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian thư giãn giúp cơ thể hồi phục. Để cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gai cột sống cổ gây ra, bạn có thể lựa chọn những loại gối ngủ mềm mại, có độ đàn hồi tốt và có chiều cao phù hợp.
  • Những trường hợp bị viêm khớp, thoái hóa xương khớp hoặc những vấn đề liên quan khác cần tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh chủ quan, khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống cổ.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, giúp chủ động hơn trong việc phát hiện và theo dõi mức độ bệnh lý. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Các triệu chứng bệnh gai cột sống cổ thường đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà nếu được thăm khám và chữa trị sớm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Post Comment