Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị Bệnh chàm nước

Bệnh chàm nước là một trong những biến thể của bệnh chàm eczema với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước và ngứa ngáy. Thông thường các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng khi áp dụng đúng theo những mẹo chữa trị của dân gian hoặc dùng thuốc tây. Tuy nhiên, nếu việc điều trị không đúng cách và quá liều lượng có thể dãn đến việc bệnh chuyển biến nặng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị Bệnh chàm nước

Bệnh chàm nước là một loại căn bệnh ngoài da khá phổ biến với các triệu chứng đặc trưng là nổi nhiều mẩn đỏ dưới dạng mụn nước. Chúng cũng có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể của người bệnh nhưng tập trung nhiều nhất là ở bàn tay, lòng bàn chân, hai má và cầm. Nếu cào gãi hay chà xát mạnh có thể khiến các nốt mụn này vỡ ra, chảy dịch gây lỡ loét, nhiễm trùng.

Bệnh chàm nước
Bệnh chàm nước là một loại bệnh lý ngoài da phổ biến với triệu chứng đặc trưng là nổi nhiều mẩn đỏ dưới dạng mụn nước

 

Bệnh chàm nước có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó những người có cơ địa nhạy cảm hoặc sống ở nơi hanh nóng sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.

Bệnh chàm nước không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó hoàn toàn không thể lây lan qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, hôn,… Khi mắc phải, người bệnh có thể tự tin sống chung với người thân mà không cần quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến mọi người.

Nguyên nhân gây bệnh chàm nước

Theo các chuyên gia da liễu thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra chàm nước nhưng hầu hết nó đều xuất phát từ các yếu tố dưới đây:

  • Di truyền: Trong gia đình có cha mẹ hoặc người thân đã từng bị chàm nước thì tỉ lệ mắc bệnh này sẽ cao gấp đôi so với người bình thường.
  • Cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn về thần kinh, rối loạn bài tiết và hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chàm nước.
  • Bệnh lý: Người mắc các bệnh lý về viêm đại tràng, viêm tai – mũi – họng, hen suyễn, viêm gan và các bệnh về thận có nguy cơ bị mắc bệnh chàm nước cao hơn người khác.
  • Dị nguyên: Tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi,… cũng có thể khiến da bị kích ứng, nổi các mẩn đỏ mụn nước và gây ngứa ngáy.
  • Hóa chất: Thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều hóa chất như thủy ngân, lưu huỳnh, penicillin, sulfamid, chlorocid,… Hoặc tiếp xúc nhiều với các chất độc hại trong phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, nước sơn, thuốc nhuộm,… cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của những người bị bệnh chàm nước.
  • Thời tiết: Thời tiết quá nắng nóng hay hanh khô cũng có thể kích hoạt dị ứng trên cơ thể, khiến da bị ngứa ngáy, khó chịu và nổi nhiều mụn nước.
  • Yếu tố khác: Ngoài các yếu tố trên thì người bị bệnh chàm nước còn có thể do dị ứng thực phẩm hoặc mỹ phẩm, do chất liệu quần áo hoặc do vi khuẩn và nấm gây ra.
Bệnh chàm nước
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh chàm nước

Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh chàm nước

Người bị bệnh chàm nước khi khởi phát sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng trên da. Cụ thể:

  • Xuất hiện những màng đỏ (hồng ban) và kèm theo cơn ngứa ngáy.
  • Nổi những hạt mụn nước nhỏ có màu trắng đục, về sau có thể chuyển sang màu trắng hồng.
  • Các mụn nước không mọc đơn lẻ mà xuất hiện tập trung thành từng mảng, gây đỏ da và ngứa ngáy kéo dài.
  • Khi mới khởi phát, các mụn nước này thường cứng và khó bị vỡ nếu cào nhẹ. Càng về sau, chúng càng căng mọng và chứa nhiều dịch nhầy ở bên trong.
  • Nếu cào gãi hay chà xát mạnh, các mụn nước này sẽ vỡ ra gây nứt và đau rát trên da, thậm chí chảy máu.
  • Trường hợp các mụn nước không vỡ thì sau khoảng 20 ngày sẽ bị chảy nước vàng (huyết thanh) và đóng thành các lớp vảy dày trên da.
Bệnh chàm nước
Khi bị chàm nước, da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mụn nước mọc thành cụm

Các biện pháp điều trị bệnh chàm nước

Thông thường, người bị chàm nước thường được khuyến cáo đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và cho sử dụng các loại thuốc tây phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhẹ hay mới khởi phát, người bệnh có thể dùng các mẹo dân gian để đẩy lùi tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy.

Dùng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian là phương pháp chữa bệnh chàm nước đơn giản, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn và kiên trì sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp da sớm tái tạo và phục hồi lại như ban đầu.

Ngâm nước lá ổi

Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu độc, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da khỏi các nhân gây hại nên thường được dùng để chữa các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là chàm nước.

Bệnh chàm nước
Người bị chàm nước nên nấu nước lá ổi ngâm mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh

Chuẩn bị: Một nắm lá ổi tươi

Cách thực hiện:

  • Lá ổi đem đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để diệt khuẩn.
  • Cho tất cả lá ổi vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó đun sôi đến khi hoạt chất trong lá ổi ra hết thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá ổi ra chậu và chờ cho nước bớt nóng thì đem đi ngâm vùng da bị tổn thương trong 20 phút.
  • Dùng phần bã chà xát nhẹ lên vùng da bị chàm nước để tăng thêm hiệu quả điều trị.
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.

Ngâm nước lá chè xanh

Lá chè xanh được xem là “thần dược” khi không chỉ có tác dụng tốt trong việc thải độc, thanh lọc cơ thể mà còn giúp chữa bệnh chàm nước hiệu quả. Trong lá chè xanh chứa một lượng lớn các hoạt chất tanin, phenol, flavonol,… Các hoạt chất này khi tiếp xúc với cơ thể sẽ thẩm thấu sâu vào da, giúp làm sạch và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị: Một nắm lá chè xanh tươi

Cách thực hiện:

  • Lá chè xanh đem rửa sạch với nước muối pha loãng để loại sạch và bụi bẩn.
  • Vớt lá chè xanh ra cho vào nồi đun sôi cùng lượng nước vừa đủ trong 15 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá chè xanh ra chậu, chờ cho nước bớt nóng thì đem đi tắm hoặc ngâm vùng da bị chàm nước.
  • Dùng bã lá chè xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp bệnh được đẩy lùi nhanh hơn.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Bôi nước lá sim

Theo y học hiện đại, lá sim chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bị bệnh chàm nước như allagi tannim, rhodomyrtone và hợp chất triterpen. Trong đó, rhodomyrtone được xem như một chất kháng sinh tự nhiên có vai trò kháng khuẩn, diệt khuẩn nên sẽ cải thiện được tình trạng nổi mụn nước , ngứa ngáy và giúp vùng da bị tổn thương không bị lan rộng hay nhiễm trùng.

Chuẩn bị: Hai nắm lá sim tươi

Cách thực hiện:

  • Lá sim tươi đem rửa nhiều lần với nước muối pha loãng để làm sạch và sát khuẩn.
  • Vớt lá sim tươi lên và cho vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa phải, đun sôi đến khi hỗn hợp sánh lại.
  • Chờ cho nước nguội bớt thì lấy bôi lên vùng da bị chàm nước. Chú ý vệ sinh sạch sẽ da trước khi tiến hành.
  • Sau 20 phút thì rửa sạch lại nước ấm và dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày thì sau 1 – 2 tuần các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc cơ địa. Nếu sau vài ngày áp dụng các triệu chứng chàm nước không thuyên giảm hoặc da có dấu hiệu bị dị ứng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp hơn.

Dùng thuốc tây

Bên cạnh các mẹo dân gian thì dùng thuốc tây cũng được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi nó cho hiệu quả nhanh và khá an toàn. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là phải dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý dùng tại nhà sẽ gây ra các dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh chàm nước
Thuốc tây chữa bệnh chàm nước khá an toàn và cho hiệu quả nhan

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc kháng Histamin/thuốc an thần: Dùng trong trường hợp da bị ngứa ngáy, nóng rát.
  • Thuốc mỡ: Dùng trong trường hợp da bị sưng đỏ để kháng khuẩn và chống tổn thương lây lan.
  • Kháng sinh: Dùng trong trường hợp các mụn nước đã vỡ để tránh bị bội nhiễm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh còn được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc sát trùng như: Milian bôi ngoài da, Eosine Cooper 2% hoặc dùng thuốc tím pha loãng với nước ấm để tắm.

Cách phòng tránh bệnh chàm nước

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh chàm nước, bạn có thể thực hiện một số cách phòng tránh dưới đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp chống lại các bệnh tật tốt hơn.
  • Khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng thì không lên đứng lâu hoặc phải có dụng cụ che chắn để hạn chế bị bệnh chàm nước do thời tiết.
  • Thường xuyên quét dọn và lau chùi nhà cửa để loại bỏ các dị nguyên hoặc vi khuẩn gây hại có thể khiến bạn bị bệnh chàm nước.
  • Khi sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội,… cần đọc kĩ thành phần trước khi dùng để tránh bị kích ứng với da.
  • Khi làm việc trong môi trường nhiều hóa chất hoặc có chất độc hại thì phải dùng đồ bảo hộ để bảo vệ tốt cơ thể và hạn chế tối đa nguy cơ bị mắc bệnh chàm nước.
  •  Bổ sung đầy đủ nước và các vitamin cần thiết cho cơ thể để da đủ độ ẩm và khỏe mạnh hơn.
Bệnh chàm nước
Tập luyện thể dục thể thao giúp phòng tránh tốt bệnh chàm nước

Những lưu ý khi chữa bệnh chàm nước

Khi bị chàm nước, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tránh cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị chàm nước vì sẽ làm nốt mụn vỡ ra khiến tổn thương lan rộng, nặng hơn có thể gây lỡ loét, nhiễm trùng.
  • Không dùng phèn chua, nước muối và chanh tẩy rửa hoặc thoa lên vùng da bị chàm nước. Điều này sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, giúp da sớm tái tạo và hồi phục trở lại.
  • Cắt gọn gàng móng tay móng chân để tránh cào xát và mang vi khuẩn vào vết thương khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Trong thời gian điều trị có thể kết hợp dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày sau khi tắm để giúp da không bị khô. Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm phù hợp để vừa an toàn mà lại đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, nước rửa chén… Trong trường hợp bắt buộc, người bệnh nên dùng bao tay hoặc đồ bảo vệ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và beta-carotene. Đồng thời tránh xa các chất kích thích và các thực phẩm dễ gây dị ứng cho da.

Bệnh chàm nước nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ chuyển sang chàm nước mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng nổi mụn nước và ngứa ngáy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Post Comment