Thời tiết giao mùa, cũng là thời điểm nhiệt độ trở nên thấp hơn vô tình tạo nên một điều kiện “hoàn hảo” để hình thành hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Trong đó, tình trạng đau rát cổ họng thường là một trong những dấu hiệu khá phổ biến, chúng có thể xuất hiện trên người già lẫn trẻ nhỏ. Ngoài ra bệnh lý cũng có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi, ho…gây khó chịu cho cơ thể người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý Đau rát cổ họng khi trời lạnh
Đau rát cổ họng khi trời lạnh thường được nhận biết bằng cảm giác đau râm ran, ngứa hoặc khô ở vùng hầu họng. Tình trạng này được xếp vào nhóm những triệu chứng xuất hiện thường xuyên nhất và là nguyên nhân của hơn 13 triệu trường hợp thăm khám tại bệnh viện.
Trong trường hợp này, thực chất đau rát cổ họng là một trong những triệu chứng đặc trưng và điển hình của bệnh viêm họng là chủ yếu. Ngoài ra, đau rát cổ họng khi trời lạnh còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mũi dị ứng theo mùa, viêm amidan mạn tính…
Đây là những căn bệnh thường xuyên xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh. Lúc này, những người có sức đề kháng yếu hay cơ địa nhạy cảm dị ứng thời tiết sẽ phải đối mặt với nhiều sự khó chịu như, mệt mỏi.
Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất (khoảng 60 – 70%) do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn nên dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, đặc biệt là người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ trưởng thành (khoảng 30%).
Dấu hiệu của tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh
Theo đánh giá của các chuyên gia thì đau rát cổ họng khi trời lạnh không quá mức nghiêm trọng và có thể biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Ngoài tình trạng đau rát cổ họng thì viêm họng còn gây ra một số các triệu chứng sau:
- Hắt hơi liên tục
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Đau đầu
- Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh
- Mệt mỏi, cơ thể không có sức
- Sốt
- Ho, khạc ra đờm
- …
Bên cạnh đó, chẳng may gặp phải tình trạng đau họng khi trời lạnh có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không chăm sóc và điều trị tích cực. Chẳng hạn như khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Kéo theo đó là niêm mạc họng và khẩu cái cũng bị sưng đỏ, đau rát.
Nếu thấy các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng, sốt kéo dài không khỏi hay tiêu chảy, buồn nôn liên tục…hãy nhanh chóng đi khám bệnh trong vòng 48 tiếng kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguyên nhân gây viêm họng, đau rát cổ họng khi trời chuyển lạnh chủ yếu là do virus, tỷ lệ này chiếm 60 – 80%, tiếp đó là do vi khuẩn (các loại tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn…) và cuối cùng là các tác nhân như nấm, dị ứng, môi trường ô nhiễm…
Nhiệt độ xuống thấp khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông chính là điều kiện môi trường lý tưởng cho sự hình thành và phát triển của các loại virus cảm cúm gây viêm họng. Kèm theo đó nhiệt độ quá lạnh cũng khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, còn virus, vi khuẩn thì lúc này lại quá mạnh nên chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể và phát triển thành bệnh.
Hướng dẫn cách xử lý tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh
Việc điều trị và xử lý tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh không quá phức tạp như những bệnh lý mãn tính khác. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào khắc phục triệu chứng và hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
Lúc này, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn một số cách xử lý tại nhà để người bệnh thực hiện, đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giảm đau rát cổ họng.
Sử dụng thuốc Tây
Đây là phương pháp được ưu tiên áp dụng đầu tiên khi mắc bệnh nhằm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau rát cổ họng. Lúc này, người bệnh có thể sẽ được kê một số loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hay Acetaminophen.
Với một liều dùng vừa phải trong thời gian ngắn, thuốc sẽ phát huy tốt nhiệm vụ của mình là giảm đau rát, làm dịu cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đỏ, phù nề….hiệu quả.
Tuy nhiên, lưu ý phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc do bác sĩ căn dặn. Không sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể gây suy gan, viêm não rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc xịt họng hay viên ngậm OTC không kê đơn có tính kháng khuẩn nhẹ nhằm hỗ trợ phần nào làm dịu cơn đau họng cũng như khắc phục triệu chứng nghẹt mũi. Còn viên ngậm thì nên ưu tiên chọn những loại có chứa bạc hà và mật ong để cải thiện các triệu chứng tốt hơn.
Thực hiện các cách chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc để giảm bớt cơn đau nhức, khó chịu, đau rát ở cổ họng thì người bệnh cũng cần chú ý thực hiện kết hợp một số biện pháp điều trị tại nhà đơn giản để đẩy lùi bệnh nhanh chóng như:
- Mỗi ngày súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch khoang họng, giảm thiểu cảm giác đau rát cổ họng.
- Thực hiện xông mũi bằng nước ấm có pha một ít nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch khoang mũi, mũi thông thoáng giúp người bệnh dễ thở hơn và giảm đau hiệu quả. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần, mỗi lần 5 – 10 phút.
- Chườm ấm tại vùng cổ họng vì thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp sẽ càng khiến cho cổ họng bị tổn thương, hơi nóng sẽ giúp làm ấm và bảo vệ cổ họng, giảm đau nhức, đặc biệt hữu ích với những trường hợp có hạch bạch huyết bị sưng.
- Về chế độ dinh dưỡng trong thời gian này thì tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm nấu chín kỹ như cháo, súp, nóng, sữa ấm, yến chưng hay thạch hoa quả…Tuyệt đối tránh ăn những món chế biến chua cay, cứng và giòn.
- Nếu xuất hiện kèm theo triệu chứng sốt và sưng đau thì rất có thể cơ thể sẽ bị mất nước. Lúc này người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít nước để góp phần làm tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật. Lưu ý tránh các loại thức uống họ cam quýt chua vì dễ làm kích ứng cổ họng đang đau rát, khiến chúng lâu lành hơn mặc dù vitamin C lại tốt cho sức đề kháng.
- Cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hằng ngày, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục, tái tạo năng lượng cho ngày hoạt động tiếp theo. Hạn chế thức khuya, lao động quá sức để bệnh khỏi nhanh hơn.
- Vào mùa đông nên tắm bằng nước ấm vì nước ấm. Bởi nước lạnh kết hợp với nhiệt độ thấp từ thời tiết sẽ càng khiến cho tình trạng viêm họng, đau rát cổ họng càng nặng hơn. Có thể linh hoạt sử dụng kết hợp thêm các loại tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, khuynh diệp…để giảm đau, kháng khuẩn tốt hơn.
Áp dụng các mẹo dân gian chữa đau rát cổ họng khi trời lạnh
Thực chất đau rát cổ họng khi trời lạnh chỉ là một triệu chứng nên hoàn toàn có thể khắc phục bằng những mẹo dân gian, sử dụng các nguyên liệu sẵn có dễ tìm là cách được nhiều người chọn lựa, đánh giá cao về hiệu quả, lành tính và an toàn.
Một số mẹo phổ biến bạn có thể áp dụng như:
- Mật ong: Mật ong có đặc tính nổi trội nhất đó là khả năng kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Trong trường hợp này, mật ong được sử dụng như một vị thuốc để chữa viêm họng, khắc phục triệu chứng đau rát cổ họng khi trời lạnh. Mỗi ngày sử dụng mật ong pha với nước ấm, cho thêm chanh và uống 2 lần sáng, tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Trà hoa cúc: Loại hoa cúc Đức Chamomile được bào chế khô dưới dạng trà có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm hiệu quả. Bị đau rát cổ họng khi trời lạnh sử dụng trà hoa cúc không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn làm dịu cơn ngứa, rát, an thần dễ ngủ.
- Nước chanh nóng: Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng lại sự tấ công của virus, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả…nên không có gì khó hiểu khi nước chanh trở thành món thức uống “quốc dân” trong mùa đông. Tính axit của chanh sẽ tạo ra môi trường axit trong hầu họng và ức chế khả năng phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Cách phòng ngừa tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh
Để bảo vệ cổ họng của mình khỏe mạnh trong mùa đông khắc nghiệt được an toàn thì bạn có thể thực hiện theo một số cách sau đây:
- Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước khi đánh răng hãy nhúng bàn chải đánh răng của mình vào trong cốc nước muối nóng. Cách này sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn đang bám trên bàn chải để chúng không có cơ hội xâm nhập vào trong khoang miệng, cổ họng để gây bệnh.
- Nhai một lá bạc hà tươi vào mỗi buổi sáng nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ vững chắc để bảo vệ cổ họng. Bởi trong lá bạc hà có chứa nhiều hoạt chất khử trùng tự nhiên và có ích.
- Sử dụng gừng tươi ép lấy nước cốt trộn với mật ong và uống mỗi ngày sau khi đã đánh răng để bảo vệ cổ họng của mình trong cả một ngày dài.
- Mỗi tối trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước ấm hòa với 5g muối, bột nghệ. Đây là cách giúp bảo vệ cổ họng trong mùa đông khắc nghiệt và chống lại các nguồn lây bệnh.
- Trước và sau khi đi ngủ nên tạo thói quen súc miệng bằng nước ấm hoặc súc dấm. Thói quen này sẽ giúp làm sạch hoàn toàn cổ họng và khoang miệng cũng như bảo vệ cổ họng không bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Bổ sung ít nhấ 2 lít nước mỗi ngày, tránh rượu, bia, cà phê thay vào đó là các loại nước ép hay trái cây nhiều nước như dưa hấu, táo, lê, mận, đào, nho…
- Sử dụng máy tạo ẩm không khí vào mùa đông để tránh nhiệt độ trong phòng ngủ quá cao và khiến cho cổ họng bị đau rát.
- Mỗi khi ra ngoài cần giữ ấm cổ họng, ngực, mũi…Đây là những bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm lạnh nên phải chú ý mặc áo dày, quàng khăn khi ra ngoài.
- Tránh xa các nguồn kích ứng bệnh viêm họng hoặc dị ứng đối với bản thân như khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa, nến thơm, khói bụi, môi trường nhiều bụi bẩn…
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau rát cổ họng khi trời lạnh cũng như cách xử lý, cách ngăn ngừa sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với quý bạn đọc và phát huy tác dụng. Mọi chi tiết thắc mắc hay cần chẩn đoán bệnh, vui lòng thăm khám tại bệnh viện để được kiểm tra, điều trị chuyên khoa.