Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm bệnh “Tổ Đỉa”

Bệnh tổ đỉa hay còn có tên gọi khác là chàm tổ đỉa là một loại bệnh da liễu khiến nhiều người mắc phải cảm thấy ám ảnh vì các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay. Bệnh gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh tổ đỉa là gì? Có dấu hiệu nào nhận biết được tình trạng bệnh? Có các nào chữa trị dứt điểm căn bệnh này hay không? Hãy cùng diachiuytin tham khảo thông tin chi tiết bề căn bện thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm
Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

 

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa hay có tên gọi khác là chàm tổ đỉa là một biến thể của bệnh chàm- Eczema. Căn bệnh thuộc thể viêm da mãn tính, với các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như nổi mụn nước sâu ở lòng bàn tay, bàn chân tạo cảm giác ngứa ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng thường kéo dài dai dẳng, hay tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Từ các nghiên cứu cho thấy hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh tổ đỉa. Theo các chuyên gia, bệnh có thể khởi phát do yếu tố di truyền, liên quan đến sự rối loạn chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể và hệ thần kinh.

Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn bùng phát bởi một số nguyên nhân như:

Người bị dị ứng cơ địa: Có hơn 50% ca bệnh tổ đỉa có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như viêm da tiếp xúc, dị ứng cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Dị ứng thuốc và hóa chất: Đây là trong các trường hợp rủi ro khiến bệnh tổ đỉa khởi phát. Khi bị kích ứng bởi thuốc hay hóa chất, lúc này hệ miễn dịch sẽ có xu hướng giải phóng Histamin và lgE dưới da.

Từ đó, gây ra các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Thông thường các trường hợp bị dị ứng với  hóa chất độc hại sẽ có biểu hiện nổi mụn nước lớn hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Vi khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn: Bệnh tổ đỉa khởi phát khi cơ thể bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn và vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh da liễu khác.

Ảnh hưởng tâm lý, thể chất suy giảm: Sức đề kháng bị suy giảm, tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh tổ đỉa bùng phát. Đối với những người có thể trạng tốt, tỷ lệ bệnh khởi phát sẽ thấp hơn, và tình trạng da bị tổn thương cũng sẽ nhẹ hơn.

Ngoài ra, những người hay bị tiết mồ hôi tay, chân, hay bị nấm kẽ chân sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này  cao hơn so với người bình thường.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường sẽ có các triệu chứng nhận biết như sau:

  • Nổi các mụn nước sâu bên trong da và được bao bọc bởi lớp da dày, cứng rất khó vỡ.
  • Những mụn nước này thường nổi rải rác hoặc mọc thành từng cụm tập trung ở kẻ tay, kẻ chân, thông thường mụn nước có đường kính từ 1-2mm.
  • Mụn nước do bệnh tổ đỉa sẽ không tự vỡ mà tiêu biến sau vài tuần điều trị.
  • Sau khi mụn nước biến mất, khu vực da bị tổn thương sẽ xuất hiện lớp sừng dày màu vàng. Khi lớp da này bong ra thường để lại lớp da màu hồng, viền vằn và bóng nhẵn.
  • Các tổn thương do bệnh chàm tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, khi gãi mạnh sẽ gây sưng tấy, nổi mụn mủ, sốt, sưng hạch, quầng viêm đỏ,…
  • Thông thường bệnh sẽ khởi phát tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt, đầu ngón chân, ngón tay, dưới ngón tay, và tỷ lệ triệu chứng xuất hiện ở cổ chân, cổ tay là rất thấp.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường bùng phát thành từng đợt, bệnh sẽ nặng hơn vào mùa hè và sẽ thuyên giảm vào mùa đông.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng bệnh gây tổn thương da và có xu hướng tái lại nhiều lần, kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Trường hợp bệnh không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc da không đúng cách, thường xuyên gãi mạnh, cào mạnh sẽ gây ra một số biến chứng:

Bị nhiễm trùng: Những mụn nước tuy nằm sâu bên trong da, khó vỡ nhưng nếu bệnh nhân cào gãi mạnh sẽ gây vỡ và chảy dịch có thể gây nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng sẽ khiến da sưng tấy, viêm đỏ, nổi các mụn mủ, nóng rát,…Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ phát sinh biến chứng nặng hơn.

Móng bị biến dạng: Người bị tổ đỉa ở ngón tay, ngón chân có nguy cơ gây biến dạng móng, nứt nẻ và khô ráp.

Tác động đến tâm lý: Các triệu chứng của bệnh có thể tác động ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh mất tự tin, e ngại giao tiếp vì da nổi mụn nước. Ngoài tổn thương da, bệnh tổ đỉa còn gây ngứa ngáy, đau rát. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, bứt rứt.

Bệnh tổ đỉa tốn nhiều thời gian điều trị và thường xuyên tái lại nhưng không có khả năng lây từ người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, những trường hợp bệnh tổ đỉa nhiễm khuẩn, lúc này vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng có thể lây qua đường tiếp xúc vật lý.

Điều trị bệnh chàm tổ đỉa 

Để tránh tình trạng bệnh tổ đỉa nghiêm trọng hơn gây bội nhiễm, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Kết hợp với chăm sóc da và sinh hoạt hợp lý, bệnh sẽ thuyên giảm sau 3 đến 4 tuần điều trị.

Điều trị bằng thuốc Tây

Khi bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất, ngăn ngừa tổn thương sang các vùng da khác cũng như tránh bị bội nhiễm.

Điều trị tại chỗ

  • Thuốc tím metyl 1%, thuốc Milian: Ở những vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện mụn mủ, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tím metyl 1% hoặc thuốc Milian, đây là thuốc dạng dung dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn viêm nhiễm sang các vùng da khác.
  • Dung dịch bạc nitrat: Dung dịch bạc nitrat 0.5% cải thiện tình trạng ngứa ngáy và có khả năng sát khuẩn tốt. Thường sẽ được chỉ định cho vùng da bị tổn thương có mụn nước chưa vỡ.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Khi mụn nước tiêu biến, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chứa corticoid như Tempovate, Dermovate, Flucinar để làm giảm viêm ngứa. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, khi dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, suy giảm kháng thể, bị dày sừng nang lông,…
  • Thuốc bôi kháng nấm: Trường hợp bệnh tổ đỉa do nấm gây ra, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi kháng nấm để chống lại các vi nấm gây bệnh và ngăn ngừa tổn thương da.
  • Thuốc bôi Tacrolimus: Trong quá trình người bệnh sử dụng thuốc bôi corticoid gây ra tác dụng phụ, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi làm ức chế hệ miễn dịch Tacrolimus. Thuốc có tác dụng giảm viêm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, và phục hồi vùng da bị tổn thương.
  • Liệu pháp ánh sáng: Đây là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bị bệnh tổ đỉa trong thời gian dài và các thuốc điều trị không đáp ứng được. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách dùng tia UVA chiếu lên vùng da bị bệnh giúp giảm viêm, ngứa, hỗ trợ quá trình phục hồi.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng sinh: Khi người bệnh tổ đỉa có hiện tượng bội nhiễm, sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh, chống lại dị ứng, giảm quá trình giải phóng histamin.
  • Thuốc uống có chứa corticoid: Thông thường, với các trường hợp bị bệnh tổ đỉa bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng các loại thuốc uống chứa corticoid từ 5-7 ngày. Vì loại thuốc này có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nên thường được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Thuốc Griseofulvin: Đây là một trong các loại thuốc kháng nấm, được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh tổ đỉa khởi phát bởi nấm kẽ, nấm da. 

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa bệnh tổ đỉa

  • Bệnh tổ đỉa mất rất nhiều thời gian để điều trị, vì vậy người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thêm bớt thuốc trong quá trình điều trị vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, vì có thể gây ra các tác dụng phụ, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, hoặc dùng thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc điều trị cho phù hợp.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên

Song song với việc dùng thuốc Tây để điều trị bệnh tổ đỉa, bạn có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi nấm. Dùng lá trầu không có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh tổ đỉa, tăng khả năng phục hồi da, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch và vò nhẹ.
  • Bỏ lá trầu không vào đun với 1.5 lít nước.
  • Sau khi sôi thì tắt để nguội rồi đổ ra chậu ngâm vùng da bệnh khoảng 15 phút.

Chữa bệnh tổ đỉa với muối biển

Muối biển được biết đến với khả năng sát trùng, kháng viêm, chống ngứa. Vì vậy, người bệnh có thể dùng muối biển pha với nước ấm để ngâm tay, chân giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm nguy cơ viêm da.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên
Chữa bệnh tổ đỉa bằng từ thảo dược tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 1.5 lít sôi sau đó đổ ra chậu ngâm
  • Cho thêm 1 ít nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp dùng ngâm tay, chân
  • Cho 2 muỗng muối biển vào chậu nước và khuấy đều
  • Ngâm vùng da bị bệnh vào nước muối khoảng 15 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh gây ra.

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa

Trong tỏi có chứa các hoạt chất allicin, có khả năng kháng khuẩn và sát trùng mạnh. Mọi người thường dùng tỏi trong điều trị các bệnh da liễu như bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa, bệnh tổ đỉa,…

Cách thực hiện:

  • Lấy một củ tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch và nghiền nát
  • Vắt lấy nước tỏi hòa với 1 ít nước vừa đủ
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị tổ đỉa và để yên trong vòng 10 phút và rửa sạch da lại với nước ấm
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả.

Chữa tổ đỉa tận gốc bằng Đông y

Đông y quan niệm nguyên nhân gây tổ đỉa là do nhiệt tà, độc tà, thấp và phong kết, những yếu tố này khiến khí huyết vận hòa kém, gây tổn thương da điển hình có mụn nước, ngứa, khi vỡ gây loét da thành mảng, bong tróc. Nếu tổ đỉa ở chân được gọi lá thấp cước khí, nếu ở tay được gọi là nga trưởng phong.

Để cải thiện triệu chứng, Đông y kết hợp bài thuốc uống, ngâm rửa và bôi ngoài da tác động đa chiều. Hiện nay, bài thuốc chữa tổ đỉa nổi tiếng phải kể đến Thanh bì dưỡng can thang (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thucos dân tộc).

Đây là bài thuốc DUY NHẤT có 3 chế phẩm BÔI – UỐNG – NGÂM RỬA cho hiệu quả tối đa với hơn 30 thảo dược quý. Nhờ được bào chế với TỶ LỆ VÀNG, tác động KÉP 3 trong 1 Thanh bì dưỡng can thang đã được VTV2 giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày với chuyên đề Đẩy lùi viêm da cơ địa, vảy nến phát sóng ngày 17/11/2019.

Video trích dẫn phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Bài thuốc đã được nghiên cứu từ hơn 100 bài thuốc cổ phương, trong đó kế thừa từ bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc bí truyền của người Tày. Bài thuốc dựa trên nguyên lý điều trị ‘nội ẩm – ngoại đồ’ (trong uống – ngoài bôi) với thành phần, công dụng sau đây:

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Nhờ công thức với thành phần ưu việt và phác đồ điều trị toàn diện, bài thuốc đã giúp cho hơn 3597 bệnh nhân điều trị thành công (tính đến tháng 10/2019). Trong đó, tỷ lệ điều trị thành công chỉ sau 1 liệu trình 2-3 tháng lên đến 85%, 15% bệnh nhân cần điều trị liệu trình 4-5 tháng do bệnh quá nặng. Chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ.

Điển hình có bệnh nhân Tô Duy Linh từng mắc tổ đỉa rất nặng nhưng đã điều trị khỏi sau 2 tháng điều trị.

Phản hồi của bệnh nhân Tô Duy Linh để lại trên trang thông tin chính thức của Trung tâm Thuốc dân tộc thuocdantoc.org
Phản hồi của bệnh nhân Tô Duy Linh để lại trên trang thông tin chính thức của Trung tâm Thuốc dân tộc thuocdantoc.org

Bệnh nhân ĐẶC BIỆT lưu ý: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang chỉ được áp dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp qua thông tin [đã được chúng tôi kiểm chứng] dưới đây:

  • Địa chỉ tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Địa chỉ tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
  • Địa chỉ tại TP.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, người bệnh tổ đỉa nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp bệnh hồi phục tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị, ngừa bệnh tái lại.

Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa
Các biện pháp quản lý bệnh tổ đỉa

 Một số biện pháp chăm sóc để ngừa bệnh tổ đỉa tái lại như:

  • Không gãi mạnh, cào mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm. Để giảm ngứa ngáy, bạn có thể chườm đá, ngâm nước muối.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây bệnh như hóa chất, xăng dầu, xà phòng,…Nên sử dụng găng tay, đồ bảo hộ nếu phải tiếp xúc.
  • Không dung nạp các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, đồ ăn cay nóng,…Thay vào đó, bạn nên dùng các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống lại bệnh.
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, giữ cho vùng da bị bệnh luôn được thông thoáng. Tránh vận động mạnh đổ nhiều mồ hôi, gây ngứa ngáy, bí da khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Lưu ý vào thời điểm bệnh có nguy cơ bùng phát cao, nên chăm sóc da kỹ hơn, vệ sinh đúng cách và tránh các dị nguyên.

Bệnh tổ đỉa có thể tái phát thường xuyên và cũng mất rất nhiều thời gian để chữa trị. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, quản lý bệnh để kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối nguy hiểm không?
  • Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Post Comment