Trào ngược dịch mật thông thường là tình trạng mật trong gan bị trào ngược vào dạ dày hoặc hầu vọng, hiện tượng này có thể xảy ra cùng lúc với tình trạng trào ngược dạ dày đồng thời cũng xuất hiện những dấu hiệu tương tự nhau làm người bệnh khó có thể phát hiện ra tình trạng bệnh. Nếu bệnh lý kéo dài trong một khoảng thời gian mà không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu thực quản, viêm đường hô hấp thậm chí là ung thư thực quản.
Dấu hiệu nhận biết và cách điêu trị Trào ngược dịch mật hiệu quả
Dịch mật là một dạng chất lỏng có màu vàng hơi xanh, đồng thời có vị đắng và tính kiềm thường được tiết ra từ gan với mục đích tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, túi mật sẽ co bóp và đẩy dịch qua ruột non để tiêu hóa thức ăn. Hoạt động sản xuất dịch mật được thực hiện ngay cả khi chúng ra không ăn gì. Nếu mật tiết ra nhưng chưa được dùng đến sẽ được lưu trữ ở túi mật.
Bên cạnh đó, dịch mật còn có tác dụng loại bỏ các tế bào thoái hóa của Hemoglobin trong hồng cầu già cùng một số tế bào có hại ra khỏi cơ thể. Tại phần môn vị (phần cuối dạ dày) thường ở dạng van một chiều nhằm để ngăn chặn tình trạng các chất từ tá tràng trào ngược lên dạ dày, tuy nhiên vì lý do nào đó, có thể do bệnh lý hoặc sinh hoạt kém lành mạnh, van môn vị này đóng không kín khiến dịch mật có cơ hội trào ngược lên dạ dày. Nếu van tâm vị mở nó cũng có thể trào ngược lên thực quản khiến người bệnh rất khó chịu
Tình trạng trào ngược dịch mật thường xảy ra cùng lúc với trào ngược acid dạ dày lên thực quản và làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đồng thời các triệu chứng của hai tình trạng này khá tương đồng nhau khiến không ít người bị nhầm lẫn, điều trị sai cách và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Triệu chứng trào ngược dịch mật dạ dày
Như đã nói, các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dịch mật khá giống nhau vì thế khiến không ít người bị nhầm lẫn, chủ quan không đi khám khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Nhìn chung các triệu chứng cơ bản của trào ngược dịch mật như sau:
- Đau vùng thượng vị: Hầu hết những người bị bệnh này đều bị đau thượng vị. Các cơn đau có thể đến từng cơn, hoặc đau dữ dội. Khu vực đau thường là vùng thượng vị phía trên tên bụng hoặc ngực. Kèm theo đó là cảm giác nóng rát cồn cào rất khó chịu tại ngực, bụng trên.
- Buồn nôn: đặc trưng của dịch mật là màu sắc vàng xanh, có vị đắng, tính kiềm. Khi nó trào ngược lên kích thích vào dạ dày và cổ họng sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn dữ dội. Người bệnh có thể nôn ói ra chất lỏng màu vàng xanh, miệng đắng. Đây có thể là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng trào ngược dịch mật mà người bệnh cần phải chú ý.
- Ợ nóng: Tình trạng dịch mật trào ngược dạ dày cũng là quá trình tiêu hóa gặp vấn đề, dịch mật tràn lên khiến dạ dày và cổ họng có cảm giác ứ nghẹn. Do đó cơ chế cơ thể sẽ kích thích việc ợ nóng để có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở vùng xương ức và cổ họng. Sau khi ợ miệng cũng có mùi hôi chua rất đặc trưng.
- Ho khan: dịch mật có có tính kiềm nên nếu có trào lên nhiều lần gây kích thích vào niêm mạc thực quản cũng sẽ làm tổn thương cơ quản này. Các vết bỏng tại đây khiến cổ họng bị ngứa rát khó chịu dẫn đến tình trạng ho khan, khàn giọng, ngứa cổ lâu ngày. Nếu các vùng thương tổn này kéo dài có thể gây tắt tiếng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh.
- Triệu chứng khác: Dịch mật cũng liên quan đến hệ tiêu hóa, vị vậy sự bất thường tại đây cũng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.Cổ họng đau đớn, khó nuốt, người bệnh chán ăn, lượng dinh dưỡng thiếu hụt lâu ngày ó thể dẫn tới sút cân, suy nhược nhanh chóng. Cơ thể bị bệnh lúc này càng tạo điều kiện cho rất nhiều các vi khuẩn, virus khác xâm nhập và gây ra các bệnh lý nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật
Nguyên nhân chính gây trào ngược dịch mật chính là do tình trạng bất thường tại van môn vị. Thường van này chỉ được mở với một kích thước sao cho có thể giải phóng khoảng 3,5ml thức ăn đã hóa lỏng mà thôi. Khi van môn vị bị tổn thương và không được đóng đúng cách, bị hở sẽ không thể kiểm soát được lượng dịch, và làm cho dịch quay trở ngược lại dạ dày gây ra các tổn thương cho dạ dày.
Ngoài ra, khi Mật và axit dạ dày sẽ cùng trào ngược một lúc khi van của cơ thắt thực quản dưới cũng bị tổn thương. Van này nằm giữa thực quản và dạ dày nên nếu nó gặp vấn đề thì lượng mật và acid sau khi trào ngược về dạ dày sẽ càng được mở đường để đẩy nhanh lên thực quản. Tình trạng tổn thương dạ dày và thực quản của người bệnh lúc này càng thêm trầm trọng và cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, các yếu tố có thể gây ra tình trạng tổn thương tại van môn vị và van co thắt thực quản dưới bao gồm
- Biến chứng phẫu thuật: Một số người sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa liên quan đến dạ dày như phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày hay phẫu thuật nối tắt dạ dày ( thường áp dụng với những người quá béo để giảm cân) có thể là nguyên nhân gây ra sự bất thường tại van môn vị.
- Viêm loét dạ dày: Các vết viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm ngăn chặn van môn vị khiến cơ quan này không thể mở như bình thường để làm trống dạ dày. Điều này sẽ gây áp lực lên môn vị khiến cho trương lực của cơ bị suy giảm chức năng điều kiện cho dịch mật di chuyển thuận lợi vào dạ dày tiến vào dạ dày và dẫn đến tình trạng này.
- Phẫu thuật cắt túi mật: Những người mắc một số bệnh lý trước đó buộc phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật người có tỷ lệ cao bị bệnh này. Các bệnh lý có thể liên quan thường là sỏi mật, u túi mật hay viêm teo túi mật.
- Do quá trình tiêu hóa thức ăn: Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn bởi một lý do nào đó có thể khiến thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày lâu ngày sẽ làm tăng áp lực dạ dày tạo cơ hội cho dịch mật và acid dạ dày có thể trào ngược dễ dàng hơn.
Nói chung các nguyên nhân gây trào ngược chủ yếu liên quan đến bệnh lý và các can thiệp ngoại khoa trong quá trình điều trị các bệnh này. Vì thế những người cần phải phẫu thuật điều trị bệnh nào đó có liên quan đến gan, mật, dạ dày cần phải thực sự chú ý để phòng tránh mắc căn bệnh này.
Hậu quả của trào ngược dịch mật
Có thể thấy rằng trào ngược dạ dày gây ra rất nhiều bất ổn trong sức khỏe, ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống lẫn tinh thần khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tình trạng trào ngược kéo dài khiến người bệnh bị hôi miệng, ăn không ngon, hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng hoạt động dẫn đến suy nhược nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nếu trào ngược dịch mật cùng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên cùng lúc sẽ làm các niêm mạc dạ dày thực quản bị tổn thương trầm trọng. Các biến chứng mà tình trạng này có thể gây ra nếu không được điều trị đúng cách như
- Viêm loét chảy máu thực quản: Tình trạng acid trào ngược lên thực quản kéo dài khiến cho niêm mạc bị tổn thương. Các vết xước tại đây ngày càng mở rộng tạo thành các vết loét lớn, không chỉ gây đau rát mà còn có thể dẫn tới tình trạng chảy máu trong tại đây vô cùng nguy hiểm.
- Viêm đường hô hấp: dịch mật bị trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ làm phá vỡ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và gây nên các vấn đề ở hệ hô hấp. Người bệnh có thể gặp phải một số bệnh lý khác như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản hay nguy hiểm hơn là viêm phổi. Đồng thời với những tình trạng trào ngược dịch mật lâu ngày không được điều trị đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tuyến giáp hoặc viêm tai.
- Hẹp thực quản: Những vết loét trên thành niêm mạc nếu không được điều trị đúng cách có thể làm hình thành các vết sẹo tại đây. Kích cỡ các vết sẹo gia tăng sẽ khiến cho ông thực quản bị thu hẹp lại. Việc đưa thức ăn xuống dạ dày cũng bị ảnh hưởng gây đau đớn.
- Barrett thực quản: Các nghiên cứu cho thấy dù chưa xác định chính xác nguyên nhân gây barrett thực quản nhưng phần lớn có liên quan đến các vấn đề trào ngược thực quản. Bệnh với đặc trưng là tình trạng ợ hơi, ợ nóng, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen và có nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản rất cao.
- Ung thư thực quản: Biến chứng nguy hiểm nhất do trào ngược dịch mật gây ra. Người bị ung thư thực quản có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào, nguy cơ tử vong cũng rất cao. Dù có điều trị nhưng vẫn gây ra rất nhiều ảnh hưởng hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống khác.
Có thể thấy rằng những biến chứng do trào ngược dịch mật gây ra là rất nguy hiểm. Người bệnh cần phải sớm điều trị để có thể cải thiện sức khỏe sớm nhất có thể.
Điều trị trào ngược dịch mật
Nếu phát hiện sớm tình trạng trào ngược dịch mật thì hầu hết người bệnh sẽ được chỉ định bằng thuốc Tây. Trong một số trường hợp bệnh có nguy cơ biến chứng cao, việc tiến hành can thiệp ngoại khoa là điều vô cùng cần thiết. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như nội soi, thử nghiệm Acid Ambulatory, đo lường độ pH để có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác và phù hợp nhất.
Can thiệp ngoại khoa
Biện pháp phẫu thuật hầu như chỉ là lựa chọn cuối cùng khi tình trạng bệnh quá nguy hiểm bởi có thể để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe. Các biện pháp phẫu thuật thường được sử dụng như
- Phẫu thuật chuyển hướng (Roux-en-Y): Thường được chỉ định cho những người đã thực hiện phẫu thuật dạ dày trước đó và đã cắt bỏ môn vị trước đó. Trong phương pháp bác sĩ sẽ rạch 1 đường bên trong ruột non để dẫn lưu mật ra khỏi dạ dày dễ dàng hơn. Người bệnh sau khi thực hiện phương pháp này có khả năng điều trị dứt điểm từ 50 – 90% bệnh.
- Phẫu thuật chống trào ngược ( Antireflux): Để ngăn chặn các hậu quả của việc trào ngược người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật chống trào ngược bằng cách cuốn phần dạ dày gần thực quản nhất lại đồng thời khâu phần xung quanh của cơ thắt thực quản dưới. Phương pháp này giúp van môn vị được mở đúng cách hơn từ đó ngăn tình trạng trào ngược về dạ dày và thực quản hiệu quả.
Dùng thuốc Tây Y
Việc dùng thuốc Tây nhằm hỗ trợ tình cải thiện tình trạng trào ngược đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh lên dạ dày và thực quản một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ để phù hợp với tình trạng sức khỏe và không gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton: Dù còn gây nhiều tranh cãi nhưng đa số nhóm thuốc này vẫn được đưa vô trong điều trị tình trạng trào ngược dịch mật. Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng tiết acid dịch vị quá mức tuy nhiên lại làm gia tăng hoạt động trào ngược dịch vị diễn ra nhiều hơn.
- Thuốc làm giảm hay loại bỏ dịch mật ra khỏi dạ dày: Một số loại thuốc thường được chỉ định như Cisaprid,Questran và Colestid.. để có thể cải thiện tình trạng dịch mật dư thừa do tiết ra quá mức. Trong đó Cisaprid là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh cho trẻ em tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ nên người bệnh cẩn trọng khi sử dụng.
- Thuốc làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic có thể làm giảm tình trạng đau bụng, buồn nôn hay nôn dịch mật, tuy nhiên vẫn còn đang được nghiên cứu thêm.
- Các chất cô lập axit mật: Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số nhóm chất có tác dụng cô lập axit mật để làm chậm lại quá trình lưu thông mật, ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng thuốc này không có quá nhiều tác dụng tốt đồng thời có thể gây đầy hơi nên đang được xem xét.
Thực tế việc điều trị trào ngược dịch mật cũng gặp rất nhiều khó khăn do không thể đánh giá chính xác tình trạng này có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác ở người bệnh hay không. Tốt nhất người bệnh nếu thấy cơ thể xuất hiện xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đi điều trị nhanh chóng để có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc quá nhiều nhưng cũng không được dừng thuốc quá sớm vì có thể gây lờn thuốc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Điều trị tại nhà
Thực tế các nguyên nhân gây bệnh này liên quan đến các vấn đề bệnh lý nhiều hơn. Tuy nhiên việc thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh có thể giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn. Đồng thời khi cơ thể tăng sức đề kháng cũng có thể giúp điều trị bệnh nhanh chóng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác nếu hệ miễn dịch bị yếu kém.
Một số phương pháp điều trị tại tại nhà mà người bệnh cần lưu ý bao gồm
- Chia nhỏ các bữa ăn sẽ là cách hiệu quả nhất để làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản nhờ đó hỗ trợ van môn vị hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo vì sẽ làm giảm cơ vòng thực quản dưới.
- Một số thực phẩm nên hạn chế khi điều trị bệnh như giấm, hành tây, cam quýt, cà chua, socola, chất kích thích hay thực phẩm nhiều gia vị.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, kiềm tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nằm nâng cao người khi ngủ. Trên thị trường hiện có một số loại gối chống trào ngược khá hiệu quả.
- Không sử dụng các chất kích thích dạ dày như rượu, bia, thuốc lá vì có thể làm tăng acid dạ dày, làm giảm cơ vòng thực quản dưới và kích thích thực quản.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học hợp lý hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng trào ngược dịch mật hiệu quả.
Phòng tránh trào ngược dịch mật
Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do trào ngược dịch mật gây ra cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên có các biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm. Một số phương pháp giúp phòng tránh bệnh hiệu quả bao gồm
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học.
- Hạn chế các chất kích thích acid dịch vị dạ dày như rượu, bia, thuốc lá
- Giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng béo phì hoặc thừa cân nặng.
- Không nằm hay ngồi ngay sau khi ăn. Tốt nhất nằm sau ít nhất 1 tiếng sau bữa ăn. Bạn cũng nên đứng thẳng lưng và đi dạo nhẹ sau khi ăn sẽ giúp việc tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nằm ngủ nâng cao đầu sẽ là tư thế tốt cho hệ tiêu hóa và gan mật.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
- Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, hạn chế stress mệt mỏi kéo dài.
Trào ngược dịch mật cần phải điều trị từ sớm để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, hãy đến ngay các bệnh uy tín để được khám và chẩn đoán sớm, tránh các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh khác.