Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một thuật ngữ chuyên ngành trong y tế đề cập đến hiện tượng thoát vị ở đĩa đệm nằm giữa đốt sống L5 và xương cùng S1. Vị trí này được cho là phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể trong các hoạt động thể chất nên luôn có nguy cơ tổn thương rất cao. Hầu như căn bệnh này sẽ không gây ra triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn đầu như phồng hay lồi đĩa đệm nhưng chỉ phát sinh cơn đau ở giai đoạn chuyển sang thoát vị thực thụ. 

Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

 

Tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 xuất hiện khi đĩa đệm nối giữa đốt sống L5 (đốt sống cuối cùng của thắt lưng) và S1 (đoạn đầu tiên của xương cùng) bắt đầu bị thoái hóa, nứt rách bao xơ khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài. Đây được xem là điểm tựa chính của cột sống và là vị trí dễ bị thoát vị nhất.

Dấu hiệu đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là phồng đĩa đệm, sau đó chuyển sang giai đoạn lồi và thoát vị thực thụ (nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ). Nếu không được điều trị kịp thời, nhân nhầy thoát vị có thể di chuyển đến những vị trí khác – giai đoạn này được gọi là thoát vị có mảnh rời.

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l5 s1
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý có tính chất mãn tính, tiến triển chậm và hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát vào giai đoạn thoát vị thực thụ và thoát vị có mảnh rời. Thống kê cho thấy, ở nước ta có 17% người trên 60 tuổi bị đau lưng do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý có liên quan đến yếu tố tuổi tác (lão hóa). Khi tuổi tác lên cao, các cơ quan trong cơ thể – bao gồm cả đĩa đệm có xu hướng bị thoái hóa. Tình trạng này khiến cấu trúc vòng sụn xơ bị thay đổi, nhân nhầy thoái hóa nước, dẫn đến đĩa đệm mất dần tính đàn hồi và vòng sụn mỏng dần đi.

Lúc này, đĩa đệm dễ bị tổn thương bởi các tác động cơ học (chấn thương, té ngã, lao động nặng,…) gây ra tình trạng bao xơ phồng lồi, nứt rách và khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài. Theo các chuyên gia, sự phối hợp giữa nguyên nhân bên trong (đĩa đệm bị thoái hóa) và nguyên nhân bên ngoài (tác động cơ học) chính là nguồn gốc làm phát sinh thoát vị đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l5 s1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hệ quả do quá trình thoái hóa cộng với tác động cơ học từ bên ngoài

Các nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Tuổi tác cao: Tuổi tác cao là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,… Nguyên nhân là do tuổi tác cao khiến cấu trúc của xương khớp suy yếu, giảm khả năng đàn hồi, linh hoạt và khiến xương khớp dễ bị tổn thương khi có tác động.
  • Chấn thương: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm L5 S1 – đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Tác động cơ học mạnh có thể khiến bao xơ của đĩa đệm bị nứt rách đột ngột và khiến nhân nhầy bên trong thoát vị ra ngoài.
  • Một số tác động cơ học khác: Thoát vị đĩa đệm L5 S1 còn có thể là hệ quả do một số tác động cơ học khác như vận động sai tư thế, lao động nặng nhọc, lười vận động,… Các thói quen này đều làm tăng áp lực lên cột sống, dần dần khiến đĩa đệm suy yếu và dẫn đến hiện tượng thoát vị.
  • Các yếu tố nguy cơ: Ngoài ra, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể tăng lên đáng kể nếu có các yếu tố rủi ro như thừa cân – béo phì, tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm, chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng của thoái hóa cột sống,… Các yếu tố này đều tác động xấu đến độ dẻo dai, đàn hồi của đĩa đệm và làm tăng nguy cơ thoát vị.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường không có biểu hiện trong giai đoạn phồng, lồi đĩa đệm. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ khởi phát ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ và giai đoạn thoát vị có mảnh rời. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức có mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, nhân nhầy bị thoát vị có thể chèn ép lên dây thần kinh và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

điều trị thoát vị đĩa đệm l5-s1
Bệnh đặc trưng bởi cơn đau xuất hiện ở đĩa đệm L5 S1 đi kèm với các triệu chứng rối loạn cảm giác như tê bì, dị cảm,…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Thoát vị đĩa đệm L5 S1 điển hình bởi cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng, cơn đau có thể xuất hiện từ từ hoặc bùng phát đột ngột
  • Cơn đau có tính chất cơ học, mức độ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi và đau nặng hơn khi vận động, đi lại
  • Đau nhức vùng thắt lưng khiến bệnh nhân giảm biên độ hoạt động – đặc biệt là các động tác xoay, nghiêng, ngửa và cúi người
  • Khi ấn vào mỏm gai đốt sống L5 sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói
  • Một số trường hợp có thể quan sát thấy rõ cột sống bị vẹo, cong do nhân nhầy đã thoát vị ra bên ngoài bao xơ

Ở giai đoạn mới phát, bệnh chủ yếu gây đau nhức vùng thắt lưng. Tuy nhiên theo thời gian, lượng nhân nhầy thoát vị có thể chèn ép lên rễ thần kinh và gây ra các triệu chứng như:

  • Đau cột sống thắt lưng lan tỏa xuống hông, đùi và bắp theo đường đi của dây thần kinh tọa (hội chứng đau thần kinh tọa)
  • Cơn đau tăng lên ngay cả khi ho, hắt hơi
  • Rối loạn vận động, cảm giác (tê bì, ngứa ran, dị cảm,…)
  • Rối loạn phản xạ chi dưới
  • Rối loạn dinh dưỡng (dẫn đến tình trạng yếu liệt chi, teo chi,…)

Trên thực tế, đa phần các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều không khởi phát triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ bùng phát cơn đau ở vùng thắt lưng. Chỉ những trường hợp bệnh tiến triển nặng mới gặp phải các triệu chứng do chèn ép rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý mãn tính, có tính chất dai dẳng và tiến triển chậm. Trên thực tế, bệnh lý này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, hiệu suất lao động và tâm lý của bệnh nhân.

thoát vị đĩa đệm l5 s1 có nguy hiểm không
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, nhân nhầy đĩa đệm có thể tràn hoàn toàn ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh ở vùng L5 S1. Vì vậy nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Giảm chất lượng cuộc sống là biến chứng thường gặp nhất của các bệnh xương khớp mãn tính. Thực tế, cơn đau và các triệu chứng lâm sàng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, sinh hoạt và hiệu suất lao động. Hơn nữa, đau dai dẳng và kéo dài còn hình thành tâm lý căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Yếu liệt chi dưới: Rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể gây rối loạn vận động, dinh dưỡng, phản xạ và cảm giác ở chi dưới. Theo thời gian, các khối cơ của chi dưới bị teo dần, giảm khả năng vận động dẫn đến tình trạng teo cơ và yếu liệt chi dưới.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng nặng nề của thoát vị đĩa đệm L5 S1. Tình trạng này xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chức năng của cơ xương khớp, cơ quan bài tiết và cơ quan sinh dục. Hội chứng chùm đuôi ngựa điển hình bởi các triệu chứng như đau thắt lưng dữ dội, yếu 1 hoặc cả 2 chân, đau tê, chi dưới, bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, mất cảm giác vùng mông, rối loạn cương dương, táo bón,…

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng. Các kỹ thuật chẩn đoán được thực hiện để xác định bệnh lý, loại trừ các khả năng có thể xảy ra và đánh giá mức độ thoát vị của đĩa đệm ở vị trí L5 S1.

thoát vị đĩa đệm l5 s1 có nguy hiểm không
Hình ảnh MRI của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Một số kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Thăm khám lâm sàng: Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng bệnh nhân gặp phải, tiền sử cá nhân và gia đình. Sau đó, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số hoạt động để bác sĩ đánh giá cơ lực tùy theo cấp bậc (được chia thành từng 6 bậc, bao gồm bậc 0 đến bậc 5).
  • Chụp X-Quang: Khác với các bệnh xương khớp khác, hình ảnh của X-Quang ít có giá trị chẩn đoán đối với thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể loại trừ một số khả năng có thể xảy ra như thoái hóa cột sống và viêm cột sống dính khớp.
  • MRI: MRI (Chụp cộng hưởng từ) là xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị nhất trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1. Hình ảnh từ xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định vị trí thoát vị, dạng thoát vị và mức độ thoát vị, từ đó đưa ra đánh giá và định hướng phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Chụp CT: CT (cắt lớp máy tính) ít khi được chỉ định trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1 – trừ trường hợp bệnh nhân không có điều kiện chụp MRI (do chi phí cao). Hình ảnh từ CT giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đĩa đệm, xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương và phân loại thoát vị.
  • Xét nghiệm bilan viêm: Xét nghiệm bilan viêm đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể được thực hiện để loại trừ các tổn thương ở cột sống do các bệnh lý ác tính, rối loạn tự miễn hoặc do nhiễm trùng.
  • Một số xét nghiệm khác: Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp bao rễ cản quang hoặc đo điện cơ đồ để loại trừ nguy cơ hẹp ống sống, đáng giá mức độ chèn ép rễ thần kinh và trương lực của cơ bắp.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm và hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Các phương pháp được áp dụng chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng lâm sàng, hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh và phục hồi chức năng vận động.

Phương pháp điều trị cụ thể sẽ được cân nhắc dựa trên vị trí thoát vị, mức độ thoát vị, loại thoát vị và một số yếu tố khác như độ tuổi, mong muốn của bệnh nhân, mức độ đáp ứng,… Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bao gồm 3 phương pháp chính là điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và điều trị ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được chỉ định khi bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng nặng do chèn ép rễ thần kinh (trong giai đoạn phồng lồi đĩa đệm). Mục đích của các phương pháp nội khoa là giảm đau, dị cảm và phục hồi chức năng vận động.

Điều trị nội khoa đối với thoát vị đĩa đệm L5 S1 bao gồm các phương pháp sau:

Chế độ nghỉ ngơi:

  • Nghỉ ngơi mang lại hiệu quả rõ rệt trong giai đoạn cấp (cơn đau và các triệu chứng bùng phát mạnh).
  • Bệnh nhân nên nằm nghỉ trên giường phằng, tránh nằm ghế bố, võng,… Mục đích của việc nằm nghỉ ngơi là ổn định cấu trúc cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị và ngăn chặn bao xơ nứt rách khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài
  • Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên đĩa đệm L5 S1 như vận động mạnh, lao động nặng nhọc, ngồi quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột

Sử dụng thuốc:

thoát vị đĩa đệm l5 s1 có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc có tác dụng giảm cơn đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm
  • Thuốc giảm đau: Chủ yếu dùng Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định dùng chế phẩm kết hợp giữa Paracetamol và thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) hoặc sử dụng các opioid có hoạt tính yếu như Codein, Tramadol,… để cải thiện cơn đau ở vùng thắt lưng.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ (Myonal) được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Thuốc có tác dụng giãn mạch, giảm tình trạng cơ co thắt quá mức và hỗ trợ cải thiện cơn đau ở đốt sống thắt lưng. Thuốc thường được dùng với hàm lượng 50mg/ 2 – 3 lần/ ngày.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng trong trường hợp xuất hiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách tái hấp thu các chất dẫn truyền như serotoine, monoamin, từ đó làm giảm thụ cảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Thuốc giảm đau thần kinh thường được sử dụng là Gabapentin, Pregabalin,…
  • Corticoid: Corticoid thường được dùng ở đường tiêm trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều và không có đáp ứng với các loại thuốc kể trên. Loại thuốc này có khả năng chống viêm, ức chế phản ứng miễn dịch và làm giảm cơn đau ở vùng thắt lưng nhanh chóng. Tuy nhiên, tiêm corticoid đi kèm với nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Sử dụng thuốc và nghỉ ngơi mang lại hiệu quả khá rõ rệt đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn phồng, lồi). Sau một thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp với tập thể dục và sinh hoạt lành mạnh để duy trì cột sống khỏe mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng lâm sàng.

2. Vật lý trị liệu

Song song với sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số kỹ thuật vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống, giảm đau, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở đĩa đệm bị tổn thương,…

thoát vị đĩa đệm l5 s1 có nguy hiểm không
Bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu
  • Đeo đai lưng hỗ trợ: Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều được khuyến khích đeo đai lưng hỗ trợ để ổn định cấu trúc cột sống và giảm áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp bệnh nhân duy trì tư thế thẳng lưng, hạn chế tối đa các tư thế xấu gây cong vẹo cột sống.
  • Massage liệu pháp: Massage liệu pháp là một trong những biện pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tác động từ bàn tay để thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng phản xạ thần kinh, tăng chuyển hóa dinh dưỡng và cải thiện một số triệu chứng lâm sàng như đau thắt lưng, tê cứng cột sống,…
  • Thể dục trị liệu: Bệnh nhân nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu – đặc biệt là bài tập kéo giãn cột sống để ổn định cấu trúc cột sống, giảm đau nhức và giải phóng áp lực lên đĩa đệm tổn thương. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp tăng tuần hoàn máu và phục hồi chức năng vận động.
  • Chiếu tia hồng ngoại: Chiếu tia hồng ngoại có tác dụng giảm đau ở cột sống thắt lưng. Khi tiếp xúc với cột sống bị tổn thương, tia hồng ngoại có tác dụng giãn mạch máu, chống co cứng cơ và tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ. Do đó nếu thực hiện đều đặn, phương pháp này còn giúp phục hồi tổn thương ở đĩa đệm bị xơ hóa, phồng lồi.
  • Điều trị bằng điện xung: Điện xung (TENS) là phương pháp điều trị sử dụng xung điện có tần số thấp và trung bình để kích thích thần kinh cơ, cải thiện chức năng vận động và tăng chuyển hóa dinh dưỡng. Ngoài ra, phương pháp này còn ức chế dẫn truyền cảm giác, từ đó giúp cải thiện cơn đau có mức độ nặng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây ra.
  • Đắp paraffin: Đắp paraffin sử dụng hỗn hợp paraffin (hỗn hợp chứa nhiều hydrocarbon từ dầu hỏa) đắp lên vùng thắt lưng L5 – S1. Biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoán máu, thư giãn cơ và giảm nhẹ cơn đau ở đốt sống thắt lưng. Đắp paraffin thường được ứng dụng để giảm đau do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hội đau cổ vai gáy, đau thần kinh tọa,…

So với sử dụng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tương đối nhưng ít rủi ro và hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy theo các chuyên gia, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc trong giai đoạn cấp. Sau đó, nên thực hiện vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng lâm sàng, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương và làm chậm tiến triển của bệnh.

GIẢI PHÁP XƯƠNG KHỚP QUÂN DÂN 102: KẾT HỢP ĐA PHƯƠNG PHÁP TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM L5S1

Giữa đa dạng những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm L5S1 hiện nay, đâu là giải pháp tối ưu, giúp người bệnh chữa trị hiệu quả tình trạng thoát vị cũng như đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra?

Bằng việc kết hợp giữa Đông và Tây y, giải pháp xương khớp tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 gần đây đã nổi lên là một phương pháp điều trị hiệu quả, giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh mà không tiềm ẩn các tác dụng phụ đồng thời ngăn ngừa tối đa khả năng bệnh tái phát.

Theo đó, người bệnh sẽ được thăm khám với các thiết bị, máy móc y tế hiện đại để bác sĩ có căn cứ xác định chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm L5S1 ở mức độ nào sau đó tiến hành lập liệu trình điều trị bằng Đông y phù hợp nhất với các vị thuốc có tính hoạt huyết, hành khí, tiêu viêm tại chỗ, có thể được gia giảm linh hoạt với từng thể bệnh, từng cơ địa cũng như các yếu tố bệnh lý đi kèm.

Cụ thể một liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 bao gồm 3 giai đoạn chính:

3 giai đoạn của liệu trình điều trị bệnh xương khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102
3 giai đoạn của liệu trình điều trị bệnh xương khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102

Không chỉ là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giải pháp Xương khớp Quân dân 102 còn là sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp điều trị trong y học cổ truyền như bài thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Trong đó, các bài thuốc Đông y có các thành phần 100% là nam dược, được trồng và thu hái khép kín tại các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP của bệnh viện nên chất lượng hoàn toàn được đảm bảo, người bệnh có thể tin dùng mà không cần phải lo lắng.

Nghệ sĩ Trần Đức – bệnh nhân từng điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng tại Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân dân 102 đã từng hồ hởi chia sẻ rằng: “Tôi thật may mắn khi tìm được một địa chỉ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả như thế này. Chỉ với liệu trình điều trị kéo dài 4 tháng mà tình trạng thoát vị đĩa đệm của tôi đã khỏi hoàn toàn. Tôi có thể thoải mái sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao, khiêu vũ, thậm chí là tập luyện võ thuật mà không còn phải nhăn nhó mặt mày vì các cơn đau. Nếu đang mắc phải các bệnh lý về xương khớp, bạn hãy thử tham khảo và tìm đến Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102 xem sao!”

Tìm hiểu thêm thông tin về giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại Bệnh viện Xương khớp Quân dân 102 trong video dưới đây:

BỆNH VIỆN YHCT XƯƠNG KHỚP QUÂN DÂN 102

TRỰC THUỘC CTCP BỆNH VIỆN ĐA KHOA YHCT QUÂN DÂN 102

Hà Nội: Tầng 2, Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN.

Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Hotline: 0888.598.102 

Website: benhvienxuongkhop102.org

Fanpage: Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102

3. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) được chỉ định khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả sau 3 – 6 tháng, đĩa đệm thoát vị gây nứt rách bao xơ và phát sinh các biến chứng chèn ép dây thần kinh cấp tính (hội chứng chùm đuôi ngựa, liệt chi,…).

điều trị thoát vị đĩa đệm l5-s1

Điều trị ngoại khoa được thực hiện khi điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quảTùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một trong những phương pháp ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, từ đó làm giảm mức độ chèn ép dây thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng của cột sống.
  • Phẫu thuật cắt bản sống: Phẫu thuật cắt bản sống được thực hiện trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đi kèm với hẹp ống sống. Phương pháp này giúp giải phóng áp lực lên tủy rễ thần kinh, từ đó làm giảm các triệu chứng chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây ra.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Thay đĩa đệm nhân tạo được thực hiện khi đĩa đệm bị tổn thương nặng và bao xơ nứt rách hoàn toàn. Phương pháp này sử dụng đĩa đệm nhân tạo để thay thế cho đĩa đệm L5 S1 bị tổn thương nghiêm trọng. Trên thực tế, thay đĩa đệm nhân tạo có chi phí cao và đi kèm với nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

4. Một số biện pháp khác

Hiện nay ngoài các phương pháp truyền thống, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số biện pháp điều trị khác như:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần: Phương pháp này sử dụng cao tần (sóng radio) với tần số 200 – 1200MHz kết hợp nguồn nhiệt từ 50 – 70 độ C nhằm đưa nhân nhầy bị thoát vị về vị trí trung tâm, từ đó làm giảm áp lực nội địa và hạn chế mức độ chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong giai đoạn bệnh nhẹ (phồng lồi đĩa đệm).
  • Điều trị bằng laser: Điều trị bằng laser sử dụng năng lượng từ tia laser để đốt bỏ 1 phần nhỏ nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị tổn thương nhằm giảm áp lực nội đĩa, hạn chế tình trạng nứt rách bao xơ, từ đó ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn thoát vị thực thụ và thoát vị kèm mảnh rời. Tương tự như điều trị bằng sóng cao tần, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả với trường hợp bệnh ở giai đoạn phồng, lồi đĩa đệm.
  • Điều trị bằng tế bào gốc: Sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân tiêm trực tiếp vào vùng đốt sống thắt lưng. Sau khoảng vài tuần, cơn đau và các triệu chứng đi kèm có xu hướng thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn giúp phục hồi và tái tạo tổn thương ở đĩa đệm thoái vị L5 S1.

Trên thực tế, các biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả đối với trường hợp bệnh mới phát (phồng, lồi đĩa đệm). Tuy nhiên ở những giai đoạn này, bệnh gần như không có triệu chứng lâm sàng nên rất ít trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Do đó, các phương pháp như laser, sử dụng sóng cao tần, tế bào gốc,… có chỉ định rất hạn chế và không được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Lối sống cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính, có tiến triển dai dẳng và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Do đó để kiểm soát bệnh lý này, bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp y tế cùng với lối sống lành mạnh:

điều trị thoát vị đĩa đệm l5-s1
Nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh
  • Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên đĩa đệm như vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, sai tư thế, lao động nặng nhọc, lười vận động,…
  • Thừa cân – béo phì làm tăng áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị và đẩy nhanh tiến triển của bệnh. Do đó, bệnh nhân cần chủ động tập thể dục thể thao và điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng cân đối và khỏe mạnh.
  • Trong giai đoạn bệnh ổn định, nên tập yoga và bơi lội thường xuyên để kéo giãn cột sống, giải phóng áp lực lên đĩa đệm bị tổn thương và cải thiện chức năng vận động. Trong trường hợp bệnh nặng, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Căng thẳng quá mức có thể kích thích cơ co thắt quá mức và gây ra cơn đau dữ dội ở đốt sống thắt lưng. Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái, lạc quan để việc điều trị đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Thận trọng khi chơi thể thao, tham gia giao thông, lao động và sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, tai nạn,… Các tác động cơ học mạnh có thể khiến bao xơ đĩa đệm bị nứt rách và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp ngoại khoa.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi – đặc biệt là người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thừa cân – béo phì,… Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lý này có thể làm giảm sút khả năng vận động, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Post Comment