Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị “Chàm đồng” dứt điểm

Chàm đồng tiền là một loại chàm khá phổ biến thường xuất hiện trên da với những vết chàm hình trọng trông rất giống với đồng tiền. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Thông thường bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái lại nhiều lần không dứt. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại làm cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi đối diện với người khác. Vậy làm thế nào để nhận biết được các dấu hiện sớm nhất của bệnh và cách chữa trị hiệu quả dứt điểm căn bệnh này là gì? Hãy cùng Diachiuytin tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị
Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

 

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị “Chàm đồng” dứt điểm

Chàm đồng tiền hay còn gọi là eczema thể đồng tiền, các triệu chứng của bệnh gây tổn thương da tái đi tái lại nhiều lần trở thành mãn tính. Hình thái tổn thương có hình tròn hoặc hình oval. Các tổn thương này có ranh giới rõ ràng với khu vực da xung quanh và gây ngứa ngáy dai dẳng.

Bệnh chàm đồng tiền thường xuất hiện ở nam giới có độ tuổi từ 55 – 65, ít phổ biến ở thanh thiếu niên và phụ nữ. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không có các biện pháp điều trị phù hợp và cách phòng ngừa.

Bệnh chàm nói chung và thể chàm đồng tiền nói riêng, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Quá trình điều trị chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng hiệu quả, làm giảm tổn thương làn da và ngăn ngừa bệnh bùng phát lại.

Cách nhận biết bệnh chàm đồng tiền

Các biểu hiện của bệnh chàm đồng tiền khá điển hình, bạn có thể nhận biết bệnh quá một số triệu chứng như sau:

  • Bề mặt da xuất hiện các vùng tổn thương có hình tròn như đồng xu hoặc hình oval.
  • Vùng da bị tổn thương bắt đầu có dấu hiệu xung huyết, nổi các mụn nước.
  • Các mụn nước có xu hướng tự vỡ, tiết dịch và trợt loét.
  • Trong giai đoạn này, nếu không chăm sóc da đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, kèm theo các triệu chứng như đau nhức, sưng nóng, mưng mủ.
  • Khu vực da bị tổn thương sẽ khô lại và đóng vảy tiết.
Cách nhận biết bệnh chàm đồng tiền
Bề mặt da xuất hiện các vùng tổn thương có hình tròn như đồng xu hoặc hình oval
  • Lâu dần, các tổn thương này có hiện tượng lichen hóa, có ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận.
  • Các dấu hiệu của bệnh chàm đồng tiền thường tập trung ở khu vực thân mình, các chi, mu bàn tay.
  • Bệnh chàm đồng tiền kèm theo triệu chứng ngứa ngáy kéo dài dai dẳng từ giai đoạn cấp đính đến mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh chàm đồng tiền

Đa phần các trường hợp của bệnh chàm, bao gồm chàm đồng tiền đều không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể. Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền có nguy cơ bùng phát khi bị tổn thương ngoài da như trầy xước, côn trùng cắn, bỏng, vết cắt.

Theo thống kê trong quá trình điều trị, bệnh chàm đồng tiền có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình: Nếu người có tiền sử hoặc ba mẹ mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen suyễn sẽ có nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền.
  • Có cơ địa nhạy cảm: Bệnh chàm đồng tiền còn có thể xem là phân thể của viêm da cơ địa. Do đó, khi có cơ địa nhạy cảm cũng có thể gây ra bệnh lý này.

Bên cạnh đó, các tác nhân bên ngoài cũng có khả năng gây khởi phát bệnh chàm đồng tiền, bao gồm:

  • Bị côn trùng đốt, tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng có nọc độc, bị trầy xước.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là khi trời khô hanh.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, kim loại, mủ nhựa thực vật, xà phòng,…
  • Tác dụng phụ của các thuốc điều trị, điển hình là thuốc kháng sinh tại chỗ, isotretinoin và interferon.
  • Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Mắc các bệnh ngoài da như các thể chàm khác, viêm da bã tiết, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng,…
  • Sự can thiệp phẫu thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền.

Bệnh chàm đồng tiền nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh chàm và chàm đồng tiền đều không có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng của bệnh khởi phát chủ yếu do rối loạn hệ miễn dịch và tác động của các yếu tố bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường. Do đó, nếu không tránh xa các yếu tố kích thích thì bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Trường hợp bệnh chàm đồng tiền có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng ở những khu vực da lân cận thông qua các vết thương hở.

Bệnh chàm đồng tiền nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh chàm và chàm đồng tiền đều không có khả năng lây nhiễm

Chàm đồng tiền là một trong những bệnh ngoài da lành tính, các triệu chứng của bệnh thường chỉ gây tổn thương ngoài da, ít khi đi kèm với các bệnh lý khách như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng,…Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách, có thể gây ra các biến chứng như:

  • Hình thành các thể chàm khác: Người bị chàm đồng tiền có thể khởi phát các thể chàm khác có hình thái giống như các bệnh viêm da.
  • Bội nhiễm da: Tình trạng xảy ra khi các vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương lở loét và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Biến chứng này thường khởi phát ở cuối giai đoạn cấp tính và có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền tái đi tái lại nhiều lần kèm theo ngứa ngáy dai dẳng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngà. Bên cạnh đó, các tổn thương trên làn da sẽ khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp, tác động đến tâm lý.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm đồng tiền

Bệnh chàm đồng tiền tuy không thể điều trị triệt để, nhưng các phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát lại nhiều  lần. 

Dưới đây là các phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền hiệu quả:

Tránh xa các dị nguyên

Người mắc bệnh chàm và chàm đồng tiền là những có cơ địa đặc biệt nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Do đó, phản ứng dị ứng là một trong những tác nhân gây kích thích làm tổn thương da, phát triển phức tạp hơn, có nguy cơ lan rộng, gây ngứa ngáy dữ dội.

Vì vậy, người bệnh cần tránh xa các dị nguyên có khả năng gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Một số yếu tố có khả năng gây dị ứng, bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng, mủ nhựa thực vật, dung môi, kim loại,…
  • Bảo vệ da, tránh để da bị tổn thương, trầy xước và bỏng.
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: Hải sản, thực phẩm chứa gluten, đậu nành, đậu phộng, bia rượu, cà phê,…
  • Hạn chế tắm nước nóng và tắm quá lâu vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh căng thẳng, áp lực và giải phóng cảm xúc tiêu cực.
  • Không mặc trang phục quá chật hay có chất liệu xơ cứng. Khi bị ma sát sẽ khiến da bị tổn thương có thể gây tổn thương da và dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh chàm đồng tiền. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống dựa vào mức độ của bệnh. Một số trường hợp không đáp ứng được với điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp ánh sáng trị liệu.

Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh chàm đồng tiền, bao gồm:

Các loại thuốc kháng Histamin: Một số thuốc kháng Histamin thế hệ I như Loratadin, Cetirizin, Clorpheniramin,…Có tác dụng làm nhanh tình trạng ngứa ngáy, kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm đồng tiền
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống dựa vào mức độ của bệnh

Thuốc chứa Corticoid dạng uống và bôi: Để giảm tình trạng viêm nhiễm và chống dị ứng, bác sĩ có thể chỉnh định các loại thuốc chứa corticoid dạng bôi ở giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trường hợp các triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền bùng phát và nghiêm trọng sẽ được cân nhắc sử dụng thuốc uống chứa corticoid.

Dung dịch sát trùng: Trong giai đoạn có dấu hiệu bị tổn thương và xung huyết, do đó người bệnh nên dùng một số loại thuốc sát trùng như hồ nước, thuốc tím, dung dịch Yarish, nitrat bạc, dung dịch Milian,…

Coal tar: Thuốc được điều chế từ than đá, có công dụng giúp giảm ngứa, khô ráp, bong tróc ở khu vực da bị tổn thương. Tuy nhiên, thuốc có mùi khá khó chịu và có màu đen/ nâu gây bất tiện trong quá trình sử dụng.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Trường hợp gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc chứa corticoid hoặc không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ, cụ thể là Tacrolimus và Pimecrolimus. Thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Nhóm thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh chàm tổ đỉa có dấu hiệu bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân như Erythromycin, Tetracyclin và tại chỗ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc bôi chứa axit salicylic: Thuốc thường được chỉ định khi da bị tổn thương bước sang giai đoạn mãn tính. Các hoạt chất axit salicylic có tác dụng loại bỏ các lớp sừng, làm mềm da, hỗ trợ làm lành các tổn thương da.

Bên cạnh áp dụng các loại thuốc điều trị, bác sĩ cũng có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp ánh sáng nếu sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả. Đối với bệnh chàm đồng tiền, thường được lựa chọn chiếu tia PUVA. Đây là phương pháp giúp làm giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát.

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Người bệnh chàm tổ đỉa có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà như:

Chườm mát, chườm lạnh: Để làm giảm cơn ngứa ngáy, sưng rát bạn có thể áp dụng chườm mát hoặc dùng bông gạc thấm nước muối sau đó chườm lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để cải thiện các triệu chứng tạm thời.

Dưỡng ẩm da thường xuyên: Thực hiện dưỡng ẩm mỗi ngày 2- 3 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm mềm da, tránh da bị khô ráp, bong tróc, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa. Bạn nên dưỡng ẩm khi vùng da bị tổn thương bước vào giai đoạn mãn tính, lúc này vùng da tổn thương đã khô lại, không nổi mụn nước và tiết dịch.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm đồng tiền
Thực hiện dưỡng ẩm mỗi ngày 2- 3 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm mềm da, tránh da bị khô ráp, bong tróc, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm thường xuyên có thể làm giãn các mao mạch, tạo cảm giác thư giãn, làm mềm da, cân bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da. Tuy nhiên, bạn không nên tắm quá 15 phút và nên lau khô cơ thể bằng khăn sạch sau khi tắm.

Sử dụng viên uống bổ sung: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh  có thể sử dụng các viên uống bổ sung vitamin C, E để tăng cường sức đề kháng, cân bằng độ ẩm của da và hỗ trợ làm lành các tổn thương bề mặt da.

Ngăn ngừa bệnh chàm đồng tiền tái phát

Song song với các phương pháp điều trị bệnh chàm đồng tiền, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa tái phát:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc da đúng cách, đặc biệt khi thời tiết khô hanh và trở lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng cao như hóa chất, kim loại, phấn hoa,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt và luyện tập hợp lý để cải thiện sức khỏe, kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
  • Thận trọng với các loại thuốc điều trị, nên trao đổi với bác sĩ về bệnh sử để được cân nhắc một số loại thuốc thay thế phù hợp.
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cung độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Tránh dung nạp các thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Kiểm soát kịp thời các bệnh lý do nhiễm trùng hoặc có thể kích thích bệnh chàm bùng phát.

Bệnh chàm đồng tiền khá phổ biến, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát nhiều lần. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

  • TOP 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt
  • Bệnh chàm khô: Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị
  • Top 10 phòng khám da liễu uy tín tại TPHCM (Bác sĩ giỏi)

Post Comment