Chữa dứt điểm căn bệnh á sừng ở đầu ngón tay, lòng bàn tay

Mắc bệnh á sừng ở tay chân tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều sự bất tiện trong cuộc sống, vì vậy mà người bệnh vẫn đang tìm kiếm cách điều trị dứt điểm căn bệnh này. Trong đó các phương pháp như Tây y, Đông y hay sử dụng mẹo dân gian là những cách phổ biến nhất. Những phương pháp chữa trị này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng tình trạng khô và nứt nẻ, bong tróc da ở đầu ngón tay và bàn tay hiệu quả.

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả
Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Cách chữa dứt điểm căn bệnh á sừng ở đầu ngón tay, lòng bàn tay

Bệnh Á sừng là một căn bệnh viêm da cơ địa làm cho da bị khô, nứt nẻ đôi khi còn bị rướm máu và gây ngứa ngáy ngoài da. Á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là xuất hiện ở bàn tay và đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn chưa xác định được rõ ràng, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, di truyền hay những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng.

Bệnh á sừng đầu ngón tay, bàn tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình cầm nắm, giao tiếp,…Thậm chí, bệnh có thể lan rộng ra nhiều vùng da lành lặn khác nếu không được kiểm soát, gây mặc cảm cho bệnh nhân.

Chính vì thế, việc tìm kiếm cách chữa trị căn bệnh này là việc mà bệnh nhân mong muốn nhất, với hy vọng kiểm soát được bệnh. Hiện nay, một số phương pháp được áp dụng có thể kể đến như:

1. Cách sử dụng thuốc tây chữa trị á sừng ở tay

Đây được xem là cách chữa trị có hiệu quả nhanh, được nhiều người sử dụng do tính tiện lợi của nó. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bôi hay thuốc uống để giúp kiểm soát bệnh, hạn chế nứt nẻ và khô da ở vùng bàn tay, đầu ngón tay.

Một số loại thuốc bôi trị á sừng ở tay:

  • Thuốc Acid Salicylic

Thuốc chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu sừng đồng thời tăng ẩm cho da tay, giúp phân rã và loại bỏ các chất khiến cho tế bào da bị kết dính lại thành từng mảng bong tróc.

Bên cạnh đó, công dụng của thuốc còn giúp kháng viêm, sát trùng, tránh da bị viêm nhiễm nặng hơn. Sử dụng thuốc cần đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến da bị hoại tử nghiêm trọng.

  • Thuốc chứa Corticoid

Các hoạt chất thường có trong thuốc là betamethason, dexamethason, clobetason,…giúp chống viêm, giảm phù nề, cải thiện tình trạng bong tróc của bệnh.

Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai cách, do đó tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách sử dụng thuốc tây chữa trị á sừng ở tay
Sử dụng thuốc bôi để điều trị á sừng ở bàn tay, đầu ngón tay
  • Thuốc chống nấm

Thuốc được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay do nhiễm nấm. Một số thuốc mỡ có tác dụng chống nấm thường được dùng như griseofulvin, nizoral, dẫn xuất imidazol,…

  • Thuốc điều hòa miễn dịch

Để giảm tình trạng quá mẫn của các dị nguyên gây cho hệ miễn dịch, đồng thời điều hòa quá trình tái tạo lại lớp sừng trên da, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc như pimecrolimus, tacrolimus,…Bệnh á sừng ở tay sẽ cải thiện sau một thời gian.

  • Kem dưỡng da

Một số kem dưỡng da sẽ được sử dụng. Các loại này phải có thành phần lành tính, an toàn cho cả da nhạy cảm nhất cũng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc da.

Một số thuốc uống chữa bệnh á sừng ở tay

  • Thuốc Corticoid

Bác sĩ dựa vào tình trạng á sừng ở tay của bệnh nhân mà chỉ định sử dụng thuốc bôi kết hợp với uống nếu cần thiết. Trường hợp nặng, một số thuốc corticoid dạng uống được sử dụng trong 5 – 10 ngày.

  • Thuốc kháng histamin H1

Các thuốc thuộc nhóm này như fexofenadin, loratadin, cetirizin,…được sử dụng để ức chế quá trình gắn histamin. Đây là một chất trung gian gây dị ứng, đặc biệt là gây nên tình trạng ngứa, khô da. Nhờ tác dụng của các nhóm thuốc này tình trạng bệnh á sừng ở tay sẽ được cải thiện.

  • Thuốc kháng sinh, chống nấm

Khi bệnh chuyển biến nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm nấm ở da, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.

  • Vitamin tổng hợp

Vitamin A, B, C, D, E,…sẽ là dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp vết thương nhanh lành, cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.

Cách sử dụng thuốc tây chữa trị á sừng ở tay
Sử dụng viên uống vitamin tổng hợp để nâng cao sức đề kháng, trị á sừng ở tay

Bệnh nhân bị á sừng ở tay lựa chọn cách điều trị bằng thuốc Tây y nên lưu ý một số vấn để sau đây, để tránh tình trạng sử dụng sai cách dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn:

  • Sử dụng đúng liều lượng, thời gian được bác sĩ chỉ định.
  • Không tự sử dụng, sử dụng quá liều với ý nghĩ cải thiện nhanh chóng bệnh. Việc sử dụng quá liều lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân có thể bị biến chứng như suy thận, suy gan, ảnh hưởng đến tim, huyết áp,….
  • Không sử dụng thuốc bôi da để uống.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tự ý ngưng sử dụng cũng khiến cơ thể nhờn thuốc, sau này sẽ khó điều trị bệnh hơn.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc, tự ý đổi sang thuốc khác nếu không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

2. Chữa á sừng ở tay bằng phương pháp dân gian

Khi thấy dấu hiệu á sừng ở tay mới phát bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị theo mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Với cách này, bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí điều trị, cũng như đây là phương pháp lành tính, ít gây tác dụng phụ. Một số mẹo bạn có thể áp dụng như sau:

Sử dụng lá lốt trị á sừng ở tay

Lá lốt là nguyên liệu thường được sử dụng để đẩy lùi chứng á sừng, đặc biệt là á sừng ở tay. Lượng kháng sinh có trong lá lốt giúp cải thiện tình trạng ngứa, khô nứt nẻ,… Ngoài ra, đây cũng là dược liệu quý giúp kháng khuẩn, chống viêm khá tốt.

Có hai cách sử dụng lá lốt bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:

Cách 1: 

  • Lấy 10 lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau đó giã nát lá lốt rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị á sừng, giữ yên trong 30 phút,
  • Rửa lại với nước sạch.

Cách 2:

  • Sử dụng 50g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo.
  • Cho lá lốt và 2 lít nước vào ấm, đun sôi trong 5 phút, sau đó cho thêm vài hạt muối biển vào khuấy cho tan.
  • Đổ nước ra chậu, để nước còn hơi ấm thì tiến hành ngâm rửa tay, bạn cũng có thể pha nước lạnh vào nếu không muốn đợi nước tự nguội bớt.
  • Bã lá lốt có thể sử dụng để chà nhẹ lên vùng da bị bong tróc để tăng hiệu quả điều trị.

Sử dụng lá trầu không điều trị á sừng ở tay

Với thuộc tính cay, nồng, khá lành tính nên trầu không được sử dụng nhiều trong việc điều trị một số bệnh ngoài da. Các hoạt chất có trong lá trầu không có tác dụng giải độc và kháng viêm tốt. Chính vì thế, lá trầu không được tin dùng phổ biến, đặc biệt trong điều trị vảy nến, á sừng,…

Sử dụng thảo dược thiên nhiên này giúp cải thiện triệu chứng mà á sừng gây ra ở tay, đồng thời tạo nên một lớp màng bảo vệ da khỏi những tổn thương do vi khuẩn, dị nguyên bên ngoài xâm nhập.

Trị á sừng ở tay bằng mẹo dân gian
Lá trầu không có tính kháng khuẩn, chống viêm thích hợp cho việc điều trị á sừng ở bàn tay, ngón tay

Có hai cách sử dụng cơ bản như sau:

Cách 1:

  • Sử dụng 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch, và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn vi khuẩn.
  • Sau đó đun với 2,5 lít nước đến khi sôi thì nhỏ lửa tiếp tục đun trong 5 phút trên lửa nhỏ.
  • Đổ nước thuốc ra chậu, đợi cho nước nguội bớt hoặc bạn có thể pha thêm một ít nước lạnh để hạ nhiệt.
  • Ngâm rửa vùng da tay bị á sừng với nước thuốc, thực hiện đều đặn một thời gian sẽ cải thiện được bệnh.

Cách 2:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không, rửa sạch, sau đó giã nát với một ít muối. 
  • Đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do á sừng gây ra.
  • Giữ nguyên trên da 1 tiếng sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Lưu ý cần vệ sinh vùng da cần điều trị trước khi thực hiện biện pháp này.

Sử dụng lá chè xanh (trà xanh) điều trị á sừng ở tay

Trà xanh cũng là một thảo dược được sử dụng phổ biến, với tác dụng chính là giải độc, chữa nóng trong, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay.

Chất chống oxy hóa cùng với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong trà xanh giúp kháng khuẩn cho da, loại bỏ những tế bào sừng chết, giúp tái tạo và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.

Cách làm:

  • Sử dụng một nắm lá trà xanh rửa sạch, để ráo nước.
  • Vò nát rồi đun trà xanh với 2 lít nước trong 10 phút.
  • Sau đó đổ nước ra chậu, để cho nước nguội bớt, ngâm rửa tay với nước thuốc trong 20 – 30 phút.
  • Bã trà dùng chà nhẹ nhàng để tăng hiệu quả loại bỏ lớp sừng chết.

Sử dụng trà xanh để uống hàng ngày cũng là cách hiệu quả để giải nhiệt cơ thể từ bên trong, điều này giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

Ngoài sử dụng những nguyên liệu trên đây, bệnh nhân có thể thay thế bằng các thảo dược có trong thiên khác như gừng, rau răm, đinh lăng, huyết dụ…cũng vô cùng hiệu quả.

Do là mẹo dân gian nên chúng tương đối lành tính, tùy vào mức độ á sừng ở tay của bệnh nhân, cũng như cơ địa từng người mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Người bệnh cần thực hiện đều đặn và kiên trì để cải thiện được tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

3. Cách điều trị á sừng ở tay bằng Đông y

Á sừng được coi là một bệnh viêm da mãn tính, do vậy rất khó điều trị dứt điểm và nguy cơ tái phát của bệnh là rất cao nếu không được kiểm soát đúng cách.

Theo Đông y, nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do sự suy giảm chức năng điều hòa cũng như thải độc ở gan và thận. Do đó, độc tố lâu ngày tích tụ kết hợp với những tác động bên ngoài làm cho da trở nên khô và nứt nẻ, bong tróc.

Nếu không điều trị dễ dẫn đến tổn hại khí huyết khiến bệnh lan rộng ra các vùng da khác, thậm chí là toàn thân. Á sừng ở bàn tay, đầu ngón tay được điều trị sớm, vẫn sẽ có tỉ lệ hồi phục.

Điều quan trọng là phải loại bỏ được căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Việc này có nghĩa là bệnh nhân phải bồi bổ, phục hồi chức năng của gan, thận. Bên cạnh đó, nên giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt nhằm bảo vệ cơ thể không cho bệnh tái phát.

Trị á sừng ở tay bằng phương pháp đông y
Chữa á sừng ở tay bằng phương pháp đông y

Một số bài thuốc Đông y được nhiều người tin dùng trong việc điều trị chứng á sừng ỏ tay như:

Bài thuốc ngâm rửa chữa á sừng bàn tay ngón tay

Bài thuốc 1:

  • Sử dụng 1 nắm nhỏ các nguyên liêu: phác tiêu, hỏa tiêu, dã cúc hoa, khô khàn.
  • Rửa sạch, cho vào nồi nước, nấu đến khi màu nước thay đổi thì tắt bếp.
  • Để nước nguội tự nhiên hoặc pha thêm nước lạnh để ngâm rửa tay.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 – 10 sẽ thấy tình trạng á sừng cải thiện.

Bài thuốc 2:

  • Sử dụng 120g khô khàn, 120g xuyên tiêu, 240g hoa cúc dại, 500g mang tiêu,
  • Thực hiện nấu nước thuốc tương tự như bài thuốc 1. 
  • Những trường hợp á sừng nặng nên thực hiện ngâm rửa 2 lần mỗi ngày.

Một số bài thuốc uống chữa á sừng bàn tay ngón tay

Bài thuốc 1: 

  • Sử dụng mỗi loại 120g: ké đầu ngựa, huyền sâm, hà thủ ô, sinh địa, hỏa ma nhân.
  • Sắc nước thuốc dùng mỗi ngày 1 lần vào buổi tối khi nước còn ấm để thu được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2:

  • Sắc nước thuốc tương tự cách 1 nhưng uống mỗi ngày 2 lần sáng tối.
  • Các vị thuốc sử dụng mỗi loại 12g gồm: bồ công anh, rau má, ké đầu ngựa, kinh giới, trinh nữ, thổ phục linh, xích hồng, bạc sau, hạ khô thảo, vỏ gạo khổ sâm, kim ngân, đơn đỏ, xác ve sầu.

Các bài thuốc Đông y lành tính và ít gây tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng các biện pháp tân dược. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Bệnh nhân sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiên trì thực hiện trong 1 – 3 tháng để cải thiện tình trạng á sừng ở tay một cách tốt nhất.
  • Các nguyên liệu có thể tìm mua tại các hiệu thuốc đông y, quá trình sắc thuốc và chuẩn bị hơi cầu kỳ.

Bài thuốc DUY NHẤT kết hợp cả BÔI – UỐNG – NGÂM RỬA

Hiện nay, Thanh bì dưỡng can thang (bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) là bài thuốc Đông y DUY NHẤT có 3 chế phẩm được đông đảo chuyên gia, người bệnh công nhận. Nhờ tính ưu việt có tác dụng KÉP 3 trong 1, Thanh bì dưỡng can thang đã được VTV2 giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày phát sóng 17/11/2019 với chuyên đề Đẩy lùi viêm da cơ địa, vảy nến.

Xem video trích dẫn phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc đã được đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu trong hơn 3 năm. Sưu tầm hơn 100 bài thuốc cổ phương, nghiên cứu các thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh hiện đại, các bác sĩ đã quyết định dựa trên bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc cổ phương của người Tày để cho ra bài thuốc Đông y ĐẦU TIÊNDUY NHẤT có 3 chế phẩm và hơn 30 thảo dược quý.

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Lộ trình điều trị và hiệu quả:

  • Giai đoạn 1: Đào thải độc tố diễn ra từ 4 – 6 tuần đầu tiên

Đây giai đoạn thuốc uống phát huy tác dụng đào thải độc tố qua da, một số triệu chứng bong tróc sẽ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc bôi và ngâm rửa với dược tính dưỡng ẩm, sát khuẩn sẽ hạn chế tối đa sự lan rộng của vùng tổn thương.

  • Giai đoạn 2: Loại bỏ hoàn toàn triệu chứng, phục hồi tổn thương diễn ra từ 6 – 10 tuần tiếp theo

Lúc này thuốc bôi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, da chết ở các vùng tổn thương được loại bỏ, tế bào da mới được sản sinh và ổn định trở lại.

  • Giai đoạn 3: Phục hồi hoàn toàn và dự phòng tái phát diễn ra từ tuần 10 – 14 cuối cùng.

Theo số liệu ghi nhận tính đến tháng 1/10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ Thanh bì dưỡng can thang. Kết quả điều trị á sừng thực tế tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, có hơn 83% bệnh nhân hồi phục sau 2 tháng, 12% bệnh nhân hồi phục sau 3 tháng, chỉ duy nhất 5% thuyên giảm chậm do không kiêng kỵ việc tiếp xúc hóa chất. 100% không gặp tác dụng phụ, hạn chế tái phát từ 1 – 5 năm nếu tuân thủ phác đồ dự phòng.

Điển hình điều trị tích cực á sừng bằng Thanh bì dưỡng can thang phải kể đến bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (trú tại Tổ 4, Khu 6, P.Yết Kiêu, TP.Hạ Long). Bệnh nhân bị dày sừng ở bàn tay và bàn chân đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không có chuyển biến, được một người bạn khuyên chuyển hướng điều trị sang Đông y và cụ thể là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang, bệnh nhân đã có chuyển biến tích cực chỉ sau 1 tháng điều trị. Sau 1 tháng đầu tiên tình trạng dày sừng, nứt nẻ, ngứa, đau đã giảm hẳn, bệnh nhân đã rất vui mừng khi gặp “đúng thầy, đúng thuốc”.

Xem video chia sẻ quá trình điều trị của bệnh nhân Nguyễn Thế Tình

Khuyến cáo: Bệnh nhân chỉ áp dụng bài thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Vì vậy, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm qua thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây:

  • Chi nhánh tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Chi nhánh tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
  • Chi nhánh tại Tp.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

>> Xem thêm: Chi tiết bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang và hiệu quả điều trị đã được kiểm chứng

Một số lưu ý trong quá trình điều trị á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay là bệnh mãn tính, có thể tái phát nếu tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài như thay đổi thời tiết, hóa chất, dị nguyên, sử dụng thực phẩm, thuốc có tác dụng phụ,…Chính vì thế, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, cũng như hạn chế tình trạng tái phát bệnh, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc tây để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. 
  • Tránh việc cào cấu, gãi làm bong tróc da tay khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây biến chứng, lây lan á sừng sang các vùng da khác.
  • Không ngâm rửa nước quá lâu, đặc biệt là nước nóng hoặc nước muối bởi vì có thể làm khô da, bong tróc nặng hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da tay nhẹ dịu, an toàn chuyên dụng cho trường hợp á sừng ở da tay.
  • Trong quá trình điều trị, hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa,…sử dụng găng tay cao su, khẩu trang y tế nếu trường hợp bắt buộc sử dụng như yếu tố công việc,…
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn nhiều hoa quả, rau củ, thực phẩm sạch,…Tránh đồ uống có cồn, thức ăn nhiều dầu mỡ,…để hồi phục á sừng ở tay nhanh hơn.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao cũng là cách thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là cách chữa trị á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả bạn có thể tham khảo, hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nếu sau một thời gian điều trị, bệnh không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đến thăm khám trực tiếp ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Post Comment