Trào ngược dạ dày gây viêm họng là một trong những bệnh lý thường gặp tuy nhiên căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng thông thường vì vậy thường bị điều trị sai cách dẫn đến bệnh lâu khỏi. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ bệnh biến chứng thành mãn tính.
Cách xử lý trường hợp Trào ngược dạ dày gây viêm họng
Viêm họng là một trong những dấu hiệu dẽ nhận biết nhất của chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu không được xử lý triệt để. Theo đó trào ngược dạ dày sẽ thường xảy ra nếu cơ thắt thực quản dưới có dấu hiệu ngày càng trở nên suy yếu, giãn ra và không được đóng chặt khiến các acid từ dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược lên thực quản.
Bình thường cơ thắt thực quản dưới có vai trò như một van có khả năng đóng mở để đưa thức ăn xuống dạ dày. Khi thức ăn được đi qua thì van này sẽ tự đóng lại để ngăn ngừa tình trạng axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên trên lại. Sự hoạt động bất thường của cơ quan này chính là nguyên nhân gây tổn thương thanh quản và thực quản.
Các acid từ dạ dày bao gồm HCl, pepsin, dịch mật và có thể xuất hiện các thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ làm bỏng rát cổ họng, gây nên các tổn thương tại đây làm sưng viêm, kích ứng và gây viêm họng. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày không được cải thiện nhanh chóng chính là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn cho tới trẻ em. Đặc biệt là những đối tượng sau đây
- Người có chế độ ăn uống kém khoa học, ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá khuya..
- Người mắc một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày
- Người lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau chống viêm
- Bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh
- Béo phì
- Phụ nữ mang thai
- Bị tăng cân đột ngột hoặc giảm cân đột ngột
Do các triệu chứng thông thường thường không quá rõ ràng hoặc giống với các bệnh lý viêm họng thông thường nên không ít người nhầm lẫn trong quá trình điều trị và làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm để có hướng điều trị chính xác nhất.
Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày
Bên cạnh các triệu chứng đau rát họng hay ho khan như bình thường, trào ngược dạ dày gây viêm họng còn có các triệu chứng ợ chua, sôi bụng đặc trưng kèm theo. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và phân biệt bệnh để có hướng điều trị chính xác nhất, phòng tránh các biến chứng khác có thẻ xuất hiện.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm
- Khàn tiếng
- Ngứa cổ họng, cổ họng sưng đau, khó phát âm
- Cảm giác khó nuốt do hình thành các mô sẹo bên trong niêm mạc thực quản
- Đờm nhiều trong cổ họng, cảm thấy đắng họng
- Miệng tiết nhiều nước bọt, cảm thấy khát nước thường xuyên đặc biệt về đêm
- Buồn nôn hoặc ói mửa sau khi ăn, nhất là khi ăn no
- Có thể xuất hiện mụn mủ trắng bên trong cổ họng
- Thường xuyên hắng giọng
- Ho mãn tính hoặc ho khi ngủ
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua sau khi ăn
- Bụng nóng rát, sôi bụng, có cảm giác nóng ngực
- Có cảm giác bị chèn ép đau thắt ở ngực
- Hôi miệng do xuất hiện nhiều vi khuẩn trong khoang miệng
Các triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn khi nằm ngửa do lúc này đường thông từ dạ dày lên thực quản tạo thành một đường thẳng nên các acid dễ dàng đẩy lên. Niêm mạc họng bị phá hủy trầm trọng khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu. Nếu có xuất hiện tình trạng sốt có thể cho thấy tình trạng viêm nhiễm trầm trọng khiến các tế bào miễn dịch phải hoạt động quá mức.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng có nguy hiểm không?
Không chỉ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu, bệnh còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát và điều trị đúng cách. Bệnh có nguy cơ tiến triển thành mãn tính nhanh chóng với các triệu chứng nặng và cần mất rất nhiều thời gian để điều trị.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể gây ra những biến chứng sau đây
- Viêm thực quản: do các axit dịch vị quá mức làm kích ứng tại các mô lót ở khu vực hầu, họng và gây nên các vết loét hay sẹo tại đây. Nếu không điều trị nhanh chóng sẽ có thể dẫn đến ung thư thực quản vô cùng nguy hiểm.
- Chít hẹp thực quản: Do thực quản hình thành các mô sẹo khối u do các acid dạ dày gây ra làm sẽ chứng chít hẹp thực quản với dấu hiệu đặc trưng là tình trạng khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Vòng thực quản: tình trạng xuất hiện bất thường của các vòng hoặc nếp gấp ở lớp lót dưới của thực quản và gây co thắt thực quản hay khó nuốt.
- Barrett thực quản: xảy ra khi các tế bào lót thực hoạt trở nên bất thường, dần trở thành các các tế bào dạng hình cột và có nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản khá cao.
- Viêm họng hạt: do xuất hiện nhiều vi khuẩn bên trong niêm mạc khiến hạch bạch huyết hoạt động quá mức khiến các lympho hoạt động quá mức và hình thành các hạt trong niêm mạc họng. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác cho hệ hô hấp.
- Các biến chứng dạ dày: do có liên quan đến trào ngược khiến các acid dạ dày hoạt động mạnh mẽ và dẫn đến mãn tính. Các biến chứng có thể xuất hiện kèm theo như xuất huyết dạ dày, viêm loét thực quản.. Thậm chí có thể ho ra máu.
Ngoài ra, người bệnh cũng gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe do khó ngủ, hôi miệng, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống. Cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như nội soi, đo áp lực thực quản hay chụp X quang thực quản trên để xác định rõ nguyên nhân và mức độ tổn thương. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả nhất.
Điều trị bằng thuốc Tây
Hầu hết việc dùng thuốc Tây chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn để cải thiện tạm thời các triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và hạn chế các biến chứng khác xuất hiện. Tùy từng tình trạng bệnh mà các loại thuốc sẽ được chỉ định khác nhau. Thường là dùng song song các loại thuốc ho và thuốc điều trị trào ngược dạ dày.
Cụ thể các loại thuốc được dùng như sau
- Thuốc kháng axit: giúp làm trung hòa acid dạ dày để hạn chế các tổn thương nên niêm mạc thực quản. Thường dùng các nhóm thuốc như Natri bicarbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie (dihydroxit, cacbonat, trisilicat), Nhôm hydroxit. …
- Thuốc ức chế thụ thể H2: có tác dụng ức chế tiết các acid dạ dày quá mức hoặc có dấu hiệu bất thường. Một số loại thuốc thường được chỉ định như ranitidine, cimetidine, famotidine, nizatidine…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp làm giảm hiệu suất hoạt động của các axit dạ dày như omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole, esomeprazole…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: dùng để bảo vệ niêm mạc dày dạ khỏi sự tấn công của các acid dịch vị như alginate, Dimeticol, Sucralfate
- Một số loại thuốc khác cho dạ dày: thuốc giúp điều hòa nhu động ruột như Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid, Metopimazin để giảm ho, ợ hơi hay buồn nôn
- Thuốc kháng sinh: thường dùng khi trong niêm mạc họng có quá nhiều các vi khuẩn gây sốt cao.
- Một số loại thuốc cho họng: thuốc ngậm họng giúp họng dễ chịu hơn như Eugica Candy, Strepsils, Lysopaine, Prospan hay một số loại thuốc giảm ho như Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan
Việc dùng thuốc cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua hay dùng quá liều mà bác sĩ chỉ định. Thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường trong suốt quá trình sử dụng.
Các bài thuốc Đông Y
Cần chú ý rằng nguyên nhân chính gây bệnh có liên quan đến trào ngược dạ dày, do đó điều trị chứng bệnh này chính là tiền đề để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất. Nếu các triệu chứng bệnh chưa quá trầm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để cải thiện các triệu chứng nhưng không có tác dụng phụ như thuốc Tây.
Tham khảo một số bài thuốc sau
- Bài thuốc 1: Hắc táo nhân, phòng sâm dùng 20g mỗi dược liệu; Cam thảo, trần bì, viễn chí mỗi loại dùng 12g; Liên nhục, ngưu, hoài sơn, bạch truật, cát căn mỗi dược liệu 16g; Bán hạ chế và chỉ xác mỗi thứ 10g. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng nước uống, chia thành 4 phần uống trong hai ngày, dùng sau khi ăn trưa và tối.
- Bài thuốc 2: Mã đề, bạch truật, liên nhục, đương quy, cam thảo, hoài sơn dùng 16g mỗi loại; Bạch thược, đan bì, râu bắp mỗi dược liệu 12g; Chi tử, bán hạ, trần bì sử dụng 10g. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng nước uống, chia thành 4 phần uống trong hai ngày, dùng sau khi ăn.
- Bài thuốc 3: Thanh bì 8g; Trần bì 10g, Bối mẫu 12g, Trạch tả 16g; Đan bì, chi tử, thược dược mỗi dược liệu 20g. Làm sạch cách dược liệu rồi sắc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn khoảng 250ml. Chia làm 5 phần dùng uống hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng các bài thuốc Đông y này thì không nên dùng chung với thuốc Tây để tránh tương tác với các chất. Bài thuốc này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát và phải sử dụng kiên trì lâu ngày mới đem lại tác dụng khả quan.
Điều trị tại nhà bằng các thảo dược quen thuộc
Dân gain thường truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược quen thuộc có thể cải thiện các triệu chứng này hiệu quả mà không có tác dụng phụ. Các cách này có thể kết hợp được với cả các loại thuốc Tây y hay Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Những nguyên liệu được dùng đều là những thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm cao, vừa tốt cho dạ dày vừa tốt cho niêm mạc họng.
Tham khảo một số cách như sau
- Tinh bột nghệ: Chất Curcumin trong nghệ được biết đến với khả năng làm lành các vết loét, bảo vệ dạ dày vô cùng hiệu quả nên có thể cải thiện các triệu chứng này vô cùng tốt. Người bệnh chỉ cần dùng 1 muỗng tinh bột nghệ pha cùng mật ong và nước ấm sử dụng mỗi sáng sẽ thấy bệnh thuyên giảm thấy rõ.
- Dùng gừng: các chất trong gừng như Zingiberol có thể làm giảm co thắt dạ dày, hạn chế lượng acid tiết ra, Tecpen giúp cải thiện các triệu chứng trong khi Methadone, Oleoresin giúp giảm đau thượng vị đáng kể. Một số chất khác giúp giúp kháng khuẩn và loại bỏ bớt mùi hôi trong miệng. Bạn chỉ cần pha trà gừng dùng mỗi ngày hoặc làm gừng ngâm cùng dấm táo trong 1 tuần rồi đem ăn cùng cơm sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.
- Hoa đu đủ đực: men papain có trong dược liệu này có thể làm giảm kích ứng tại nhu động ruột cùng một số hoạt chất khác giúp làm lành nhanh chóng các vết loét ở niêm mạc dạ dày và thực quản. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch hoa đu đủ rồi hấp cùng đường phèn, sau đó chắt lấy nước này để uống hằng ngày.
- Cam thảo: đây cùng là dược liệu quen thuộc dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền nhờ có chất kích thích niêm mạc dạ dày để ức chế tiết dịch vị axit. Người bệnh sắc cam thảo với nước uống hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả cải thiện bệnh vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên chú ý không dùng chung cam thảo với các loại thuốc Tây vì có thể làm giảm kali máu khiến người dùng mệt mỏi.
- Trà chanh mật ong ấm: đây đều là những nguyên liệu có thể giảm tiết acid, triêt tiêu vi khuẩn và hỗ trợ làm lành vết loét thực quản hiệu quả. Mỗi sáng bạn nên dùng 1 ly nước ấm pha cùng 1- 2 thìa mật ong và nửa quả chanh để uống trước khi ăn còn giúp cải thiện cân nặng. Chú ý sau khi uống phải ăn sáng đầy đủ.
Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tạm thời, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn. Người bệnh vẫn cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh mau chóng cải thiện nhất.
Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà cũng có liên quan mật thiết đến quá trình điều trị và cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây viêm họng. Theo đó người bệnh cần nhanh chóng thay đổi một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
Người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Chia nhỏ bữa ăn để làm dạ dày giãn rộng và giảm áp lực lên các cơ thực quản dưới
- Hạn chế các thực phẩm có thể kích ứng dạ dày tiết ra nhiều acid như đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng, thức ăn nhanh, đồ uống có ga hay các loại trái cây chua, tránh nêm nếm quá nhiều gia vị.
- Ưu tiên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nêm nếm nhạt
- Tránh xa đồ uống có cồn, rượu bia và các chất kích thích, tuyệt đối không hút thuốc lá
- Hạn chế nằm ngay khi ăn mà nên đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa bớt. Tốt nhất sau ăn từ 1- 2 tiếng mới nên nằm nghỉ
- Không mặc quần áo bó sát hay quá chật có thể kích ứng các triệu chứng trào ngược
- Khi nằm nên nằm gối cao đầu hặc kê cao chân để giảm các triệu chứng thức ăn trào ngược lên
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân trong trường hợp cần thiết.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể tiêu diệt bớt các vi khuẩn trong niêm mạc họng
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Phòng tránh viêm họng do trào ngược dạ dày
Phòng tránh hay điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày chính là tiền đề để phòng tránh các biến chứng liên quan như bệnh viêm họng. Người bệnh cần phải trao đổi thật kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia để có chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học lành mạnh. Những người có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt cũng hạn chế nguy cơ mắc bệnh tối đa.
Để phòng tránh bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị, cần chú ý những điều sau
- Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa
- Không nhịn ăn hay ăn đêm quá nhiều
- Tránh xa các thực phẩm khó tiêu hoặc các thực phẩm gây kích ứng dạ dày quá nhiều
- Tránh ăn các loại trái cây quá chua như xoài, cóc, bưởi hoặc nên ăn sau bữa chính từ 1- 2h đồng hồ.
- Uống đủ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày
- Điều trị các bệnh lý dạ dày có liên quan
- Đi ngủ sớm, tránh suy nghĩ quá nhiều hay thức khuya
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như ly chén, bát đĩa với những người mắc bệnh
- Không lạm dụng thuốc Tây quá mức
- Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn, không chạy bộ hay đi quá nhanh
- Lựa chọn những bài thể dục thể thao điều độ
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
- Đi khám bệnh ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Hầu hết với các triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm họng chưa nguy hiểm đến mức cần phải tiến hành các can thiệp ngoại khoa nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Đừng quên đi khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm/ lần để sớm phát hiện những nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn và nhanh chóng xử lý kịp thời.