Người mắc chứng nổi mề đay do cơ thể bốc hỏa là một dạng dị ứng cơ địa, thường xuất hiện khi cơ thể bị nóng. Triệu chứng thường thấy của bệnh là trên da sẽ xuất hiện những vết mẩn đỏ như muỗi đốt, tạo cảm giác ngứa ngáy và chịu cho người mắc phải. Nếu phát hiện sớm được các triệu chứng nhận biết cơ thể đang bốc hỏa dẫn đến nổi mề đay sẽ giúp quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn.
Tại sao nóng trong người lại là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay?
Nguyên nhân chính là do khi xảy ra hiện tượng nóng trong người lúc này cơ thể đã tích tụ nhiều độc tố nhưng không thể đào thải ra ngoài, mới khiến cơ thể sinh nhiệt cộng với việc cơ địa dị ứng sẽ gây ra hiện tượng nổi mề đay.
Hơn thế nữa nóng trong người là do cơ thể sinh nhiệt, khiến lớp sừng mỏng bảo vệ da bên ngoài bị tổn thương. Các tế bào bảo vệ da cũng bị phá hủy khiến da tổn thương và viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra mề đay.
Nóng trong người cũng làm nhiệt độ cơ thể bị chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài, khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn để làm mát và cân bằng lại cơ thể, điều này vô tình tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, bụi bặm tích tụ, gây ra tình trạng nổi mề đay liên tục.
Dấu hiệu nhận biết nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người nổi mề đay rất dễ nhận biết, hãy lưu lại ngay những dấu hiệu này để nhận biết sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Làn da bắt đầu xuất hiện những đốm sần đỏ, phồng rộp lên, nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể như tay, chân,… hoặc nằm tập trung thành mảng lớn.
- Nổi mề đay sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, phải gãi liên tục để giảm cơn ngứa. Nhưng càng gãi mề đay sẽ càng lan rộng và bắt đầu sưng to lên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày.
- Kích thước mề đay khi mới xuất hiện thường từ 1mm đến vài cm, hình dáng các nốt mề đay khá giống với vết côn trùng như muỗi, kiến, … cắn, nhưng mề đay thường to hơn và có dấu hiệu càng ngày càng lan rộng ra.
- Mề đay tồn tại trên da nhanh nhất là 30 phút, chậm nhất có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, gây bất tiện cho người mắc phải.
Đối tượng dễ nổi mề đay do nóng trong người thường gặp nhiều nhất là trẻ nhỏ do thân nhiệt trẻ yếu, không tự bảo vệ cơ thể được nên vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ sinh ra mề đay. Ngoài ra, nổi mề đay cũng xuất hiện ở người lớn.
Cách xử lý hiệu quả khi nóng trong người nổi mề đay
Tình trạng nổi mề đay sẽ nhanh khỏi nếu như điều trị đúng cách và kịp thời. Dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý nổi mề đay do nóng trong người hiệu quả, giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của mề đay.
Uống các loại nước có tác dụng thanh nhiệt
- Nước rau má: Rau má có tính mát, vị đắng thanh nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, phòng và trị các bệnh do nóng trong người như mề đay. Mỗi ngày 1 ly nước rau má giúp bảo vệ tốt cơ thể luôn trong trạng thái mát mẻ, có thể trị được mề đay dứt điểm không cho tái lại.
Khi uống rau má phải hết sức lưu ý nếu không sẽ gây tác dụng phụ khó lường. Các trường hợp sau đây không nên uống rau má: Khi bụng đói; Phụ nữ có thai sẽ dễ gây sẩy thai do rau má có tính đào thải; Người có huyết áp thấp vì rau má làm hạ huyết áp gây hôn mê, … - Nước chanh tươi: Trong chanh có nhiều Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe, tình trạng mề đay cũng thuyên giảm dần. Tuy nhiên không nên quá dụng khi uống quá nhiều nước chanh một ngày, dễ bị tổn thương bao tử và khó chịu cho cơ thể.
- Trà thảo mộc: Uống các loại trà thảo mộc hằng ngày giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, trị nóng trong người. Đây được xem là một cách trị mề đay rất hiệu quả và tốt cho cơ thể. Có thể kể đến các loại trà thảo mộc như Trà hoa cúc có tác dụng chống độc, tiêu viêm và giảm phù tốt; Trà cam thảo sẽ làm mát cơ thể, chữa mề đay mẫn ngứa; Trà thảo mộc tía tô giúp thư giãn thần kinh, cải thiện mề đay, …
Dùng lá khế để chữa nổi mề đay do nóng trong người
Trong dân gian có rất nhiều mẹo dân gian chữa mề đay rất hay như dùng lá khế, lá đơn đỏ, lá kinh giới, … Dưới đây là mẹo trị mề đay bằng lá khế vừa đơn giản, dễ làm, lại rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa. Sử dụng lá khế để tắm như một cách loại đi độc tố tích tụ bên trong cơ thể, giảm nhanh được các triệu chứng nổi mẩn ngứa mề đay.
Ngoài ra, trong lá khế cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, … giúp phục hồi nhanh mô da bị tổn thương, ức chế được vi khuẩn nên thường được dùng làm các bài thuốc chữa mề đay.
Chuẩn bị: 200gr lá khế tươi, rửa sạch, tước bỏ đi phần gân.
Cách làm:
- Cho 200gr lá khế tươi đã chuẩn bị vào 2 lít nước, nấu sôi trong 15 phút.
- Sau khi nấu xong, đợi cho nước khế nguội rồi đi tắm.
Nên tắm 2 lần vào sáng và tối, ngâm những vùng da bị mề đay vào nước khế. Cách này sẽ giúp giảm sưng tấy, ngứa ngáy và tình trạng mề đay sẽ hết nhanh chóng.
Đến các cơ sở y tế
Nếu sau khi đã áp dụng nhiều cách tại nhà điều trị nóng trong người nổi mề đay mà không hiệu quả hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng mề đay mà có phác đồ điều trị phù hợp, từ đó mề đay cũng nhanh chóng khỏi.
Có cách nào để phòng ngừa nổi mề đay do nóng trong người?
Mề đay hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như bạn chọn đúng cách và phòng ngừa từ sớm. Chỉ với vài công thức đơn giản dưới đây, bạn đã có thể phòng ngừa mề đay tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.
Uống nhiều nước
Nước có tác dụng làm mát và điều hòa cơ thể, đào thải độc tố rất tốt. Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể vào ngày nắng cơ thể không xảy ra tình trạng mất nước, da không bị khô và sẽ khó bị nổi mề đay.
Cơ thể mỗi người sẽ cần bổ sung từ 2 lít nước mỗi ngày, vào ngày nắng nóng thì lượng nước này càng quan trọng nên đừng quên uống chúng. Uống nhiều nước vừa tránh được nổi mề đay vừa tốt cho sức khỏe.
Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô thoáng
Việc giữ cơ thể sạch sẽ, khô thoáng giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy của mề đai, tránh các vết ngứa lan rộng, sưng to.
Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý là sau khi tắm xong nên lau thật khô cơ thể, quần áo nên phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ giúp loại bỏ đi các vi khuẩn gây hại cho cơ thể, bảo vệ cơ thể tốt hơn, tình trạng mề đay cũng sẽ giảm nhanh hơn.
Dùng phấn rôm phủ những vùng da thường xuyên có mồ hôi
Cơ thể ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi khiến cho bệnh mề đay càng nặng hơn. Đồng thời khi cơ thể ẩm ướt sẽ gây ra tình trạng ngứa liên tục, ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống.
Dùng phấn rôm phủ những vùng da thường xuyên đổ mồ hôi giúp tránh nổi mề đay rất tốt. Đây được xem là cách đơn giản và hiệu quả để tránh tình trạng nổi mề đay.
Không ăn thức ăn quá cay, thường xuyên bổ sung rau xanh
Việc ăn thức ăn quá cay hay ăn nhiều đồ nóng sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, nóng trong người và dễ nổi mề đay. Việc hạn chế ăn các thức ăn cay nóng và bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, tăng sức đề kháng và tránh được mề đay.
Trong rau xanh chứa nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, lại tốt trong việc thải độc, làm mát cơ thể nên sẽ loại bỏ được nguyên nhân gây nổi mề đay vào ngày nắng nóng. Những loại rau nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày như súp lơ, cà chua, …
Trên đây là các thông tin về nóng trong người nổi mề đay và những cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích được mọi người trong điều trị mề đay vào những ngày nắng nóng này.
Tham khảo thêm:
- Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Cách chữa mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian