Bệnh phong ngứa không nên ăn gì để tránh bệnh tái phát lại

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người tìm lời giải đáp. Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng sẽ giúp tình trạng bệnh ngày một nhanh khỏi đồng thời cũng có thể phòng được bệnh tái phát về sau hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 loại thực phẩm mà người bệnh phong không nên sử dụng, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau!

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Kiêng đúng thực phẩm sẽ giúp phong ngứa nhanh khỏi và phòng được bệnh tái phát

 

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì để tránh bệnh tái phát lại

Phong ngứa là một trong những bệnh lý khá phổ biến, thông thường cũng sẽ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đồng thời khi khởi phát sẽ gây ra các triệu chứng nổi mẩn, khô rát, bong tróc, ngứa ngáy trên da, đặt biệt gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phong ngứa, trong đó dị ứng thực phẩm là tác nhân điển hình. Thông thường, người bệnh thường chủ quan bỏ qua khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng, điều trị hoài không dứt. Nhưng nếu chủ động không ăn, kiêng những loại thực phẩm trong danh sách dưới đây, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và khó bị tái phát trở lại.

1. Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc,… đứng đầu danh sách cần kiêng ăn của người bệnh phong ngứa. Do hải sản chứa chất gây dị ứng cao, nên đối với người có cơ địa nhạy cảm sẽ lập tức bị kích ứng, gây ngứa ngáy, nổi mẩn trên diện rộng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, có thể tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Người bệnh phong ngứa phải tuyệt đối kiêng hải sản nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng hơn

Ngoài ra, trong hải sản còn chứa chất gây ra dị ứng là histamin và serotonin, nếu chế biến sai cách thì khi vào cơ thể sẽ làm cho da đỏ, ngứa liên tục. Tuyệt đối tránh xa những hải sản đánh bắt xa bờ, để ngoài trời nắng lâu vì lúc này lượng histamin trong nó đã tăng lên vượt bậc, người bệnh ăn phải sẽ khiến phong ngứa trở nên trầm trọng hơn.

2. Thịt bò

Thịt bò là nhóm thực phẩm giàu đạm và nhiều chất dinh dưỡng, thường được các bác sĩ khuyến khích ăn để tăng sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh phong ngứa thì hoàn toàn ngược lại, phải kiêng thịt bò nếu không muốn bệnh tái phát.

Theo các nghiên cứu, trong thịt bò chứa gần 28% protein và chứa nhiều histamin, có khả năng kích hoạt dị ứng, gây bùng phát các triệu chứng nổi đỏ, mẩn nước, ngứa ngáy trên da khi dung nạp chúng. Vì vậy, những người có tiền sử hoặc đang bị phong ngứa nên kiêng ăn thịt bò để bệnh thuyên giảm và không tái lại.

3. Thịt gà

Theo các chuyên gia, thịt gà không phù hợp với người bị bệnh phong ngứa vì chứa lượng đạm cao cùng với nhiều chất gây dị ứng, có thể khiến cơ thể nảy sinh phản ứng dị ứng. Cụ thể:

  • Da bị đỏ, sưng tấy và ngứa dữ dội.
  • Đau rát khó chịu ở vùng da bị tổn thương.
  • Cổ họng bị viêm, ngứa và ho nhiều.
  • Ợ hơi, buồn nôn,…

Để tránh bệnh tái phát liên tục và sớm điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa thịt gà dù đang điều trị hoặc đã điều trị khỏi.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Thịt gà chứa lượng đạm cao cùng với nhiều chất gây dị ứng nên không phù hợp với người bị phong ngứa

4. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Nghe có vẻ vô lý nhưng chính xác là người bị phong ngứa nên kiêng uống sữa hoặc ăn những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Điều này bắt nguồn từ việc sữa có nhiều đạm, lại chứa nhiều protein và các chất gây dị ứng nên có thể khiến cơ thể phóng thích histamin gây ngứa ngáy, tróc vẩy hoặc nổi mề đay.

Một số sản phẩm từ sữa nên kiêng là:

  • Sữa tươi
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Kem

5. Thức ăn nhanh

Một trong những món cần kiêng khi bị bệnh phong ngứa chính là thức ăn nhanh. Ngoài việc chúng chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe người bệnh thì còn chứa nhiều chất gây dị ứng có thể khiến da nổi mẩn, sưng đỏ và ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Người bệnh phong ngứa không nên ăn thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh có thể gây phong ngứa như:

  • Thực phẩm đóng hộp: cá hộp, thịt hộp,…
  • Thức ăn nhanh: hambuger, pizza, khoai tây chiên,…
  • Hoa quả sấy khô
  • Chocolate, kẹo, xúc xích, lạc xưởng,…
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dần mỡ như mì cay, gà gán,…

6. Các chất kích thích

Hầu hết các bệnh nhanh bị phong ngứa đều được bác sĩ khuyến cáo tránh xa các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có gas, thuốc lá,… vì có thể làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho bệnh phong ngứa chuyển biến nặng lên và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Khi sử dụng các chất kích thích, cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Da nổi mẩn, sưng đỏ hoặc khô ráp, tróc vẩy.
  • Cơn ngứa xuất hiện liên tục, càng gãi càng ngứa nhiều hơn.
  • Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Sưng cổ họng, say sẩm mặt mày, có thể bị ngất.

Các triệu chứng này thường xuất hiện ngay sau đó hoặc sau vài giờ sử dụng, người bệnh không nên chủ quan mà nên có biện pháp thay thế như uống nước lọc, nước trà,… vừa tốt cho sức khỏe vừa hạn chế bệnh phong ngứa tái phát.

7. Các loại gia vị không tốt cho người bệnh phong ngứa

Nếu như các bệnh lý về da khác có thể thoải mái trong việc nêm nếm gia vị vào món ăn thì người bệnh phong ngứa lại phải tuyệt đối tránh xa muối và đường. Đây là 2 loại gia vị có thể khiến da ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ nhiều hơn, bệnh tình kéo dài và tái phát liên tục, không kiểm soát được.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Muối và đường có thể khiến người bệnh bị nổi mẩn và ngứa ngáy nhiều hơn

Ngoài ra, người bệnh phong ngứa cũng nên tránh xa các loại gia vị có tính kích ứng cao như ớt, tiêu, mù tạc,… nếu muốn bệnh sớm thuyên giảm.

Bệnh phong ngứa nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh kiêng ăn các thực phẩm có thể khiến phong ngứa chuyển biến nặng hơn và tái phát trở lại thì bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ cần thiết sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh khỏi hơn.

1. Nhóm thực phẩm kháng viêm

Nhóm thực phẩm kháng viêm bao gồm:

  • Tỏi
  • Nghệ tươi

Trong đó, tỏi có tính ấm, vị hăng, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp ngăn chặn và loại bỏ các tác nhân gây hại trên da và bên trong cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn chứa một lượng lớn vitamin giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống chọi với các nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt, tỏi có khả năng tiêu viêm, giảm sưng rất tốt nên sẽ xoa dịu được các vết đỏ trên da, giảm nhanh cơn ngứa, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Ăn tỏi và nghệ tươi giúp bệnh phong ngứa nhanh khỏi

Giống như tỏi, nghệ tươi có nhiều hoạt chất có khả năng làm lành các tổn thương trên bề mặt da, giúp làm ấm cơ thể, kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng, làm giảm nhanh các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên da khi bị phong ngứa.

Tỏi, nghệ tươi có thể chế biến thành món ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn. Ngoài ra, tỏi cũng có thể ăn sống, nghệ tươi có thể đâm nhuyễn chà lên vùng da bị phong ngứa, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

2. Nhóm thực phẩm giàu omega 3

Theo các dược sĩ, thì nhóm thực phẩm giàu omega 3 như quả óc chó, quả bơ, cá hồi,… rất tốt cho người bị bệnh phong ngứa. Khi dung nạp những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa các chất độc hại gây viêm ngứa, bổ sung dưỡng chất để da nhanh lành tổn thương và ngăn bệnh tái phát hiệu quả hơn.

3. Nhóm thực phẩm giàu quercetin

Chất quercetin trong cơ thể đóng vai trò chống dị ứng bằng cách cân bằng các tế bào mast chứa tác nhân gây kích ứng histamin. Nên khi bổ sung nhóm thực phẩm giàu quercetin như bông cải xanh, táo đỏ, củ hành tây,… sẽ giúp cơ thể kiểm soát được bệnh phong ngứa, giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm dần.

4. Rau cải cay

Một trong những món ăn không thể thiếu của người bị phong ngứa là rau cải cay. Đây là loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được nhanh và hiệu quả hơn.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Ăn rau cải cay giúp trị phong ngứa nhanh và hiệu quả hơn

Trong rau cải cay có nhiều loại vitamin A, vitamin E, vitamin C có tác dụng kháng viêm, xoa dịu vùng da bị tổn thương, tăng sức đề kháng, tốt cho người bệnh phong ngứa. Khi ăn rau cải cay, cơ thể sẽ:

  • Giảm nhanh cơn ngứa, đau rát.
  • Vùng da bị phong ngứa trở nên dễ chịu hơn.
  • Các vùng da bị mẩn đỏ không lan rộng ra.

Có thể dùng rau cải cay để nấu canh, luộc hoặc xào với thịt heo nạc để làm mới bữa ăn, nâng cao dinh dưỡng và đảm bảo được sức khỏe cho người bệnh.

5. Nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, có tác dụng giải độc, thanh lọc và cung cấp độ ẩm cho cơ thể. Người bệnh phong ngứa uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải được những độc tố bên trong cơ thể ra ngoài qua đường bài tiết là mồ hôi và nước tiểu.

Trung bình người bệnh phong ngứa nên uống bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô rát, bong tróc, phục hồi lại làn da mịn màng, mềm mại.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì
Trung bình người bệnh nên bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng da khô rát, bong tróc

Ngoài ra, có thể làm mới khẩu vị bằng các loại nước ép giàu vitamin C như cam, cà rốt, bưởi, dâu tây,… để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn cho bệnh không tái phát.

Đặc biệt, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày 1 ly trà xanh sau khi ăn no sẽ giúp loại đi các histamin gây ra phong ngứa, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và da sẽ phục hồi tốt hơn.

Lời khuyên cho người bị bệnh phong ngứa

Ngoài chế độ ăn uống đúng và hợp lý, người bệnh phong ngứa cần lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Không nên gãi hay chà xát quá mạnh vào vùng da bị tổn thương vì có thể gây trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến da bị nhiễm trùng hoặc chàm hóa để lại sẹo thâm.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng. Đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, mùng mền,… nên được giặt giũ thường xuyên và phơi đủ nắng để không tồn đọng vi khuẩn gây hại cho da.
  • Luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh tật.
  • Nên sử dụng đồ bảo hộ hoặc dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất hoặc các chất độc hại gây dị ứng.
  • Giữ cho cơ thể luôn khô thoáng, tránh tình trạng đổ quá nhiều mồ hôi vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi gây ra phong ngứa. Tốt nhất nên mặc quần áo có độ co giãn và thấm hút tốt.
  • Bổ sung thêm độ ẩm cho da bằng các loại kem bôi hoặc sữa dưỡng thể lành tính để da không bị khô ráp, tróc vẩy, giữ được sự mềm mại và mịn màng sẽ hạn chế được bệnh phong ngứa tái phát.
  • Khi bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục hoặc có dấu hiệu chuyển nặng nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì và nên ăn gì rất quan trọng, là cơ sở để quyết định bệnh có thuyên giảm và tái phát nữa hay không. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Post Comment