7 Cách chữa mề đay bằng gừng giảm ngay cơn ngứa tức thì

Thông thường, người bị nổi mề đay được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được kiểm tra cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thế nhưng trong những trường hợp bệnh chỉ mới phát tác còn nhẹ, người bệnh vẫn có thể áp dụng cách chữa mề đay bằng gừng để giảm nhanh các triệu chứng như phát ban đỏ, nổi sẩn, ngứa ngáy, đau rát, sưng phù,… vừa là phương pháp an toàn lại vô cùng hiệu quả.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Đối với các trường hợp nổi mề đay nhẹ, người bệnh có thể tự chữa trị tại nhà bằng gừng

 

7 Cách chữa mề đay bằng gừng giảm ngay cơn ngứa tức thì

Mề đay là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Biểu hiện đặt trừng của người bệnh là các triệu chứng như: nổi sẩn, phát ban, ngứa ngáy, đau rát, sưng phù ở mắt và môi,… Gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ, làm xáo trộn công việc và cuộc sống.

Để cải thiện tình trạng trên, nhiều người đã dùng gừng để chữa mề đay. Đây là mẹo dân gian đơn giản, lành tính nhưng lại cho kết quả cao. Người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà mà không tốn nhiều thời gian.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Để cải thiện tình trạng nổi mề đay, nhiều người đã dùng gừng chữa trị

Trong Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, phát biểu, thanh lọc, giải độc cơ thể,… Nên được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp, cảm mạo, tiêu hóa, các bệnh lý da, đặc biệt là mề đay.

Còn trong Tây y, gừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bị nổi mề đay. Người ta tìm thấy trong gừng có: gingerol, capsaicin, xeton, zingiberene, citral,… có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm rất tốt. Khi dung nạp gừng vào cơ thể sẽ giảm được các cơn ngứa rát, làm mờ các vết sần đỏ, ngăn không cho tổn thương lan rộng, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da mới.

Chính vì những công dụng tuyệt vời trên, gừng đã và đang được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để chữa mề đay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ, các trường hợp mề đay mãn tính sẽ không có hiệu quả.

7 cách chữa mề đay bằng gừng cắt ngay cơn ngứa ngáy

Có rất nhiều cách chữa mề đay bằng gừng nhưng không phải cách nào cũng an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 7 cách tốt nhất có thể cắt ngay cơn ngứa ngáy mà bạn nên tham khảo.

1. Chữa mề đay bằng cách đắp gừng lát

Đắp gừng lát là cách chữa mề đay rất lành tính và cho kết quả cao. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà 2 lần/ngày sẽ giảm được tình trạng nổi mẩn đỏ, đánh bay cơn ngứa và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi lại làn da mịn màng như cũ.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Đắp gừng lát là cách chữa mề đay rất lành tính và cho kết quả cao

Chuẩn bị: 1-2 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi đem ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh lần nữa.
  • Để ráo nước và gọt bỏ phần vỏ, dùng sau thái gừng thành từng lát mỏng.
  • Vệ sinh sạch vùng da mề đay rồi đắp gừng lên.
  • Dùng tay hoặc khăn mềm cố định trong 15-20 phút là xong.

2. Chữa mề đay bằng cách tắm nước gừng

Tắm bằng nước gừng là một trong những cách chữa mề đay hiệu quả mà bạn nên không bỏ qua. Khi thực hiện phương pháp này, bề mặt da sẽ được làm sạch và sát khuẩn, loại bỏ được những vi khuẩn gây hại còn tồn đọng bên trên. Từ đó khống chế tốt cơn phát ban, giảm ngứa ngáy, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Tắm nước gừng giúp làm sạch bề mặt da, khống chế được cơn phát ban không cho lan rộng, làm cho người bệnh dễ chịu hơn

Chuẩn bị:

  • 3 củ gừng tươi
  • 3 lít nước

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi đem đi rửa sạch, cạo vỏ và giã nát.
  • Cho gừng và nước vào nồi nấu đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Pha thêm nước hoặc đợi nguội rồi đem đi tắm, rửa kĩ vùng da bị nổi mề đay để bệnh nhanh hết.
  • Duy trì đều đặn 1-2 lần/ngày đến các triệu chứng thuyên giảm.

3. Chữa mề đay bằng gừng và mật ong

Cách chữa này phù hợp với người nổi mề đay do lạnh hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn. Khi dung nạp gừng và mật ong vào cơ thể có thể giải dị ứng, giảm các tổn thương trên bề mặt da, tăng sức đề kháng và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị mề đay.

Cách chữa mề đay bằng mật ong
Chữa mề đay bằng gừng và mật ong phù hợp với người bị mề đay do lạnh hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn

Chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 2 thìa mật ong nguyên chất
  • 1 ly nước sôi

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch qua với nước muối pha loãng, gọt bỏ vỏ và để ráo.
  • Thái gừng ra thành từng lát nhỏ, có độ dày vừa phải.
  • Cho gừng vào ly nước sôi, khuấy đều tay để dưỡng chất của gừng tan ra trong nước.
  • Đợi nước bớt nóng thì cho mật ong vào, khuấy đều lần nữa rồi thưởng thức.
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe người bệnh.

4. Chữa mề đay bằng gừng và muối

Muối là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Ngoài làm gia vị nấu ăn, muối còn dùng trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh lý về da, trong đó có nổi mề đay.

Muối có tác dụng kháng viêm, sát trùng nên khi kết hợp với gừng sẽ giúp dứt nhanh cơn ngứa, giảm được tình trạng viêm đỏ trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả chỉ sau 3-5 ngày điều trị.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Chữa mề đay bằng gừng và muối giúp dứt nhanh cơn ngứa, giảm được tình trạng viêm đỏ trên da và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 1 củ gừng tươi lớn hoặc 2 củ nhỏ
  • 3 thìa muối

Cách thực hiện:

  • Sơ chế gừng tươi thật sạch, nhất là phần vỏ không được còn bụi đất.
  • Đem gừng đi giã nát hoặc đập dập để các hoạt chất phát tán trong nước tốt hơn.
  • Bắt một nồi nước lên nấu sôi, sau đó cho gừng vào và nấu trong 10 phút.
  • Nước sôi lên lần nữa thì cho muối vào rồi tắt bếp.
  • Đợi nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh cho ấm rồi lấy đi ngâm rửa vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

5. Chữa mề đay bằng gừng và rượu trắng

Chữa mề đay bằng gừng và rượu trắng là mẹo dân gian phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công. Cách này sẽ tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương tạo thành một lớp màn bảo vệ da khỏi các vi khuẩn, virus gây hại. Ngoài ra còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng sẩn đỏ, giảm ngứa ngáy, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Chữa mề đay bằng gừng và rượu trắng là mẹo dân gian phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công

Chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 100ml rượu trắng trên 40 độ
  • Hủ thủy tinh có nắp đậy

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch với nước, sau đó ngâm trong nước muối 15-20 phút để loại đi hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt gừng lên và để ráo nước, cho vào cối giã đều tay đến khi nhuyễn ra thì ngưng.
  • Cho gừng đã giã và rượu trắng vào hủ thủy tinh ngâm trong 24 giờ.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị mề đay rồi dùng rượu gừng thoa lên. Có thể kếp hợp massage nhẹ nhàng đến khi nó khô lại.
  • Rửa lại vùng da bị tổn thương bằng nước sạch, rồi dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô. Tuyệt đối không mạnh tay nếu không muốn da trầy xước.

6. Chữa mề đay bằng gừng, giấm và đường phèn

Đường phèn có tính bình, vị ngọt, có tác dụng hòa vị nhuận phế, bổ ích khí, kháng viêm tốt nên thường được dùng để chữa đau đầu, đau rát họng, chóng mặt. Còn giấm chứa axit axetic giúp giải độc, kháng khuẩn, giảm sưng phù. Hai nguyên liệu này khi kết hợp chung với gừng sẽ giúp các triệu chứng của bệnh nổi mề đay thuyên giảm nhanh chóng.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Dùng gừng, giấm và đường phèn chữa mề đay giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng

Chuẩn bị:

  • 2 củ gừng tươi
  • 1 thìa giấm chua
  • 100gr đường phèn
  • 1 chén nước

Cách thực hiện:

  • Gừng sau khi mua về thì rửa qua với nước muối, sau đó gọt sạch vỏ và để ráo.
  • Thái gừng thành những sợi nhỏ có kích thước tương đương nhau.
  • Cho gừng, giấm chua, đường phèn vào nồi và xào đều tay. Đến khi hỗn hợp có mùi thơm thì cho nước nào.
  • Nấu sôi đến khi nước sắc lại còn 1/2 chén thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ đi phần bã và uống khi còn nóng sẽ tăng hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn 5-7 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

7. Chữa mề đay bằng gừng và đường thẻ

Ngoài các mẹo trên, người bệnh cũng có thể dùng gừng và đường thẻ để chữa mề đay. Cách làm này vừa đơn giản vừa giúp các triệu chứng của bệnh giảm dần. Chỉ cần kiên trì thực hiện thì sau 7-10 này sẽ đẩy lùi được cơn ngứa ngáy, cải thiện tình trạng nổi sẩn, hỗ trợ da nhanh phục hồi trở lại.

Cách chữa mề đay bằng gừng
Dùng gừng và đường thẻ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng

Chuẩn bị:

  • 50gr gừng tươi
  • 100gr đường thẻ
  • 300ml nước lọc

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch với nước muối rồi đem đi thái thành lát mỏng.
  • Cho gừng, đường thẻ, nước vào nồi đun sôi bằng lửa nhỏ.
  • Nấu đến khi nước sắc lại còn 50ml thì tắt bếp.
  • Đổ ra chén, để nguội và thưởng thức.

Những lưu ý khi dùng gừng chữa mề đay

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh khi dùng gừng chữa mề đay cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn trong bài thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Không nên nôn nóng mà sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Nếu sau vài ngày điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thì cần ngưng sử dụng ngay. Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ để được làm kiểm tra và cho phương pháp điều trị thích hợp giúp bệnh nhanh khỏi.
  • Không dùng tay sờ, gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị nổi mề đay vì có thể gây trầy xước, tổn thương da nhiều hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ sát quá nhiều trên bề mặt da.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Tránh ăn những thực phẩm dễ dị ứng như: hải sản, thịt gà, thịt bò, sữa,… nếu không bệnh sẽ dễ chuyển biến trầm trọng hơn.
  • Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thường vệ sinh nhà cửa để vi khuẩn không còn chỗ ẩn náu cũng là cách giúp bệnh mề đay nhanh khỏi hơn.

Trên đây là những cách chữa mề đay bằng gừng cắt ngay cơn ngứa mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, đây là bài thuốc dân gian nên hiệu quả và thời gian điều trị sẽ tùy thuộc cơ địa. Nếu sau khi áp dụng bệnh không chuyển biến khả quan, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Post Comment