Nếu như mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa đang ở giai đoạn sau sinh. Việc tìm hiểu rõ có nên cho con bú trong thời điểm này hay không cũng sẽ giúp các mẹ có thể phòng tránh được tình trạng dị ứng sữa ở trẻ một cách hiệu quả nhất.
Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Theo các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề dị ứng, người mẹ sau sinh bị nổi mề đay có thể cho con bú được hoặc không, điều này còn tùy vào nguyên nhân gây nổi mề đay ở người mẹ. Thông thường phụ nữ sau sinh cần nắm rõ nguyên nhân gây nổi mề đay là gì. Từ đó mới có căn cứ để xác định có thể cho con bú hay không.
Cụ thể, có 2 trường hợp:
TH1: Mẹ bị nổi mề đay có thể cho con bú
Theo khoa học lý giải, hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa là do người mẹ thay đổi nội tiết tố hoặc do cơ thể nhạy cảm với môi trường. Đối với trường hợp này, người mẹ có thể cho con bú.
Bệnh nổi mề đay bản thân nó căn bản không tác động đến sữa mẹ nên không gây ảnh hưởng đến bé. Do đó, bé có thể hoàn toàn có thể bú sữa mẹ một cách bình thường. Sức khỏe của bé sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn dùng thuốc để điều trị mề đay thì tuyệt đối không nên cho bé bú sữa. Nhiều loại thuốc có thể sẽ được điều tiết qua sữa mẹ, như vậy nó sẽ được tích lũy trong cơ thể trẻ. Từ đó, sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ chậm phát triển, tổn thương về thần kinh. Các bà mẹ chỉ nên lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn từ các thảo dược thiên nhiên hoặc cũng có thể dùng thuốc nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
TH2: Mẹ bị nổi mề đay không thể cho con bú
Nếu mẹ bị dị ứng thức ăn thì không nên cho con bú. Mặc dù chưa có kết luận chính xác về vấn đề nổi mề đay có thể di truyền hay không, nhưng nếu mẹ bị dị ứng thì bé cũng sẽ bị dị ứng với các loại thức ăn. Vì vậy, trong thời gian người mẹ bị dị ứng với thức ăn thì tốt nhất không nên cho con bú vì có thể sẽ gây dị ứng sữa mẹ. Chờ đến khi nào người mẹ bình phục hoàn toàn thì mới cho bé bú lại bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh
Đây là vấn đề da liễu thường gặp ở nhiều phụ nữ. Theo thống kê, có tới 20 – 30% trường hợp các bà mẹ sau sinh bị dị ứng đặc biệt như bệnh nổi mề đay.
Một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là:
- Thay đổi nội tiết tố: Do trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ không điều tiết được kinh nguyệt và sự thay đổi cơ thể để phù hợp với quá trình hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi. Hormone estrogen thường tăng đột biến khi mang thai, suy giảm mạnh sau sinh và chỉ bắt đầu tăng trờ lại khi dừng cho con bú.
- Do chức năng gan suy yếu: Cơ thể sản phụ chưa phục hồi được bình thường sau sinh là nguyên nhân chủ yếu khiến chức năng gan suy yếu, không thể lọc hết độc tố ra ngoài. Từ đó, chúng gây ra hiện tượng nổi mẫn, ngứa ngáy, dị ứng thức ăn,…
- Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống: Do phải đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho bé và sức khỏe của mình nên thai phụ thường phải ăn nhiều hơn mà lại ít vận động.
- Tinh thần: Có nhiều phụ nữ sau sinh vì sức ép chăm con nhỏ và tình trạng nổi mẩn ngứa mà dẫn đến nguy cơ trầm cảm sau sinh. Mệt mỏi, stress,… cũng là một tác nhân mạnh mẽ gây nên vấn đề nổi mề đay sau sinh.
- Hệ miễn dịch trở nên suy yếu: Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là đào thải và phản ứng với sự thay đổi bất thường của môi trường bên ngoài. Chính vì thế, sau sinh, hệ miễn dịch suy yếu, hoạt động kém tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây dị ứng.
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Đổ mồ hôi nhiều bất thường là tình trạng hay xảy ra với phụ nữ sau sinh. Việc này có thể kiến lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó dễ gây ngứa da, kích thích da nổi mề đay.
- Sử dụng thuốc: Trong quá trình mang thai và sinh nở, nhiều chị em sử dụng thuốc Tây y để bồi bổ, thuốc chống viêm, chống huyết thanh, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng nổi mề đay.
- Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột mà cơ thể chưa kịp thích nghi dễ gây nổi mề đay ở các bà mẹ bỉm sữa hoặc gây dị ứng thời tiết khi mang thai.
- Chế độ ăn uống không đủ chất, không khoa học: Điều này khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.
- Các loại thực phẩm chứa chất kích ứng như: hải sản, đậu phộng, thịt bò,…
- Các tác nhân dễ gây dị ứng như: Lông chó mèo, phấn hoa, hóa mĩ phẩm,…
- Vệ sinh cơ thể kém: Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh “ở cữ” nên thường hạn chế tắm gội, mặc quần áo ấm, hơ than, tránh tiếp xúc với gió lạnh. Tuy nhiên các quan niệm này có thể khiến cơ thể điều tiết mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông từ đó dẫn đến nổi mẩn ngứa do mề đay.
- Giờ giấc sinh hoạt không khoa học: Thời gian đầu sau sinh, phụ nữ thường bị xáo trộn giờ giấc do phải thức dậy đột ngột cho trẻ bú hoặc thay tã. Việc này dẫn đến tình trạng mất ngủ, rối loạn nội tiết, căng thẳng mệt mỏi, là nguyên nhân hàng đầu gây kích thích mẩn ngứa mề đay khởi phát.
- Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng: Những trường hợp sản phụ sinh mổ thường sẽ có khả năng bị dị ứng nổi mề đay cao hơn sinh thường.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sau khi bú
Để biết trẻ có bị dị ứng hay không thì bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ sau khi bú. Cụ thể, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Bứt rứt, khó chịu, quấy khóc bất thường.
- Trẻ hắt hơi, chảy nước mũi, ho.
- Tiêu chảy, có thể xuất hiện tình trạng khó thở.
- Người ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ hoặc phát ban rải rác.
- Nhiều vết sưng trên mặt, môi, mắt, nhiều vết đỏ quanh miệng.
Thông thường các dấu hiệu phát bệnh ở trẻ rất mơ hồ và khó nhận biết. Vì vậy, khi người mẹ bị bệnh, sau khi cho trẻ bú xong nên chú ý kỹ, nếu có xuất hiện một trong những vấn đề kể trên thì lập tức đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý khi điều trị nổi mề đay trong thời gian cho con bú
Trong quá trình cho con bú bị nổi mề đay, bạn nên quan tâm đến những vấn đề sau đây để việc điều trị thuận lợi và an toàn hơn:
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa bệnh nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.
- Với những ai đã có tiền sử nổi mề đay trước đó nên cẩn thận hơn. Vì sau sinh nguy cơ mắc lại sẽ cao hơn người bình thường.
- Nên chú ý bổ sung đầy đủ chất sau quá trình sinh nở nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế những tác nhân có hại cho sức khỏe như: Môi trường ô nhiễm, chất hóa học,…
- Nên tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Tình trạng mề đay kéo dài hơn 1 tuần vẫn không thuyên giảm, sốc phản vệ, suy hô hấp,…
Dị ứng nổi mề đay là một trong những hiện tượng rất hay gặp trong thời gian cho con bú. Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn nắm được vấn đề có nên cho con bú khi nổi mề đay hay không. Trong trường hợp bạn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh, hãy gặp bác sĩ để khám và được tư vấn tốt nhất.