Tình trạng gan yếu có thể nhận biết bởi triệu chứng nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu. Chứng nổi mề đay do gan yếu gây ra không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, đồng thời còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra đây còn là biểu hiện của chức năng gan đang gặp phải vấn đề, có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác mà bạn không thể ngờ tới.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh gan yếu nổi mề đay
Các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó hệ quả của các bệnh lý ngoài da như dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây bệnh thường kaf chủ yếu. Trong một số trường hợp, bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là dấu hiệu nhận biết hiện tại gan đã bị yếu.
Biểu hiện gan yếu thường do các yếu tố cộng hưởng gây ra. Cụ thể như:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh
- Sinh hoạt và làm việc không điều độ
- Tác dụng phụ của thuốc Tây điều trị
- Lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê,…
- Sinh sống, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, hóa chất độc hại
Khi chức năng bị suy giảm có thể phát sinh các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, hơi thở có mùi hôi, các vấn đề tiêu hóa gặp bất thường,…Phần lớn các trường hợp bị gan yếu xuất hiện tình trạng nổi mề đay, gây ngứa ngáy khắp người.
Chức năng chính của gan là đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài và thanh lọc. Khi gan yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đào thải, các chất độc lâu dần sẽ tích tụ trong máu và bài tiết qua các tế bào da. Từ đó dẫn đến hiện tượng uất tích tại bì và khởi phát chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.
Gan yếu nổi mề đay thường có xu hướng dễ tái phát và chỉ được kiểm soát khi chức năng của gan được khắc phục, hoạt động bình thường. Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến chức năng gan suy giảm trầm trọng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.
Các biểu hiện nhận biết gan yếu nổi mề đay
Nổi mề đay ngứa ngáy do gan yếu thường có các biểu hiện khác hơn so với các nguyên nhân khác. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để áp dụng các biện pháp can thiệp hợp lý và nhanh chóng.
Tổn thương da do gan yếu nổi mề đay gây ra thường tạo thành từng mảng màu đỏ và cộm hơn các vùng da xung quanh, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, khi sờ vào sẽ cảm giác cứng, có thể bị ngứa hoặc không.
Nổi mề đay do gan yếu thường khởi phát tập trung ở cổ, tay chân, lưng. Ngoài ra, tình trạng này còn được biểu hiện thông qua một số dấu hiệu sau:
Vàng da, vàng mắt, vàng móng: Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn đến sắc tố mật Bilirubin dần tích tụ trong máu cùng với các độc tố tồn đọng lâu ngày. Từ đó gây ra biểu hiện vàng da, vàng mắt, vàng ở móng tay, móng chân.
Ngứa ngáy khắp người: Các cơn ngứa do gan yếu gây ra thường khởi phát trên diện rộng, ngứa châm chích dưới da. Cơn ngứa thường xuất hiện đột ngột và có thể trở nên nặng nề hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc ra gió.
Hơi thở có mùi: Khi gan yếu có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi, nguyên nhân là amoniac không được đào thải toàn bộ, khi tồn đọng trong cơ thể có thể khiến hơi thở hoặc khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Một số triệu chứng khác: Ngoài các biểu hiện thường gặp trên, gan yếu có thể phát sinh các triệu chứng như nước tiểu màu vàng đậm, phân màu bạc, dễ chảy máu răng, môi khô và đỏ. Người bệnh thường mất ngủ, chướng bụng và gặp phải các vấn đề tiêu hóa khác.
Các biện pháp khắc phục gan yếu nổi mề đay
Đối với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do các nguyên nhân khác có thể khắc phục bằng các biện pháp điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, đối với người bị gan yếu gây nổi mề đay thì cần điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Cần thanh lọc gan, cải thiện các chức năng gan giúp cải thiện chứng nổi mề đay ngứa ngáy hiệu quả.
Khi cơ quan này khỏe mạnh sẽ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể diễn ra tốt hơn. Từ đó, khắc phục được tình trạng các chất độc bài tiết qua da gây khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Ngoài ra, khi chức năng gan được cải thiện cũng sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh các bệnh lý về gan ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là các biện pháp cải thiện tình trạng gan yếu nổi mề đay, ngứa ngáy:
1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Tình trạng gan yếu nổi mề đay có thể trở nặng nề hơn nếu người bệnh duy trì thói quen ăn uống không khoa học. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể cũng như chức năng đào thải độc tố của gan.
Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi gan, hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người do gan yếu gây ra. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho gan và sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Bông cải xanh: Trong thực phẩm có chứa các thành phần thiocyanates, indole, glucosinolates,… Có khả năng loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy hoạt động ở các cơ quan bài tiết hiệu quả hơn, đặc biệt là gan.
Rau bina: Thành phần glutathione có trong rau bina có tác dụng hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố của gan. Trong khi đó, chlorophylls giúp trung hòa những kim loại nặng làm giảm áp lực cho cơ quan này.
Trái cây họ cam, quýt: Các loại trái cây thuốc nhóm này thường chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể, tăng cường bảo vệ tế bào gan trước sự tấn công của các gốc tự do cũng như quá trình lão hóa.
Cà rốt: Uống nước ép cà rốt thường xuyên không chỉ có tác dụng làm đẹp da, loại bỏ các cholesterol gây bất lợi mà còn giúp loại bỏ triglyceride, MUFA, DHA hiệu quả. Giúp làm mát gan, bảo vệ gan, từ đó khắc phục chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người.
Ớt chuông đỏ: Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng vitamin A, C dồi dào và chất Lycopene hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của gan được diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, vitamin B6 có trong ớt chuông còn hỗ trợ hoạt động sản xuất hồng cầu.
Một số thực phẩm khác: Củ cải đường, bắp cải, củ dền, hạt óc chó, hành tây, tỏi, dầu oliu,… chứa các thành phần có lợi cho gan, việc dung nạp các thực phẩm này thường xuyên sẽ cải thiện chức năng gan, đồng thời khắc phục triệu chứng nổi mề đay do gan yếu.
Bên cạnh tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan vào thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh dung nạp các thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe, tăng áp lực lên gan. Cụ thể như:
- Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, chất bảo quản. Các thực phẩm này sẽ làm khiến gan hoạt động mạnh mẽ, lâu dần sẽ khiến chức năng gan suy giảm, các độc tố tích tụ ngày càng nhiều. Từ đó khiến triệu chứng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh dung nạp các thực phẩm và gia vị cay nóng, việc tiêu thụ những thực phẩm này không chỉ làm gia tăng áp lực lên gan mà còn gây nóng trong người. Từ đó dẫn đến các tuyến bã nhờn bài tiết qua da mạnh mẽ hơn, khiến tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy trở nên nặng nề hơn.
- Trường hợp đang gặp phải vấn đề về cân nặng, cần chú ý cân bằng khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống quá mức sẽ khiến gan làm việc nhiều hơn, đồng thời tích trữ lượng lớn cặn bã, chất độc và cholesterol trong cơ thể.
2. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Mỗi ngày, cơ thể cần đáp ứng đủ lượng nước lọc cần thiết để hoạt động tốt hơn. Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, làm giảm áp lực ở những cơ quan bài tiết, nhất là gan.
Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày còn giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước lọc ngay cả khi bạn có bị yếu gan hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả không đường giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
3. Duy trì hoạt động thể chất
Theo các chuyên gia đầu ngành, mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhất là các trường bị gan bị suy giảm chức năng gây nổi mề đay thì đây là một biện pháp hỗ trợ tích cực.
Hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể. Các chất độc sẽ được bài tiết qua da thông qua các tuyến mồ hôi. Từ đó cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người do gan yếu.
Bên cạnh đó, việc duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan, giải độc hiệu quả. Đồng thời nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, người yếu gan cần chú ý lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp như bơi lội, đi bộ, yoga, tabata ở cường độ thấp,… Tránh luyện tập quá sức sẽ kích thích triệu chứng nổi mề đay trở nên nặng nề hơn, gây phản tác dụng.
4. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt kém khoa học là một trong những nguyên nhân khiến chức năng gan bị suy giảm. Do đó, trường hợp bị nổi mề đay do gan yếu cần chú ý thay đổi các thói quen tiêu cực, thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý. Bao gồm:
- Không sử dụng các chất kích thích, trường hợp bị nghiện hút thuốc bạn cần loại bỏ sớm, có thể tham khảo các chuyên gia để được tư vấn các giải pháp giúp từ bỏ thói quen này hiệu quả hơn. Trong khói thuốc lá có chứa các chất độc Methoprene, Nicotine, Arsenic, Sulfuric, Formaldehyde không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tác động xấu đến các cơ quan nội tạng khác.
- Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đủ năng lượng cho một ngày hoạt động mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan. Khoảng thời gian đào thải độc tố của gan và phục hồi tổn thương sẽ bắt đầu từ 23h00 đến 2h00. Do đó, thói quen thức khuya sau 23h00 sẽ làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng và kéo theo phát sinh các vấn đề về gan.
- Tránh căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn phát sinh các vấn đề khác tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, bao gồm tăng huyết áp, làm giảm lưu lượng máu đến gan khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm, hoạt động đào thải độc tố bị trì trệ.
- Đối với các trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị cần thận trọng, bao gồm các loại thuốc không kê đơn. Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac. Việc lạm dụng thuốc điều trị không chỉ gây yếu gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan hay xơ gan.
Bên cạnh loại bỏ các thói quen xấu, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho gan như:
- Ngủ trước 23h00, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng để cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động cho một ngày.
- Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là vào buổi tối.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực. Bạn có thể áp dụng một số giải pháp như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách,…
- Mang khẩu trang, che chắn khi ra đường hoặc đến những nơi công cộng, đồng thời tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị làm giảm áp lực lên gan ở dạng dán hoặc bôi ngoài da, trường hợp sử dụng thuốc đường uống, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều dùng và tần suất sử dụng.
5. Tận dụng các dược liệu tự nhiên
Các trường hợp gan yếu nổi mề đay có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố làm giảm áp lực lên gan hiệu quả. Dưới đây là một số dược liệu thường được sử dụng phổ biến trong cải thiện chức năng gan:
Atiso: Loại thảo dược này có vị đắng, tính mát, mùi thơm nhẹ, có chứa hoạt chất faradiol và taraxasterol dồi dào, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm và phục hồi chức năng gan. Ngoài ra, các vitamin B2, B1, A, C, photpho, mangan, sắt,..có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Cây mã đề: Đây được xem là dược liệu rất tốt cho gan, với các hoạt chất Rinatin, Aucubin, Carotin, Au Cobozit, Vitamin K, Vitamin C,… Không chỉ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt mà còn hỗ trợ thanh lọc, cải thiện chức năng gan. Hỗ trợ quá trình điều trị viêm đường tiết niệu và xơ gan cổ trướng.
Lá trà xanh: Trong lá trà xanh chứa thành phần Epigallocatechin Gallate có nhiều công dụng cho sức khỏe. Uống nước trà xanh mỗi ngày không chỉ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, các thành phần có trong lá trà xanh còn có khả năng bảo vệ gan tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
Nha đam: Uống nước nha đam thường xuyên cũng là một trong các biện pháp cải thiện tình trạng gan yếu hiệu quả. Với hàm lượng các chất oxy hóa cao, dược liệu này còn có tác dụng đào thải các độc tố, tiêu trừ các gốc tự do. Góp phần bảo vệ gan tốt hơn, từ đó cải thiện chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người.
Bên cạnh các dược liệu trên, để tăng cường sức đề kháng cho gan, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược có tác dụng giải độc, thanh nhiệt khác như râu ngô, rau má, đậu đen, diếp cá, trà hoa cúc,…
Lưu ý khi nổi mề đay do gan yếu
Tình trạng gan yếu nổi mề đay, ngứa khắp người tuy khởi phát đột ngột nhưng thường có xu hướng thuyên giảm nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau giúp chủ động hơn trong điều trị cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả:
- Nổi mề đay do gan yếu thường khởi phát trên diện rộng gây ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh, tắm nước mát hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 hỗ trợ.
- Tránh chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời nhưng sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nặng nề hơn, có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, viên uống hỗ trợ giải độc, cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, lựa chọn các trạng phục thoáng mát, thấm hút tốt và hạn chế hoạt động ngoài trời từ 10h00 đến 15h00 nhằm hạn chế tiết mồ hôi gây ngứa ngáy, khiến triệu chứng nổi mề đay trở nên nặng nề hơn.
Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến khi chức năng của cơ quan này bị suy giảm. Để cải thiện, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tận dụng các dược liệu tự nhiên. Trường hợp, nổi mề đay do gan yếu có dấu hiệu tiến triển nặng nề hơn, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.