Lang ben là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp phải ở nhiều người, tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ, đồng thời cũng khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi có dấu hiệu của bệnh lang ben, nhiều người thường cảm thấy rất lo lắng và cho rằng lang ben có thể tự hết mà không cần điều trị. Thế nhưng sự thật thì lang ben có tự hết không và có cần phải điều trị không, tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây mời bạn đọc cùng theo dõi.
Giải đáp thắc mắc: Lang ben có tự hết không?
Lang ben có tự hết không là một trong những thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho biết, lang ben là bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt lang ben không thể tự khỏi nếu người bệnh không sớm thăm khám và điều trị. Không chỉ vậy, khi người bệnh không điều trị tận gốc, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Lang ben là bệnh là bệnh ngoài da do nấm Microsporum FurFur sống ký sinh ở lớp thượng bì của da gây ra. Các vị trí dễ bị lang ben trên cơ thể là bụng, ngực, cổ, mặt trong của đùi, cánh tay, vai, thường hiếm khi thấy ở cẳng tay và cẳng chân. Các dấu hiệu ban đầu khi mắc lang ben có thể kể đến như có các chấm, dát đỏ hoặc hồng nâu rải rác rồi bắt đầu lan rộng dần trên da. Các tổn thương ban đầu thường nhỏ, trên vùng tổn thương có vảy da nhỏ, mịn, vảy dễ bong khi cạo, sau lan rộng dần, nếu không điều trị có thể dẫn đến thâm, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời người bệnh dễ ngứa ở vùng da bị lang ben, nhất là khi ra nhiều mồ hôi.
Lang ben là bệnh thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và người già. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh khi thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Đây là bệnh ngoài da không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu. Tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ tổn thương trên da mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Trường hợp nhẹ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc bôi để điều trị và tránh lan lây sang vùng da khác. Trường hợp nặng sẽ phải dùng kết hợp thuốc bôi và thuốc uống để điều trị toàn thân.
Điều trị lang ben bao lâu thì khỏi?
Lang ben tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh sẽ lan rộng, các vết đốm trắng hồng to dần khiến da không đều màu, mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, nếu không sớm điều trị, làn da của bạn sẽ rất khó có thể trở về trạng thái tự nhiên ban đầu, đặc biệt còn lan rộng ra các vùng da khác và dễ lây lan từ người này sang người khác,
Thông thường, tuỳ vào tình trạng, mức độ tổn thương mà thời gian điều trị lang ben ở mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều thuyên giảm nhanh chóng sau 2 – 4 tuần kiên trì điều trị với chế độ chăm sóc nghiêm ngặt. Đặc biệt, khi bạn càng thận trọng trong khâu chăm sóc thì tình trạng bệnh sẽ càng được cải thiện nhanh.
Ngược lại, nếu bạn vệ sinh cơ thể kém, dùng thuốc không điều độ, ngưng thuốc quá sớm… sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian phục hồi, không những thế còn có thể tạo điều kiện cho vi nấm phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ tái nhiễm hoặc gây tổn thương trên diện rộng. Do đó, nếu bạn muốn lang ben nhanh khỏi, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hãy uống thuốc đúng giờ, đủ liều và thận trọng trong khâu chăm sóc.
Làm sao cho lang ben nhanh khỏi?
Bên cạnh thắc mắc lang ben có tự hết không thì làm thế nào để bệnh nhanh khỏi cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, để bệnh nhanh khỏi thì cách tốt nhất chính là bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Để bệnh nhanh khỏi, bạn cần:
1. Điều trị đúng cách
Với các bệnh da liễu đặc biệt là lang ben, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc điều trị tại chỗ với trường hợp tổn thương nhỏ và điều trị toàn thân với trường hợp tổn thương lan rộng. Một số thuốc điều trị có thể kể đến như:
Điều trị tại chỗ:
- Thuốc bôi chứa Axit salicylic: Có tác dụng sát trùng, giảm viêm, giảm ngứa, làm bong vảy tế bào sừng, hỗ trợ loại bỏ vi nấm phát triển ở lớp thượng bì của da
- Thuốc chống nấm: Được dùng ngoài da với các hoạt chất như Ciclopirox, Ketoconazole, Terbinafine… Tuỳ vào mức độ đáp ứng mà thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.
- Kẽm pyrithione/ Selenium sulfide: Nếu người bệnh dị ứng với hoạt chất kháng nấm nhóm azol, có thể dùng kẽm và Selenium để thay thế nhằm ức chế nấm Malassezia furfur.
Điều trị toàn thân:
Nếu trường hợp điều trị tại chỗ thất bại, không đáp ứng, vùng bị lang ben lan rộng hoặc tái phát nhiều lần, thông thường bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc điều trị toàn thân bằng các thuốc đường uống. Thuốc điều trị thường là loại kháng nấm, có tác dụng ứng chế sự phát triển đồng thời tiêu diệt nấm men như Fluconazole, Itraconazole… Các thuốc này tuyệt đối không được dùng cho trẻ nhỏ và những người bị suy giảm chức năng gan. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về gan thì nên trao đổi với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Điều trị dự phòng:
Với trường hợp bệnh thường xuyên tái phát hoặc người bệnh sinh sống trong thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Sẽ được điều trị bằng:
- Thuốc Itraconazole đường uống (200mg/ngày), dùng 1 lần mỗi tháng vào những thời điểm thời tiết nóng ẩm
- Dầu gội Ketoconazole 2% hoặc Selenium sulfide 2.5%, dùng 1 lần/tháng để phòng ngừa tái phát.
2. Chăm sóc đúng cách
Để bệnh lang ben nhanh khỏi, bên cạnh việc điều trị đúng cách, bạn cũng cần chú ý trong khâu chăm sóc. Do lang ben có khả năng lây nhiễm cao, dễ lan rộng ra các vùng da khác, nên bạn cần:
- Vệ sinh cá nhân nhất là vùng da bị lang ben sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn để diệt khuẩn, diệt nấm
- Nên chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, tránh hoạt động ngoài trời nhiều để không làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi, nhằm giảm ngứa ngáy khó chịu
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì dễ làm lang ben lây lan trên diện rộng. Tránh các môi trường ô nhiễm, ẩm ướt, nhiều khói bụi để không tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển
- Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein, giàu vitamin D và các thực phẩm như sữa chua, tỏi… Đồng thời, nên tránh ăn nhiều đường, tránh dùng rượu hoặc thức uống có cồn, tránh các loại giấm và bánh mì nướng.
- Uống thuốc đủ liều, tránh tự ý thay đổi liều lượng, tránh tự ý ngưng thuốc hay đổi đơn thuốc. Đặc biệt, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc, nên thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý phù hợp
- Uống đủ nước, tránh dùng các vật dụng cá nhân với người khác, nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ, vừa sức để nâng cao sức đề kháng
- Tránh lo âu, căng thẳng hay làm việc quá sức. Nếu bệnh thường xuyên tái phát, nên tích cực điều trị dự phòng để ngăn ngừa tái phát.
3. Áp dụng biện pháp điều trị tại nhà
Như vậy với thắc mắc lang ben có tự hết không hẳn bạn đã xác định được câu trả lời cho mình. Để đẩy nhanh quá trình điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc và chú ý chăm sóc da, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Các phương pháp này chỉ thích hợp với người mắc lang ben ở mức độ nhẹ và chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Cụ thể:
- Trị lang ben bằng củ riềng: Củ riềng có tác dụng tiêu viêm, giảm viêm, sát khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi nấm gây hại. Không chỉ có tác dụng điều trị lang ben mà củ riềng còn hỗ trợ chữa tỳ vị hư hàn, trị ho viêm họng, hắc lào, chữa phong thấp… Bạn có thể dùng củ riềng nguyên chất hoặc lấy 200g củ riềng giã nát, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 2 – 3 ngày lấy ra thoa đều lên vùng da bị bệnh, kiên trì thực hiện 2 lần/ngày.
- Trị lang ben bằng rau răm: răm vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tinh dầu rau răm có đặc tính sát khuẩn, ức chế các vi khuẩn, vi nấm sinh sôi và phát triển. Bạn có thể dùng rau răm chà nhẹ lên vùng da bị lang ben hoặc lấy rau răm rửa sạch, ngâm nước muối rồi xay nhuyễn, hoà với nước ấm để thoa lên vùng da bị lang ben.
Tóm lại, với thắc mắc lang ben có tự hết không thì câu trả lời chính là lang ben không thể tự hết nếu không được điều trị đúng cách. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ, thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách và có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ điều trị.