Giải đáp thắc mắc: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm được biết đến là một dạng biến chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Thông thường khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ cảm thấy bị nghẹt mũi, chảy nước mắt, nước mũi với tần suất dày đặc hơn khiến cho sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy nếu không được mau chóng điều trị, bệnh tình có thể gây ra một số biến chứng khác về hô hấp như viêm xoang, viêm thanh quản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh.

Giải đáp thắc mắc: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là căn bệnh xuất hiện khi tình trạng biến chứng nặng do việc điều trị viêm mũi dị ứng không đúng cách. Nếu nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng là do sự phản ứng của cơ thể với các dị nguyên bên ngoài thì viêm mũi dị ứng bội nhiễm lại do các loại vi khuẩn virus tấn công xâm nhập làm nhiễm trùng niêm mạc.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là biến chứng nặng do việc điều trị Viêm mũi dị ứng không hiệu quả

 

Triệu chứng điển hình của bệnh này bao gồm

  • Chảy nước mũi: đây là một triệu chứng điển hình xuất hiện ở hầu hết những người mắc các bệnh lý liên quan đến mũi. Nhiễm trùng niêm mạc khiến cơn hắt xì xuất hiện nhiều hơn kèm theo chảy nước mũi, ban đầu có màu trong và chảy liên tục. Tuy nhiên nếu chuyển sang giai đoạn bội nhiễm thì nước mũi có màu vàng đục, chảy theo từng cơn khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối.
  • Ngạt mũi, khó thở: Do niêm mạc mũi bị nhiễm trùng gây chảy ra nhiều dịch nhầy gây sưng tấy. Cùng với việc nước mũi dồn ứ bên trong gây ra tình trạng ngạt mũi và khó thở. Đặc biệt khi nằm có thể gây chèn ép khí quản gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm.
  • Ngứa mũi: Niêm mạc mũi bị các kích thích từ dị nguyên bên ngoài cùng các tác động của các vi khuẩn, virus bên trong gây ngứa mũi khó chịu. Để giải quyết tình trạng này nhiều người thường khịt mũi và dần trở thành thói quen xấu khó bỏ.
  • Ngứa mắt, đỏ mắt: Người bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm còn có thể bị ngứa mắt, lòng trắng đỏ, hơi sưng do chất histamin bị phóng thích quá mức nên gây ảnh hưởng cho các cơ quan lân cận mũi, điển hình là mắt.

Các triệu chứng này thường kéo dài khiến sức khỏe người bệnh sa sút, mất ngủ do ngạt mũi khó thở, ăn không ngon, sức khỏe yếu dần đi trông thấy.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu kém như trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh này mà người bệnh có thể không hề hay biết.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra do lượng histamin trong cơ thể phóng thích quá mức

Các nghiên cứu cho thấy trên những người mắc bệnh này thường có xu hướng tiết IgE (immunoglobulin E) khi tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật … Khi hàm lượng IgE có trong máu tăng cao sẽ kích thích cơ thể giải phóng histamine khỏi các protein. Lượng histamin phóng ra quá mức chính là nguyên nhân gây sưng viêm niêm mạc mũi, nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng bội nhiễm hơn gồm

  • Tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: Có rất nhiều các dị nguyên xung quanh có thể vô tình gây dị ứng mà đôi khi chính người bệnh cũng không hề hay biết như mạt nhà, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, khói bụi hay lông động vật.. Các yếu tố này có sẵn tồn tại trong môi trường xung quanh, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến các phản ứng phóng thích histamin mạnh hơn gây ra bội nhiễm.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy những gia đình có cha hoặc mẹ có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh về hệ hô hấp như sen suyễn, xoang mũi thường có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm cao hơn bình thường. Đồng thời khả năng tái phát cũng cao hơn, việc điều trị cũng gặp khó khăn nhiều hơn.
  • Cơ địa: Nếu người bệnh có tiền sử từng mắc các bệnh về hô hấp thì khả năng bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm cũng cao hơn.
  • Cấu trúc mũi: Những người có dị tật bẩm sinh trong mũi như lệch vách ngăn mũi khiến cho niêm mạc dễ nhạy cảm hơn khi bị kích thích đồng thời nếu không điều chỉnh lại cấu trúc thì tình trạng này vẫn kéo dài và gây ra viêm nhiễm nặng ở niêm mạc gây ra bội nhiễm.
  • Hệ miễn dịch: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra nhiều ở những người có hệ miễn dịch yếu do các vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh quá mức làm mũi bị thương tổn nặng nề.
  • Do dị ứng thuốc: Hầu hết trong các loại thuốc đều có chứa một lượng protein có thể gây kích ứng với một số cơ địa. Những người mắc một số bệnh nền phải dùng thuốc dài ngày hay thường xuyên dùng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây ra rất nhiều bất lợi cho người mắc bệnh. Các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Những triệu chứng ngày có thể đến bất ngờ ảnh hưởng đến công việc của người bệnh đồng thời gây ra những khó khăn trong giao tiếp. Đặc biệt khi về đêm, nhiệt độ thấp xuống càng khiến các triệu chứng nghẹt mũi khó thở bộc lộ rõ ràng làm người bệnh mất ngủ.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống và tinh thần của những người mắc bệnh này ngày càng đi xuống. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, thiếu sức sống, người lờ đờ không thể tập trung được. Chưa kể nếu điều trị bệnh không đúng cách còn có thể gây ra các biến chứng như

  • Viêm xoang: Do tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm sưng nề các cuốn mũi, đường dẫn lưu từ xoang xuống mũi cũng bị tắc nghẽn khiến các dịch bị ứ đọng lại làm mô xoang vị viêm.
  • Viêm mũi xoang: Do tình trạng ứ đọng dịch tiết kéo dài trong mũi gay nhiễm trùng.
  • Viêm họng, viêm thanh quản: Do niêm mạc mũi sưng viêm gây bít tắc đường thở, bệnh nhân phải tập thở bằng mũi.
  • Rối loạn giấc ngủ: Về đêm nhiệt độ hạ xuống khiến cho các triệu chứng này có dấu hiệu nặng nề hơn. Cơn ho và ngạt mũi đến liên tục khiến người bệnh không thể ngủ sâu được. Tình trạng ngủ chập chờn lâu ngày có thể tạo thành thói quen làm rối loạn giấc ngủ, não bộ hoạt động chậm chạp hẳn.
  • Hen suyễn: Tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu tái phát nhiều lần có thể biến chứng gây ra hen suyễn càng cao.
  • Ảnh hưởng đến tai và họng: Tai – mũi – họng là 3 cơ quan có mối liên kết với nhau chặt chẽ, khi một trong các cơ quan này bị bệnh thì các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng theo. Tình trạng bội nhiễm ở mũi có thể làm tăng nguy cơ người bệnh mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, thanh quản…

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nó khiến sức khỏe sa sút dần, hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm cần phải có sự kết hợp giữa các loại thuốc, điều trị tại nhà cùng cách chăm sóc người bệnh khoa học thì mới có thể dứt điểm được bệnh. Bên cạnh đó, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cũng như cơ địa của người bệnh thì mới có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Phương pháp Tây Y

Các loại thuốc Tây y hầu như sẽ là phương pháp đầu tiên cần dùng bởi tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi đã quá nặng không thể tự điều trị được. Ưu điểm của phương pháp này chính là nhanh chóng, tiện lợi và cho hiệu quả cao.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Dùng thuốc Tây sẽ mang đến hiệu quả điều trị Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nhanh chóng

Các loại thuốc Tây Y thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm bao gồm

  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng nhóm kháng sinh chứa amoxicilin, erythromyxin,… để ngăn chặn và ức chế các vi khuẩn, virus có thể gây hại và tấn công người bệnh.
  • Thuốc giãn phế quản: ngăn chặn các cơn co thắt phế quản có thể gây hại cho người bệnh. Các loại thuốc thường được dùng như albutamol theophylin
  • Thuốc kháng histamine: Ức chế sự phóng thích histamin qua mức của cơ thể, nhờ đó giảm nhẹ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng như albutamol theophylin. Có thể dùng cả dạng uống hay xịt mũi.
  • Thuốc an thần: Hỗ trợ người bệnh ổn định giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn để có được năng lượng tràn đầy cho ngày hôm sau.
  • Thuốc giảm viêm: Hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hơn ở niêm mạc mũi.

Việc dùng thuốc cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh bởi trên đây có một số loại thuốc có thể không phù hợp với cơ địa của từng bệnh nhân. Ngoài ra, cần phải dùng đúng liều, đúng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc sớm hay lạm dụng thuốc đều khiến hiệu quả điều trị bị giảm sút. Chưa kể dùng thuốc sớm còn làm tăng nguy cơ gây nhờn thuốc khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Một số bệnh nhân nếu bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm dạng nặng mà việc điều trị bằng thuốc không có kết quả có thể sẽ được dùng phương pháp tiêm hoặc liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi. Nói chung, tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị riêng. Ngoài ra nếu bạn bị mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm khi đang điều trị một bệnh nào đó cũng cần thông báo cho bác sĩ để có phương pháp điều chỉnh các loại thuốc cho phù hợp.

Dùng thuốc Đông Y

Theo quan niệm y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra  là do thận, phổi và tì bị rối loạn nặng làm cho cơ thể nhiễm bị độc và tà khí tấn công khiến thể trạng kém đi và sinh bệnh. Khi  tạng phủ bị suy yếu thì càng tạo cơ hội cho bệnh bệnh lan nhanh và nặng hơn gây bội nhiễm.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Các bài thuốc Đông Y giúp giải độc và bồi bổ cơ thể

Dựa trên lý thuyết này, các bài thuốc Đông y chú trọng vào bổ phế, thận, tỳ để loại bỏ hàn  khí giúp cơ thể được bồi bổ và lấy lại sức khỏe nhanh chóng.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Tân di, yến diện mỗi thứ 12g; Khổ ngạch, cam thảo, cửu lý trúc căn, bạc hà mỗi loại 6g; hoàng cầm và yến thực tằm mỗi vị thuốc 12g.
  • Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng 5 bát nước, để lửa nhỏ đến khi cạn còn 3 bát nước thì dừng lại.
  • Liều dùng: Chia làm 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn 1 giờ

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Thủy phù liên 30g, kim ngân khô 20g và thương nhĩ 10g.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu đi sắc thành thuốc với 300ml, đun lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì dừng
  • Liều dùng: Chia làm hai bữa uống vào sáng và tối.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: Hành 90g, tân di 60g, thương nhĩ 12g, bạch lý trúc căn 6g.
  • Cách làm: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột. Cho thêm bột băng phiến, thạch cao và phù thủy cam thạch trộn lẫn với hỗn hợp trên hòa với nước vệ sinh mũi.
  • Liều dùng: Dùng bông gòn thấm vào dung dịch trên để vệ sinh mũi trước khi đi ngủ.

Điều trị tại nhà

Người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ việc giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi khó chịu do viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây ra. Các phương pháp này chủ yếu mang đến tác dụng hỗ trợ ngay tức thì cho các triệu chứng nghẹt mũi, tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm bệnh nên người bệnh cần chú ý. Các phương pháp điều trị này có thể kết hợp với cả bài thuốc Tây Y hay Đông y đều được.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Nước ép tỏi và mật ong có tác dụng kháng khuẩn dùng để vệ sinh mũi cực hiệu quả

Các phương pháp điều trị tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo như

  • Dùng tỏi: Xay hoặc ép tỏi lấy nước cốt, sau đó trộn với một ít dàu vừng theo tỷ lệ 1:1. Thấm hốn hợp và tăm bông hoặc bông gòn đưa vào mũi có tác dụng vệ sinh và kháng khuẩn mũi rất tốt. Nếu không có dầu vừng có thể thay thế bằng mật ong hoặc nước ép tỏi không cũng được.
  • Xông hơi mũi: Người bệnh có thể nấu một số thảo dược như lá trầu không, gừng, bạc hà, hoa ngũ sắc cũng đem đến một liệu pháp xông hơi thông mũi cực tốt. Các triệu chứng khó chịu, ngạt mũi, khó thở sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Dùng nước muối sinh lý: Người bệnh cần vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn hay làm thông thoáng đường thở hiệu quả hơn. Loại dung dịch này khá an toàn nên có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Lưu ý là với tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm thì các phương pháp này chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh này. Ngoài ra, không nên quá lạm dụng các phương pháp này vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà này trong 1-2 tuần là hợp lý nhất.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm tái phát

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có dứt điểm được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc hằng ngày. Người bệnh càn có một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn, nang cao sức đề kháng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh được.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng chính là cách tốt nhất để điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm dứt điểm.

Những lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh viêm mũi dị ứng bội nhiễm bao gồm

  • Tránh xa các dị nguyên có thể dị ứng cho cơ thể như như mạt nhà, hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa,…
  • Giữ môi trường ở sạch sẽ và khô thoáng, hạn chế sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc hay mạt nhà.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi bra ngoài vừa có tác dụng giữ ấm vừa hạn chế khả năng tiếp xúc với các dị nguyên đồng thời phòng tránh một số bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác.
  • Không đưa tay lên mặt, mũi, miệng để hạn chế tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào mũi.
  • Vệ sinh mắt, tai, miệng sạch sẽ.
  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày trời lạnh hay thời điểm giao mùa.
  • Tăng cường hệ miễn dịch qua các thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt..
  • Hạn chế sử dụng đồ lạnh và các chất kích thích
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, tôm…

Kiên trì thực hiện các biện pháp này giúp tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cơ thể tràn đầy năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm sẽ không còn là nỗi lo nếu có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh theo đúng lộ trình được bác sĩ đưa ra. Đừng quên đi khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần để có thể phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiền ẩn và điều trị bệnh nhanh nhất.

Post Comment