Ho khạc ra đờm ra máu là triệu chứng mà bất cứ ai gặp phải điều cũng vô cùng hoang mang lo lắng, không biết bản thân mình đang mắc phải bệnh gì? Liệu có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Khi gặp phải các triệu chứng này có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư họng, ung thư phổi,… Vì vậy người bệnh cần đến ngay các bệnh viên uy tín để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Ho khạc đờm ra máu là do đâu?
Ho khạc đờm ra máu là hiện tượng cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Thường người bệnh sẽ bị khạc đờm vào buổi sáng trong lúc gắng sức ho. Đờm khạc ra có thể kèm theo vài tia máu đỏ tươi hay hồng. Các triệu chứng đi kèm là cảm giác nóng rát sau xương ức, đau tức ngực, cổ họng khô rát.
Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt chính xác tình trạng nôn ra máu ( thường do một số bệnh liên qua đến dạ dày) và ho khạc khác ra máu ( thường do các bệnh liên quan đến đường hô hấp)
- Nôn ra máu: Thường nôn ra kèm với thức ăn, mau lẫn trong thức ăn. Các triệu chứng kèm theo trước đó là đau bụng, nóng bụng. Người bị nôn ra máu thường bị mắc một số bệnh liên quan đến tiêu hóa như xơ gan, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…
- Khạc ra máu đờm theo đường mũi họng: Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, có các biểu hiện kèm theo như khô rát cổ họng, tức ngực, nóng rát sau xương ức. Chất khạc ra có bọt, có độ nhầy, có màu đỏ hoặc hồng, có thể kèm theo như chảy máu cam..
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho khạc đờm ra máu vào buổi sáng bao gồm
Tổn thương đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Khi một trong các cơ quan này bị tổn thương đều có thể tạo điều kiện khiến niêm mạc họng bị phù nề sưng tấy. Khi bị kích thích như cố gắng rặn ho thì sẽ vô tình tạo ra các áp lực đề nén lên các khu vức sưng viêm khiến các mạch máu niêm mạc họng có thể bị vỡ ra dính máu vào đờm. Một số bệnh liên quan đến tổn thương đường hô hấp trên là viêm họng, viêm amidam, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa..
Bên cạnh đó, nếu người bệnh có thói quen đi ngủ nghiến răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách hay ăn uống đồ ăn nóng lạnh bất thường thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây khạc đờm ra máu ở một số đối tượng.
Tổn thương đường hô hấp dưới
Đường hô hấp dưới bao gồm các cơ quan khí quản, cây phế quản và phế nang. Sự tổn thương các cơ quan này có thể làm giảm chức năng của chúng, tái câu trúc trúc đường thở. Hệ hô hấp dưới trở nên nhạy cảm hơn nên chỉ một kích thích nhỏ có thể khiến nó dễ dàng bị viêm nhiễm nặng, máu khó lưu thông đặc biệt khi về đêm và ứ tắc tại vùng viêm nhiễm. Khi sáng dậy cảm giác ứ nghẹn khiến bạn muốn ho và đưa luôn lượng màu bị ứ đọng ra ngoài theo đường họng.
Một số bệnh về đường hô hấp dưới thường dễ gây ra tình trạng này như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi..
Nhiễm trùng
Khi cơ thể bị các hoặc nhiễm nấm Aspergillus có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra tình trạng khạc đờm ra máu. Hầu hết các chủng nấm này khá vô hại, tuy nhiên nếu gặp phải một số tác nhân như dị ứng ở một số người bị bệnh hen suyễn có thể dẫn tới tình trạng này.
Một số bệnh nhân mắc các bệnh như khí phế thũng, lao hoặc u hạt khiến phổi có các lỗ hổng cũng tạo điều kiện cho nấm Aspergillus xâm nhập phát triển thành các khối bóng nấm được gọi là Aspergilloma. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn có triệu chứng khạc đờm ra máu, mệt mỏi.
Một nguyên nhân khác là bệnh aspergillosis cũng do sự xâm nhập của ấm Aspergillus nhưng lây lan đến phổi, não, tim hoặc thận hoặc da. Biểu hiện của nó chính là sốt, ớn lạnh, ho ra máu..
Nhiễm trùng vi khuẩn, virus như Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) hay Pseudomonas aeruginosa ( trực khuẩn mủ xanh) cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ hô hấp vị viêm nhiễm nghiêm trọng và gây ra ho khạc ra máu.
Một số nguyên nhân khác
Một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho khạc đờm có máu vào buổi sáng như lạm dụng thuốc chống đông máu, mắc bệnh phù phổi, lupus ban đỏ . Những người bị trào ngược dạ dày khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, lở loét cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra những người bị suy tim, tăng huyết áp hay thiếu vitamin C đều có thể tạo các điều kiện dễ gây ra tình trạng ho khạc đờm ra máu nhiều hơn.
Ho khạc đờm ra máu vào buổi sáng có nguy hiểm không?
Tùy vào từng tình trạng ho khạc đờm về màu sắc, độ đặc dính để nhận định tình trạng này có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu. Cần phải xác định chính xác hình thức của đờm thì mới phán đoán được nó có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên có thể nói, dù nguyên nhân là gì thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn không hề tốt một chút nào.
Có thể chia khạc đờm ra máu thành 3 loại với hình thức và nguyên nhân khác nhau, bao gồm khạc đờm ra máu tươi, khạc đờm ra máu vón cục, khác đờm có tia máu. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm sau
Lao phổi
Sau khi ngủ dậy bị ho khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu của lao phổi đã ủ bệnh và phát tác. Tình trạng này đã kéo dài trên hai tuần, đờm thường có tia máu đỏ tươi. Kèm theo đó người bệnh có thể bị tức ngực, khó thở, mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do.
Lao phổi có khả năng lây lan qua đường hô hấp rất cao, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Giãn phế quản
Giãn phế quản chính là biến chứng do lao phổi gây ra. Một số bệnh khác như áp xe phổi, viêm phổi nếu không điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến tình trạng mất đàn hồi ở phế quản. Sự nhiễm trùng khiến cho máu khó lưu thông, tích tụ lại khi nằm ngủ và đến sáng thức dậy được đẩy ra ngoài thông qua việc ho.
Các triệu chứng của giãn phế quản là ho đờm ra máu dạng vón cục, ban đầu với một lượng rất nhỏ, kéo dài từ 3-5 ngày, sau đó tăng dần lên. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến lượng máu khạc ra lên tới 100ml thì sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Ung thư phổi
Có đến 20% những người bị ho khạc đờm ra máu vào buổi sáng là do bị ưng thư phổi. Nếu mắc bệnh này, người bệnh thường hay bị khạc ra đờm có máu tươi, đau tức ngực, khó thở, khàn tiếng, khó nuốt, do bị các khối u chèn ép đường thở.
Thường ung thư phổi có rất ít các triệu chứng ban đầu và chỉ bộc phát khi đã vào giai đoạn cuối. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng đi điều trị nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Một số bệnh lý khác
Ho khạc đờm ra máu còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nguy hiểm không kém như ung thư vòm họng, tắc mạch phổi, viêm amidan… Đây đều là các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà nếu điều trị không đúng các hoàn toàn có thể gây tử vong.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Thực tế tốt nhất ngay khi vừa bị ho ra máu bạn nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất. Các triệu chứng này hầu như đều là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, vì vậy không nên chủ quan coi thường.
Ho khạc ra máu vào buổi sáng dạng nhẹ có thể chỉ có lẫn vài tia máu, đờm không quá đặc, thường là dạng vệt nhỏ có lẫn nước bọt và lượng máu ho ra không quá 50ml / ngày. Lúc này bạn có thể tạm nghỉ ngơi hồi sức, sử dụng một số loại thuốc giảm ho cầm máu đợi cho tinh thần ổn định hơn rồi đi khám bệnh.
Tuy nhiên nếu lượng máu trên mức 50ml thậm chí vượt quá 200ml và kèm theo các triệu chứng tím tái cơ thể, nhịp thở nhanh, sốt cao, buồn nôn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế vì người bệnh có thể có chuyển biến xấu, thậm chí là hôn mê hay trụy tim đột ngột vô cùng nguy hiểm.
Chăm sóc người bị ho khạc ra đờm có màu váo buổi sáng
Điều trị ho khạc có đờm ra máu vào buổi sáng sẽ không thể dứt điểm nếu không kết hợp việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bệnh nhân mắc phải các triệu chứng này sức đề kháng nhanh chóng suy yếu, có thể mệt mỏi càng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu và nhanh hơn. Vì vậy người bệnh cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi bệnh hiệu quả hơn.
Các thực phẩm mà những người bị ho khạc đờm ra máu nên tăng cường bổ sung lúc này là: Mật ong, hoa quả tươi, rau củ giàu chất xơ để tăng cương vitamin và các dưỡng chất. Đồng thời bổ sung thêm cháo huyết mạch, cháo ngó sen, gan, rau có màu xanh để bù lại lượng máu đã mất. Nhớ tránh xa đồ ăn cay nóng, thịt gà, đậu phộng, hải sản, rượu, bia,…sẽ khiến cổ họng bạn ngứa rát làm làm ho trầm trọng hơn.
Người bệnh cũng có thể sử dụng một số mẹo dân gian sau đây để giảm ho, tiêu đờm, hạn chế được tình trạng ho khạc ra đờm vào sáng sớm hiệu quả nhất như
- Cho tinh dầu vào máy dưỡng ẩm: Khi ngủ, không khí quá khô sẽ làm tình trạng ngứa cổ, đờm nhầy và đặc hơn bám dính ở cổ họng đợi đến sáng mới được đẩy ra và kèm theo máu. Vì vậy bạn có thể cho một ít tinh dầu vào máy dưỡng ẩm đặt trong phòng, vừa làm ẩm không khí, vừa để mũi hít vào tinh dầu làm loãng đờm hiệu quả hơn.
- Ngậm muối hột: muối hột có tác dụng khử trùng kháng viêm rất tốt. Ngậm muối hột sẽ đem đến những công dụng trong việc làm lành những tổn thương tại vùng niêm mạc họng, ức chế sự sinh sản và lây lan của các loại vi khuẩn đồng thời và ngăn ngừa chảy máu. Nếu không ngậm muối thì bạn nên súc miệng băng nước muối cũng đem lại những hiệu quả tương tự.
- Trà mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu cổ họng rất tốt. Uống một ly trà mật ong mỗi sáng giúp làm ấm họng, hạn chế sự tổn thương ở vùng viêm mạc họng từ đó hạn chế chảy máu ở cổ họng nhanh chóng. Bạn cũng có thể uống một ly nước ấm pha mật ong mỗi sáng srx giúp cổ họng được khỏe mạnh hơn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp tăng khả năng làm loãng đờm, đẩy đờm ra khỏi cổ họng nhanh chóng hơn. Nên uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc nước ép rau củ. Tốt nhất nên ưu tiên uống nước ấm sẽ tốt hơn cho cổ họng.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên vận động quá mạnh, hay nói to, la hét có thể gây ảnh hưởng tới vùng cổ họng. Nếu có thời gian hãy thử tập thiền hay yoga vừa tốt cho cơ thể lại không cần vận động quá mạnh.
Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng là dấu hiệu nguy hiểm không nên xem thường. Tốt nhất ngay khi phát hiện các triệu chứng này bạn nên đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất, hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và tương lai.