Sử dụng nước muối để chữa viêm xoang là một phương pháp điều trị khá phổ biến. Nếu được áp dụng đúng cách và thường xuyên thì bệnh nhân sẽ cảm nhận được các triệu chứng của bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi sẽ bắt đầu thuyên giảm sau một thời gian ngắn áp dụng
Cách chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý đơn giản lại hiệu quả
Thông thường nước muối sinh lỹ sẽ được pha chế theo tỷ lệ 0,9% hay còn được goi là (Natri Clorid) là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ chất dịch của cơ thể con người. Vì vậy chúng có thể loại bỏ chất nhầy hoặc các chất gây dị ứng và bụi bặm bằng việc rửa mũi hằng ngày bằng nước muối sinh. Những công dụng tức thời mà chúng mang lại là làm giảm sưng viêm, nghẹt mũi, hạn chế kích ứng, giữ ẩm màng nhầy…
Khi được đưa vào bên trong lỗ mũi, dung dịch này sẽ nhanh chóng loại bỏ lớp vảy cứng đóng bên ngoài niêm mạc mũi đồng thời rửa trôi bụi bẩn, chất nhầy, phục hồi tổn thương, sát khuẩn hiệu quả, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm xoang như:
- Nhức đầu
- Đau mặt, đau hàm
- Phù nề niêm mạc xoang
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Khó thở
- Suy giảm thị lực (nhờ tác động của việc làm sạch ống lệ khi rửa xoang mũi)
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích tuyệt vời của nước muối sinh lý trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm xoang cũng như viêm mũi dị ứng cấp độ nặng. Năm 2007, tổ chức kiểm định dược phẩm phi lợi nhuận toàn cầu Cochrane Collaboration đã tiến hành đánh giá hiệu quả của phương pháp vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và đưa ra những kết quả khả quan. Cơ quan này kết luận, việc rửa mũi bằng nước muối góp phần làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh viêm mũi.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Family Physician (Hoa Kỳ) khẳng định rằng tình hình sức khỏe của các bệnh nhân mắc viêm xoang được củng cố đáng kể nhờ vào việc sử dụng nước muối trong quá trình điều trị. Trong đó, mỗi người bệnh cam kết làm sạch mũi với nước muối 1 lần/ngày trong vòng 6 tháng liên tục.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong năm 2015 cũng chứng minh nước muối sinh lý giúp làm giảm các triệu chứng tại mũi ở 35% trẻ em và người lớn. Do đó, chất lượng cuộc sống của khoảng 30% người tham gia dự án này đã được cải thiện rõ rệt.
Đó cũng chính là lý do phần lớn bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng khuyến cáo bệnh nhân dùng nước muối để vệ sinh mũi khi họ mắc một số bệnh lý liên quan.
2 sai lầm phổ biến khi trị viêm xoang bằng nước muối sinh lý
Tuy nước muối sinh lý có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm xoang một cách hiệu quả nhưng nếu bệnh nhân chủ quan, thực hiện không đúng cách, bệnh tình có thể chuyển biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đa số người bệnh đều tự vệ sinh mũi theo sự hướng dẫn của bạn bè, người thân mà không nhờ bác sĩ tham vấn. Trong hầu hết trường hợp, vì những nội dung truyền miệng ấy chưa được giới chuyên môn kiểm định và xác thực nên khi làm theo, bệnh nhân có thể vô tình gây ra hiện tượng trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng mũi.
- Về nồng độ: Việc sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ quá cao sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh nồng độ nước muối tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng phù nề, viêm nhiễm trong khoang mũi.
- Về liều lượng: Suốt quá trình chữa bệnh viêm xoang, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định liều dùng nước muối sinh lý. Nếu mũi phải tiếp xúc với dung dịch trong nhiều ngày liên tiếp thì cách điều trị này sẽ phản tác dụng, kích thích hoạt động của tuyến nhầy đồng thời làm niêm mạc thêm trầy xước, khiến mủ chui sâu hơn vào khoang mũi, gây bít lỗ thông xoang.
Chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý sai cách nguy hiểm như thế nào?
Nếu không tuân thủ đúng quy trình rửa mũi, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm (đặc biệt là đối với trẻ em), bao gồm:
- Bệnh viêm xoang trở nên trầm trọng
- Niêm mạc hoặc khoang mũi bị nhiễm trùng do bệnh nhân vô tình đưa dị vật đi sâu vào bên trong
- Nước mũi rỉ ra hai bên tai dẫn đến chứng viêm tai khó trị. Nếu để lâu ngày, bệnh lý này sẽ làm viêm vùng sọ, ảnh hưởng trực tiếp đến não và hệ thần kinh
- Gây tổn thương tuyến lệ và các dây thần kinh thị giác, thậm chí dẫn đến mù lòa
3 dụng cụ hỗ trợ chữa viêm xoang bằng nước muối và cách sử dụng
Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chữa viêm xoang bằng nước muối như bình rửa mũi, bình neti pot, ống hút mũi… là cách giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng tổn thương ở niêm mạc mũi đồng thời nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm xoang.
1. Chữa viêm xoang bằng nước muối với bình rửa mũi/bình xịt mũi
Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, bình rửa mũi/bình xịt mũi là một trong những dụng cụ y tế quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Cách vệ sinh mũi trị viêm xoang bằng bình rửa mũi/bình xịt mũi:
- Cho nước muối sinh lý vào bình rửa
- Nghiêng nhẹ người qua bồn rửa hoặc chậu hứng nước
- Đưa bình vào lỗ mũi bên cao hơn
- Bóp nhẹ vào bình để dung dịch từ từ đi vào lỗ mũi bên này và ra bằng lỗ bên kia rồi thở nhẹ nhàng
- Làm tương tự với bên mũi còn lại
- Lặp lại các bước trên
Để đảm bảo hiệu quả rửa mũi, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Làm ấm nước muối trước khi vệ sinh mũi (nếu có thể) vì cách làm này sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu hơn hẳn nước muối lạnh.
- Chỉ nên rửa mũi 1 lần/ngày (tối đa 2 lần/ngày) vì nước muối sinh lý có thể phá vỡ sự cân bằng độ pH tự nhiên bên trong mũi. Sau khi các triệu chứng viêm xoang thuyên giảm, bệnh nhân chỉ cần thực hiện 3 lần/tuần, bởi việc lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc mũi.
- Trong những lần đầu tiên, người bệnh có thể thấy rát nhẹ trong ổ mũi vì niêm mạc bị kích thích. Nếu vẫn tiếp tục đau rát, bạn nên giảm bớt lượng muối hay hòa thêm nhiều nước.
- Khi vệ sinh mũi, một chút nước muối sẽ chảy xuống họng, bạn phải nhổ ra ngoài để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Chú ý bảo vệ, giữ ấm cho mũi và họng, luôn đeo khẩu trang khi dọn dẹp, ra ngoài hoặc đi đến khu vực ô nhiễm, khói bụi.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể áp dụng cách thức và liều lượng tương tự như trên, tuy nhiên, cần sắm bình rửa mũi chuyên dụng với đầu vòi nhỏ hơn để phù hợp với trẻ.
2. Chữa viêm xoang bằng nước muối với bình neti pot
Với chất liệu sứ hoặc nhựa, bình neti pot gồm một chiếc vòi dài và phần thân giống ấm trà. Thiết kế đặc biệt này giúp người dùng dễ dàng đưa nước muối sinh lý vào mũi và rửa sạch chất nhầy, mảnh vụn đang cản trở đường thở.
Đây là dụng cụ rửa mũi rất được ưa chuộng ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý tại bất kỳ nhà thuốc tây trên toàn quốc hoặc tự pha chế tại nhà theo công thức sau: 1 ly nước sạch + ¼ hoặc ½ muỗng cà phê muối không chứa I-ốt (muối nấu ăn, muối biển hoặc muối kosher). Ngoài ra, bạn có thể cho thêm 1 nhúm baking soda để tăng cường khả năng kháng viêm của dung dịch.
Hướng dẫn sử dụng bình neti pot:
- Rót đầy nước muối sinh lý vào bình neti pot
- Đứng cạnh bồn rửa hoặc đặt một chậu hứng nước bên cạnh
- Nghiêng đầu sang một bên khoảng 45 độ
- Đưa bình vào lỗ mũi bên cao hơn
- Hít thở bằng miệng rồi rót dung dịch vào mũi, nước muối sẽ chảy từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia
- Thực hiện tương tự với bên còn lại và lặp lại các bước trên
Lưu ý, người bệnh cần sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để rửa mũi. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bạn nên dùng các loại nước sau đây:
- Nước vô trùng hoặc nước cất
- Nước lọc đã đun sôi trong vòng ít nhất 3 phút, để nguội và bảo quản trong chai kín đồng thời chỉ sử dụng trong 24 giờ
- Nước lọc trong các thiết bị lọc nước đạt chuẩn NSF53 hoặc NSF58
3. Chữa viêm xoang bằng nước muối với ống hút hoặc dụng cụ hút mũi
Nếu trị viêm xoang cho trẻ em bằng nước muối, các bậc phụ huynh nên dùng ống hút hoặc dụng cụ hút mũi, tuyệt đối không sử dụng bình rửa mũi/bình xịt mũi và bình neti pot (vì 2 dụng cụ này có thể gây nguy hiểm cho trẻ). Ống hút hoặc dụng cụ hút mũi giúp làm loãng dịch nhầy, từ đó cải thiện triệu chứng viêm xoang của bé vô cùng hiệu quả.
Sau đây là các bước hút rửa mũi cho trẻ:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên
- Nhỏ nước muối sinh lý từ từ vào bên trong mũi của trẻ
- Cha mẹ cố gắng giữ chất lỏng trong mũi trẻ 10 – 15 giây
- Đặt ống bơm khít vào mũi trẻ đồng thời bóp – thả nhẹ nhàng nhằm tạo lực hút dịch nhầy ra bên ngoài
Nếu sử dụng ống hút bằng miệng (dụng cụ chữ U), bạn có thể cho đầu vòi lớn vào bên trong lỗ mũi của trẻ và dùng miệng hút đầu còn lại. Đặc điểm cấu tạo của dụng cụ này khiến chất nhầy bị hút ra ngoài nhanh chóng mà không trôi vào miệng của người hút.
Nếu chưa tự tin với cách vệ sinh mũi trên, phụ huynh có thể tìm mua dụng cụ bơm mũi theo nhịp chạy bằng pin. Thiết bị này có thể phát ra xung động nhẹ nhàng nhằm đẩy dòng dung dịch vào bên trong và vệ sinh mũi rất đơn giản, gọn gàng.
2 cách chữa viêm xoang bằng nước muối an toàn và hiệu quả:
Nếu đang chật vật tìm kiếm phương pháp điều trị viêm xoang hiệu quả thì 2 gợi ý sau đây có thể phù hợp với bạn:
1. Chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý
- Chuẩn bị 1 muỗng nước muối và 1 ly nước ấm
- Hòa nước muối vào nước ấm, khuấy đều tay
- Lấy ngón tay bịt kín một bên mũi rồi dùng phần còn lại của bàn tay cầm chén dung dịch mới pha đặt sát bên mũi còn lại
- Người bệnh hít một hơi thật dài để dung dịch chảy vào trong mũi đồng thời xì nhẹ ra ngoài nhằm giúp vùng mũi dễ chịu hơn
- Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại với tần suất 5 lần mỗi bên và duy trì 2 lần/ngày
2. Chữa viêm xoang bằng củ tỏi và nước muối
Củ tỏi và nước muối là “cặp đôi” chữa bệnh viêm xoang vô cùng ăn ý. Bởi củ tỏi chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt, sự kết hợp này còn giúp mũi dễ chịu, thông thoáng đồng thời ngăn ngừa tình trạng đóng vảy, viêm nhiễm ở niêm mạc mũi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 muỗng cà phê muối ăn, 1 củ tỏi, 1 ly nước ấm và 1 ống xi lanh dung tích 20cc
- Lấy muối ăn hòa với nước ấm rồi khuấy đều, cho vào một cái chén sạch
- Bóc vỏ, giã nhuyễn củ tỏi rồi bỏ vào dung dịch nước muối loãng, sau đó lọc bỏ xác tỏi
- Dùng ống xi lanh hút đầy dung dịch vừa làm
- Bệnh nhân nghiêng mặt khoảng 45 độ, nín thở và bơm ống xi lanh vào một bên mũi
- Trong quá trình bơm, bạn xì mũi nhẹ nhàng nhằm đẩy nước chảy ngược ra ngoài
- Tiến hành tương tự với bên mũi còn lại
- Thực hiện 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối, mỗi bên 2 lần
Cần lưu ý điều gì khi chữa viêm xoang bằng nước muối?
Sau khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý, một số người sẽ gặp phải cảm giác khó chịu như:
- Hắt hơi
- Ù tai
- Chảy máu cam (hiếm gặp)
- Cảm giác bị châm chích trong mũi
Nếu xuất hiện những triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Thở khò khè
- Sốt
- Buồn nôn và nôn ói
- Đau đầu dữ dội (đặc biệt là ở vùng trán)
- Tiết nhiều dịch mũi màu xanh lá, dịch mũi lẫn máu hoặc có mùi hăng
- Tầm nhìn kém
- Đau và khó chịu ở cổ khi cử động cổ
- Co giật
- Hôn mê
- Nhìn thấy ảo giác
Tuy nhiên, nếu áp dụng triệt để những quy tắc an toàn dưới đây, bạn có thể dễ dàng phòng tránh các rủi ro tiềm tàng khi chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý:
- Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh mũi
- Chỉ dùng nước cất, nước lọc, nước đã đun sôi
- Tuyệt đối không rửa mũi bằng nước máy vì bộ lọc của nước máy không có khả năng loại bỏ vi khuẩn, vi sinh vật
- Không vệ sinh mũi bằng nước quá nóng hoặc nước quá lạnh (nếu người bệnh vừa trải qua phẫu thuật), chỉ dùng nước ở nhiệt độ phòng
- Làm sạch dụng cụ rửa mũi bằng xà phòng và nước nóng sau mỗi lần sử dụng, sau đó phơi khô, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Tránh vệ sinh mũi với nước muối nếu vết thương trên mặt chưa lành
- Không dùng dung dịch bị bẩn hoặc vẩn đục
- Không ngả đầu ra sau khi đang vệ sinh mũi
- Không lạm dụng phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Người bị viêm tai không nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý (vì có thể gây khó thở)
- Thời điểm tốt nhất để vệ sinh mũi là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ
- Tham vấn ý kiến bác sĩ nhi khoa để lựa chọn dụng cụ rửa mũi an toàn, phù hợp nhất với trẻ
- Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng viêm xoang sau 10 ngày không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về cách điều trị viêm xoang an toàn, hiệu quả bằng nước muối sinh lý. Để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình chữa bệnh, bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa kịp thời, đúng hướng.