Bệnh viêm xoang thường gây ra một số triệu chứng như đau nhức, sưng viêm ở vùng mũi, ngoài ra cũng bao gồm cả nghẹt mũi khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hằng ngà cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy việc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp cũng sẽ hỗ trợ không ích trong việc kiểm soát bệnh lý tốt hơn. Vậy nên nhiều người bị viêm xoang thường có chung câu hỏi là có nên ăn thịt gà không. Nếu được thì dùng như thế nào là hợp lý, để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây mời bạn đọc cùng theo dõi.
Những thành phần dinh dưỡng có chứa trong thịt gà
Thịt gà thuộc nhóm thực phẩm cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này khá đa dạng, nếu dung nạp đúng cách sẽ hỗ trợ bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Một số món ăn có tác dụng bồi bổ như gà hầm thuốc bắc, cháo gà, gà hầm sâm,…giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, khôi phục thể trạng tốt hơn.
Trong các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho thấy, trong thịt gà có thành phần albumin, lipid, các vitamin A, C, B, E rất dồi dào. Các khoáng chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa, P, kẽm, Ca, sắt từ thực phẩm này cũng được cơ thể tiếp nhận và xử lý dễ dàng hơn các nguồn đạm khác.
Bên cạnh đó, YHCT cũng ghi nhận được thịt gà có tính ôn, không chứa độc tố nên phù với mọi đối tượng, thịt gà được xem như bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, thực phẩm này còn có tác dụng bổ thận, tỳ, lưu thông máu huyết.
Bị viêm xoang có nên ăn thịt gà không?
Nhiều người cho rằng trong thời gian điều trị viêm xoang nếu ăn thịt gà sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có thông tin xác thực việc ăn thịt gà ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh viêm xoang.
Việc dùng thịt gà đúng cách, với liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể. Nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi, tắc nghẽn ở xoang mũi, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp. Khi dùng thịt gà hầm canh, nấu cháo kết hợp với các gia vị nóng sẽ giúp thông các xoang này.
Trường hợp người bị viêm xoang có thể chế biến thịt gà thành các món như nấu cháo với lá tía tô, rau răm, hấp, luộc, nấu súp, hầm thuốc bắc,…Tránh ăn các món như gà nướng, rán, xào nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặc dù thịt gà được xem là thực phẩm tốt, bổ dưỡng nhưng trứng gà lại không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm xoang. Lý do là trong trứng gà có chứa một số thành phần gây dị ứng.
Hầu hết các trường hợp có tiền sử dị ứng sẽ bị sưng nề hoặc chảy nước mũi, hắt hơi sau khi sử dụng trứng gà, tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây bùng phát các triệu chứng bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, theo một số ghi nhận cho thấy bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn thường xuyên sẽ gây ra các tác hại. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thực phẩm này thay thế cho các nguồn đạm khác sẽ dẫn đến:
- Chứng khó tiêu: Lượng protein có trong thịt gà khá cao, điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục để tiêu thụ. Do đó, khi sử dụng thịt gà quá nhiều có thể gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu không tốt cho đường ruột.
- Ngộ độc thịt gà: Trường hợp sử dụng thịt gà kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dù thịt gà chứa giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng bạn nên chú ý sử dụng với liều lượng hợp lý, kết hợp với các thực phẩm khác để bồi bổ cơ thể tốt hơn, tránh lạm dụng, dung nạp dư thừa chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu chất khác.
Lưu ý khi dùng thịt gà cho người viêm xoang
Nếu dùng thịt gà khi bị viêm xoang không đúng cách, không khoa học sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bị viêm xoang khi dùng thịt gà cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hạn chế ăn da gà: Da gà được xem là bộ phận không tốt đối với người mắc bệnh viêm xoang. Lý do là da gà chứa hàm lượng chất béo cao, nồng độ cholesterol cao, nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bệnh lý. Nếu không được làm sạch, đảm bảo vệ sinh thì đây cũng là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh.
Không sử dụng phao câu gà: Đây là bộ phận chứa rất nhiều tế bào lâm ba, chất dịch độc và túi xoang. Do đó, trên phao câu gà chứa rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh, nên người bị viêm xoang tránh ăn phần này.
Không ăn nội tạng gà: Trong nội tạng gà chứa hàm lượng cholesterol rất cao, đồng thời đây còn là bộ phận chứa nhiều độc tố, vi khuẩn gây bệnh không thể xử lý triệt để. Vì vậy, người bệnh tránh ăn nội tạng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Không nấu ăn thịt gà kết hợp với cơm nếp: Nhất là các trường hợp vừa thực hiện phẫu thuật xoang. Trong cơm nếp và thịt gà đều có tính ấm nên khi kết hợp sẽ tạo ra nhiệt, từ đó kích thích sưng viêm, khó liền mô sẹo sau khi mổ. Món ăn này cũng không được khuyến khích cho người bị cảm lạnh hay mắc các vấn đề hô hấp.
Không kết hợp thịt gà với lá kinh giới: Ăn thịt gà chung với lá kinh giới sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như hoa mắt, ù tai,…
Tránh kết hợp thịt gà với tôm: Tôm là thực phẩm có tính ôn nên sẽ khó kết hợp với thịt gà vì có tính ấm. Nếu dùng chung hai thực phẩm này có thể gây ra dị ứng, một số trường hợp có thể dẫn đến chảy máu mũi ở xoang.
Lời khuyên chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang
Ngoài việc sử dụng thịt gà, người bị viêm xoang nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cũng như cần kiêng các thực phẩm bất lợi, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhóm thực phẩm cần bổ sung
- Củ cải: Thực phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn tốt, đồng thời giúp làm giảm tắc nghẽn khoang xoang, thông thoáng đường thở khi bị viêm.
- Dứa: Đây là một trong các loại quả được khuyến khích dùng cho người bệnh viêm xoang bởi hàm lượng bromelain có trong loại quả này khá cao, có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng tiết dịch nhầy ở khoang mũi.
- Tỏi, nghệ, gừng: Những nguyên liệu này đều có chứa các hoạt chất kháng viêm tự nhiên, cải thiện các triệu chứng như chảy nước mũi, tắc mũi do viêm xoang gây ra.
- Cá thu, cá hồi, cá trích: Nhóm thực phẩm này nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày vì chứa hàm lượng omega-3 cao, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sưng viêm tại xoang và được các chuyên gia khuyên dùng.
- Bổ sung nhiều nước: Nước sẽ hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố bên trong cơ thể, đồng thời còn làm loãng dịch nhầy ở mũi, loại bỏ dịch ra ngoài dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, các thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm,…cũng rất tốt cho những trường hợp bị viêm xoang. Bạn có thể thay đổi, kết hợp các thực phẩm giúp thực đơn trở nên đa dạng, giàu dưỡng chất, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Các thực phẩm cần hạn chế
- Trứng gà: Như đã đề cập ở trên, bị viêm xoang có thể ăn thịt gà nhưng không nên ăn trứng gà, bởi thực phẩm này có chứa thành phần gây dị ứng, không phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Bơ sữa: Sữa, bơ và các chế phẩm từ sữa không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm xoang mặc dù rất giàu dinh dưỡng. Bởi khi dung nạp các thực phẩm này sẽ làm tăng kích thích dịch nhầy và khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nước có gas, bia rượu: Những loại đồ uống này thường chứa các chất kích thích, gây ra hiện tượng mất nước, dẫn đến các triệu chứng bệnh viêm xoang trở nên nặng nề hơn, lúc này dịch nhầy sẽ bị đặc lại và gây bí tắc xoang mũi.
- Đường tinh luyện: Thức ăn ngọt, bánh kẹo chứa hàm lượng đường cao sẽ làm gia tăng mức độ viêm nhiễm, do đó người bệnh nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường tinh luyện.
- Thức ăn lạnh, nước đá: Ăn đồ lạnh hay uống đá hoặc tiếp xúc với không khí lạnh cũng có nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh liên quan đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng.
- Đồ ăn cay nóng: Khi dung nạp quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ khiến dịch vị trong dạ dày có xu hướng trào ngược lên cổ họng khiến tình trạng viêm nhiễm, dịch mủ ứ đọng trở nên nguy hiểm hơn.
Trên đây là các thông tin giúp giảm đáp câu hỏi “Viêm xoang có nên ăn thịt gà không?” và một số vấn đề trong quá trình sử dụng thực phẩm này. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.