Dấu hiện nhận biết và các chữa Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là căn bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến cơ thể nếu không nhanh chóng chữa trị kịp thời. Các vết loét ngày càng lan rộng và quá lớn sẽ làm thủng đại tràng dẫn đến hiện tượng xuất huyết nặng thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho người bệnh. Vì vậy chúng ta cần phát hiện sớm để kịp thời điều trị cũng như biết phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dấu hiện nhận biết và các chữa Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Căn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu thường có mối liến quan mật thiết đến các yếu tố mãn tính, việc các vết loét lan rộng một cách nhanh chóng có thể dẫn đến tình trạng lây lan đến toàn bộ ruột già và gây chảy máu bên trong các cơ quan này. Đa số các tổn thương này đều lan tỏa trên lớp niêm mạc và dưới niêm mạc,  hầu hết sẽ xuất hiện ở trực tràng nhưng thường có xu hướng giảm dần cho đến đại tràng phải.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh

 

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu đại trực tràng cũng đồng nghĩa với việc báo hiệu những dấu hiệu nguy hiểm cần phải tiến hành điều trị nhanh chóng. Đồng thời mức độ nguy hiểm của bệnh còn ở chõ bệnh có xu hướng tái phát cao, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do chưa có biện pháo loại bỏ dứt điểm và người bệnh có thể dùng thuốc trong thời gian dài để kiểm soát bệnh.

Các dấu hiệu tổn thương bắt đầu từ trực tràng, sau đó lan sang  đại tràng trái, đại tràng phải rồi tấn công toàn bộ đại tràng. Bệnh càng để lâu mức độ tổn thương càng lan rộng, dần dần lan đến phần cuối của ruột non khiến người bệnh đau nhức trầm trọng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Đau bụng trầm trọng, thường là vùng bụng dưới rốn, hoặc quanh khu vực mạn sườn và hai bên hố chậu. Cơn đau xuất hiện thành từng cơn khiến người đau quặn, người chảy đầy mồ hôi và không thể làm việc.
  • Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống kho tiêu đã kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hóa gây táo bón hay tiêu chảy kéo dài, thường là tiêu chảy. Nếu tình trạng bệnh quá trầm trọng có thể chỉ cảm thấy máu nhầy mà không thấy phân
  • Người bệnh thường cố gắng rặn mót khi đi đại tiện do luôn cảm thấy còn phân bên trong
  • Có thể đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Xuất hiện chất nhầy hay máu đỏ tươi trên phân
  • Phân có thể sẫm màu hoặc có dính máu phía trên, có mùi hôi tanh cực kỳ khó chịu
  • Mệt mỏi, ăn uống kém, không thèm ăn
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cơ thể thiếu máu kéo dài gây xanh xao, thiếu sức sống, gầy guộc
  • Có thể bị đau khớp.
  • Sốt cao có thể lên tới 39 độ kéo dài và rất dễ dẫn đến biến chứng nên không kiểm soát kịp thời

Có đến 60% số người bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu ở thể nhẹ với các triệu chứng không quá rõ ràng trong giai đoạn đầu. Bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát trong giai đoạn này sẽ tiến triển đến những giai đoạn nguy hiểm cực kỳ nhanh chóng và làm sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường nhất là từ 15 – 40 tuổi hay những người trên độ tuổi 60. Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở châu Âu với tỷ lệ mắc bệnh là 2 – 7/100.000 dân mỗi năm. Tuy nhiên gần đây số lượng người mắc bệnh tại Châu Á, tiêu biểu như Việt Nam cũng có xu hướng tăng cao rất nhiều.

Đặc biệt hiện nay căn nguyên nguồn gốc gây bệnh chính vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên tạm thời qua nghiên cứu, viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể liên quan đến những yếu tố sau đây

Yếu tố di truyền

Thống kê cho thất có khoảng 20% người bệnh đều có có người thân trong gia đình trước đó đã từng mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu.  Nghiên cứu ở Nhật cũng cho thấy yếu tố di truyền bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở những người có gen HLA-DRB1*1502 ( DR2 ), với những người mang genDR4 thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh cao

Yếu tố nhiễm khuẩn

Sự tấn công của các vi khuẩn, nấm men chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý, bao gồm cả viêm đại tràng hay nặng hơn là viêm loét đại trực tràng chảy máu. Đặc biệt nếu trong các đợt điều trị đầu tiên không thể loại bỏ được hết các yếu tố gây bệnh này thì bệnh vẫn có xu hướng tái phát rất cao, đặc biệt là khi gặp các môi trường thuận lợi như acid dịch vị dạ dày.

Nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài khiến các vết loét trên niêm mạc đại tràng lan rộng nhanh chóng gây xuất huyết kèm theo rất nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Thường nếu có liên quan đến các yếu tố nhiễm khuẩn tái phát có thể do một số vi khuẩn như  Clostridium dificile, E.Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter.

Yếu tố miễn dịch

Sự suy yếu của hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có cả các bệnh về đường ruột. Đồng thời đây cũng chính là điều kiện để các vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn khiến đại tràng tổn thương nặng.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài, các vi khuẩn tấn công đại tràng mạnh mẽ hơn

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh viêm loét đại trực tràng chảy máu thường có liên quan đến các kháng thể pANCA (perinuclear  antineutrophil  cytoplasmic antibodies ) và ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies ). Xét nghiệm cho thấy có đến 80% bệnh nhân có dương tính với kháng thể này. Đặc biệt bệnh nhân đã và đang mắc chứng viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát sẽ có mức độ dương tính cao hơn rất nhiều.

Yếu tố môi trường

Có rất nhiều yếu tố từ bên ngoài tác động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa hoặc kích thích các tổn thương thêm trầm trọng. Đồng thời các yếu tố này cũng tham gia làm suy giảm hệ miễn dịch cho cơ thể. Bao gồm

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn không chỉ khiến bệnh trầm trọng mà còn gây ra nhiều bệnh lý tại lục phủ ngũ tạng
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với người khác.
  • Người lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau trong thời gian dài
  • Người thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức
  • Người lười vận động hay béo phì cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh với mức độ trầm trọng hơn

Tuy nhiên một điều thú vị là người hút thuốc lá lại có nguy cơ mắc chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu thấp hơn người không hút thuốc đến 40%. Nguyên nhân có thể là do nicotine có trong thuốc lá có khả năng ức chế hoạt động của TB Th2 nhờ đó làm giảm nồng độ của IL-1 và IL-8. Tuy nhiên thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn đồng thời gây hại cho các cơ quan nội tạng. Đồng thời nếu người hút thuốc lá mắc bệnh thì việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Yếu tố tâm sinh lý

Căng thẳng, stress kéo dài, thường xuyên làm việc quá sức trong thời gian dài nhưng không nạp đủ dinh dưỡng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý trên đường tiêu hóa. Nguyên nhân này thường xuất hiện rất nhiều trên những người trẻ ngày nay luôn cố gắng làm việc không ngừng.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Những người lo lắng, căng thẳng stress quá mức cũng là đối tượng mắc bệnh cao

Bên cạn đó nếu đã mắc các triệu chứng bệnh về tiêu hóa hay viêm đại tràng mà kết hợp với các yếu tố này sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh chóng tới các triệu chứng nguy hiểm hơn. Một số nghiên cứu cũng chứng minh hoạt động tình dục không điều độ, quan hệ nhiều quá mức cũng có thể là tác nhân làm viêm loét đại trực tràng chảy máu thêm trầm trọng.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu của bệnh, hầu như không xuất hiện quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể có thể đau bụng nhẹ, bị chuột rút, chảy máu có thể xuất hiện nhưng rất ít nên chưa thể phát ngay. Khoảng 25% người bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng và gặp các triệu chứng như địa tiện 4- 6 lần/ ngày, phân lỏng có máu bốc mùi hôi thối kèm theo sốt cao có thể lên tới 39 độ.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu nếu tiến triển đến các giai đoạn trầm trọng có thể đại tiện đến hơn 6 lần/ ngày kèm theo xuất huyết nhiều, hạ huyết áp và tăng nhịp tim. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thường chỉ chiếm khoảng 10% và có thể gây tử vong tại chỗ nếu không kiểm soát kịp thời.

Các biến chứng kèm theo có thể xuất hiện bao gồm

  • Phình giãn đại tràng nhiễm độc
  • Thủng đại tràng
  • Thiếu máu
  • Xuất huyết ồ ạt ở đường tiêu hóa dưới
  • Viêm loét ruột non
  • Ung thư đại tràng
  • Rò xe, ép xe hậu môn
  • Nứt hậu môn

Đồng thời người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng ngoài đại tràng như loét miệng, viêm mống mắt làm giảm thị lực, viêm khớp có thể do các vi khuẩn tấn công, viêm da, huyết khối, hay viêm xơ hóa đường mật.

Các biến chứng do chảy máu đại trực tràng gây ra là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân nên cần nhanh chóng phát hiện và kiểm soát kịp thời.

Hướng điều trị Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Để điều trị bệnh lý này chính xác nhất bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh, các yếu tố gây bệnh để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm

  • Nội soi đại tràng toàn bộ
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) và sinh hóa máu.
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT Scan).
  • Xét nghiệm phân
  • Các chuẩn đoán phân biệt.

Sau khi có kết quả chính xác bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, thường là ưu tiên điều trị bằng các phương pháp nội khoa trước.

Điều trị bằng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc Tây nhằm nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ cầm máu, loại bỏ các vi khuẩn liên quan đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Người bệnh cầm đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, trong dùng quá liều hay tự ý dừng thuốc đều có thể làm giảm kết quả điều trị.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Việc dùng thuốc sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, ngăn chặn biến chứng xuất hiện

Các nhóm thuốc phổ biến thường được chỉ định như

  • Dẫn xuất của 5-ASA: thường chỉ định pentasa 0,5g X 8 viên/ngày, chia 4 lần cho mọi tình trạng nhằm giảm đau, chống sưng viêm để hạn chế vết loét lan rộng. Có thể sử dụng ở cả dạng viên uống hay viên đặt hậu môn.
  • Gluccorticoid: giảm giảm tình trạng viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu, tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: được chỉ định nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự tấn công của các loại vi khuẩn, không áp dụng nếu có liên quan đến virus. Một số loại thuốc phổ biến thường dùng như ciprofloxacin 1g/ngày, chia 2 lần hoặc metronidazol 1g/ngày X 7 ngày.
  • Thuốc nhóm corticoid: cũng đem đến tác dụng ức chế các phản ứng viêm nhưng với mức độ nặng hơn. Thường chỉ định thuốc đường uống, nếu không đáp ứng sẽ tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: có thể chỉ định Azathioprin (Imuren): liều 2 – 2,5mg/kg/ngày hoặc Cyclosprorin (Sandimun); truyền TM liều 2 – 4mg/kg/ngày. với các trường hợp chảy máu nặng nhưng không đáp ứng các loại thuốc trên.

Với các trường hợp Viêm loét đại trực tràng chảy máu nặng, người bệnh có thể được chỉ định nhịn ăn và truyền đạm thay thế để giảm các kích ứng lên dạ dày. Việc điều trị lúc này cần phải nằm viện trong vài ngày để bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng kịp thời.

Các loại thuốc thường được kết hợp sử dụng với nhau, thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được tự ý sử dụng. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong 10- 15 ngày tùy trường hợp, nếu sau tái khám không có tiến triển bắt buộc cần phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa để ngăn ngừa biến chứng.

Phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không đem lại tác dụng, người bệnh đã bị tái đi tái lại nhiều lần và có dấu hiệu xuất hiện các biến chứng như xuất huyết nặng, thủng đại tràng.. Việc phẫu thuật sẽ được chỉ định nhanh chóng để kiểm soát bệnh. Phẫu thuật có thể gây tiềm ẩn nhiều biến chứng nhưng vẫn bắt buộc cần thực hiện.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Việc phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp nội khoa không đáp ưng

Tùy từng giai đoạn bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần  đại tràng hoặc cắt toàn bộ đại tràng nối hồi tràng hậu môn. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như

  • Phình giãn đại tràng nhiễm độc.
  • Chảy máu ồ ạt mà điều trị nội khoa thất bại.
  • Ung thư hóa hoặc dị sản mức độ nặng.

Do đó người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ thiết bị kỹ thuật hiện đại để đảm bảo kết quả phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất cho chính bản thân.

Tuy nhiên trong một số trường hợp phẫu thuật vẫn không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn, nếu không có chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt nếu bệnh tiến triển đến ung thư có thể di căn tới các cơ quan lân cận, việc phẫu thuật cũng chỉ mang tính chất kéo dài sự sống tạm thời. Vì thế cần phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Phòng tránh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì nhưng có thể thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ mác bệnh thường liên quan đến chế độ sinh hoạt dinh dưỡng thường ngày. Vì vậy thay đổi lối sống lành mạnh và cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày sẽ là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Những người sau điều trị cũng cần áp dụng chế độ này để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh hơn để phòng tránh bệnh tái phát

Chế độ dinh dưỡng

Mỗi người cần lựa chọn các thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên cần chú ý ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để hạn chế các áp lực lên dạ dày, đại tràng. Những người sau điều trị phẫu thuật cũng càng cần chú ý chế độ dinh dưỡng để mau chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát tối đa.

Theo đó người bệnh nên chú ý các vấn đề sau

  • Đảm bảo cân bằng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hằng ngày theo độ tuổi để cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng làm việc.
  • Bổ sung đạm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên nên chọn những loại đạm dễ tiêu hóa từ các loại thịt nạc hay trứng
  • Bổ sung đầy đủ chất cơ có trong rau củ, trái cây để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng táo bón hay tiêu chảy
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngà. Uống đủ nước vừa giúp hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đồng thời tăng cường đào thải các độc tố dư thừa ra bên ngoài
  • Một số món ăn nhuận tràng tốt cho tiêu hóa như khoai lang, mùng tơi, rau đay, đu đủ
  • Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như củ dền, hải sản, rau bina, hạt bí ngô, bông cải xanh để tăng tốc độ tái tạo hồng cầu, bổ sung máu, rất cần thiết cho người bệnh
  • Trong bữa ăn hàng ngày luôn đảm bảo có đầy đủ rau, thịt để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Hạn chế ăn các món quá khô, quá nhiều dầu mỡ hay nêm nếm quá nhiều gia vị
  • Sữa chua giúp bổ sung các lợi khuẩn cần thiết
  • Tránh xa các đồ ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế sử dụng bua rượu, các chất kích thích, nước ngọt có ga, trà sữa hay hút thuốc lá
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn chính, bữa ăn phụ để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Một số gia vị như gừng, tỏi vừa giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng vừa kích thích làm lành nhanh các vết loét trên niêm mạc đại tràng nếu có xuất hiện
  • Với những người sử dụng sữa công thức như người già, phụ nữ có thai hay trẻ em nên lựa chọn những loại sữa có bổ sung lợi khuẩn, FOS để tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tham khảo thêm các bác sĩ dinh dưỡng nếu gặp các vấn đề dinh dưỡng để được hỗ trợ cải thiện từ sớm.

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe hằng ngày. Người có lối sống lành mạnh có thể hạn chế nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, bao gồm cả các bệnh trên hệ thống tiêu hóa. Duy trì lối sống lành mạnh tích cực mỗi ngày cũng đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích trên toàn bộ cơ thể.

Người bệnh nên chú ý chế độ sinh hoạt sau để phòng tránh bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức trong thời gian dài
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức quá khuya
  • Không nên nhịn đói, duy trì thói quen ăn uống đúng giờ mỗi ngày
  • Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh suy nghĩ stress kéo dài
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày hoặc tập Yoga cũng là những bộ môn tốt cho sức khỏe và đại tràng
  • Phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý
  • Giảm cân khoa học trong một số trường hợp cần thiết
  • Với những người có tiền sử mắc bệnh trước khi mang thai nên đi khám bệnh để kiểm tra các yếu tố di truyền
  • Với những người có cha hay mẹ mắc bệnh cũng cần đi kiểm tra các kháng thể di truyền để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh
  • Kiểm soát tốt sức khỏe, dành thời gian khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần

Viêm loét đại trực tràng chảy máu nếu không nhanh chóng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.Đừng quên đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và có hướng khắc phục sớm nhất.

Post Comment