Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam là phương pháp được nhiều người đánh gia là an toàn, đồng thời mang lại hiệu quả khả quan cho người bệnh trong quá trình điều trị. Ngoài việc cải thiện các triệu chứng trào ngược mà còn giúp bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là những bài thuốc Nam được sử dụng khá phổ biến mà bạn có thể tham khảo áp dụng trong việc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày của mình.

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam - Ưu và nhược điểm
Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam – Ưu và nhược điểm

 

Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý liên quan đến các vấn đề về hệ tiêu hóa. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh nhân có triệu chứng trào dịch dạ dày (có thể là thức ăn, chất lỏng, dịch mật,…) lên trên thực quản, đặc biệt thường xuất hiện mỗi khi người bệnh ăn no.

Có thể khắc phục tình trạng này bằng việc điều chỉnh lối sống, tuy nhiên trường hợp trào ngược kéo dài cần có biện pháp can thiệp thích hợp. Một trong số cách được người bệnh sử dụng để khắc phục các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra là chữa trị bằng thuốc Nam, thay vì thuốc tân dược.

Cách này không gây tác dụng phụ, đồng thời còn nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

1. Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ

Nghệ là thảo dược được sử dụng phổ biến để khắc phục một số chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Chính vì thế, chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ sẽ an toàn và hiệu quả.

Chất chống oxy hóa mạnh là curcumin có trong nghệ làm ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, đồng thời kiểm soát quá trình tiết dịch vị axit trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Bên cạnh đó, trong nghệ còn có một số chất có tác dụng chống viêm, giúp dạ dày và thực quản giảm sưng, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ dạ dày khỏi những tác nhân bất lợi, các gốc tự do hoặc các men gây ung thư.

Các cách sử dụng nghệ như sau:

Cách 1: Chữa trào ngược dạ dày với nghệ tươi

  • Sử dụng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, gọt vỏ.
  • Sau đó, giã hoặc sử dụng máy xay nhuyễn nghệ, cho vào một ít nước rồi lọc lấy nước cốt.
  • Đun nước nghệ trên bếp đến khi sôi, tắt bếp để cho nước nghệ nguội tự nhiên.
  • Đổ dung dịch thu được vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát để sử dụng từ từ.
  • Sau mỗi bữa ăn, uống một ít nước nghệ để trung hòa dịch trong dạ dày, khắc phục chứng trào ngược.
  • Nước nên sử dụng trong 7 ngày, không nên dùng hết 1 lần. Kiên trì một thời sẽ thấy cơ thể cải thiện rõ rệt, tiêu hóa cũng tốt hơn.

Cách 2: Kết hợp nghệ với mật ong

  • Sử dụng 3 muỗng tinh bột nghệ + 2 thìa mật ong nguyên chất vào bát, trộn đều thành hỗn hợp sánh mịn có thể vo tròn.
  • Vo thành từng viên nhỏ bằng nhau, kích thước cỡ đầu ngón tay út. Sau đó cũng bảo quản trong lọ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Ăn 6 – 8 viên cùng với nước ấm sau mỗi bữa ăn 30 phút.
  • Thực hiện trong khoảng 2 tháng kiên trì, kết quả sẽ không khiến bạn thất vọng.
    Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ

    Nghệ có tác dụng tốt, hỗ trợ chữa các bệnh về dạ dày hiệu quả, an toàn

Cách 3: Kết hợp nghệ với chuối chát, sắn dây

  • Bạn chuẩn bị 10 củ nghệ, 5 trái chuối xanh, 5 củ sắn dây rửa sạch tất cả.
  • Nghệ bạn xay nhuyễn rồi phơi khô, chuối và sắn dây thái nhỏ, phơi khô rồi nghiền thành bột.
  • Bảo quản các nguyên liệu đã được sơ chế trong hũ thủy tinh có nắp đậy trong 2 – 3 tuần.
  • Khi sử dụng, cho 2 muỗng bột nghệ + 1 muỗng chuối chát + 1 muỗng sắn dây vào ly, đổ 100ml nước ấm vào và khuấy đều. 
  • Mỗi ngày uống 2 lần, uống sau khi ăn 30 phút các bữa trưa, tối. Kiên trì trong 2 tháng tình trạng trào ngược dạ dày sẽ cải thiện.

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Gừng cũng là nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng và dược tính tốt đối với cơ thể. Đặc biệt, trong chữa trào ngược dạ dày, củ gừng được nhiều người tin dùng do có tính ấm, nóng, giúp giảm nhanh chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu do bệnh gây ra.

Theo y học, chất methadone, tecpen, zingiberol,…trong củ gừng có tác dụng giảm đau hiệu quả. Đồng thời, nó còn hỗ trợ làm tăng chuyển hóa của mật, giúp sát trùng và trung hòa dịch vị có trong dạ dày. Mùi hương của gừng giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn nôn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1 – ½ củ gừng, rửa sạch, cắt thành lát mỏng.
  • Hãm gừng với nước sôi như hãm trà. 
  • Sau 6 –  8 phút thì cho thêm một ít mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều và uống khi nước gừng còn ấm.
  • Dùng sau 20 phút khi ăn xong.

3. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Không cần bàn cãi về những tác dụng tuyệt vời của nha đam đối với sức khỏe. Nó thường được sử dụng để làm đẹp, điều trị các vết thương nhẹ và đặc biệt có hiệu quả trong điều trị chứng trào ngược dạ dày.

Trong nha đam có chất chống viêm, cùng với lượng vitamin, axit amin dồi dào, khi vào cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp thanh lọc, loại bỏ độc tố. Cách thực hiện như sau:

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Nha đam giúp thanh lộc, làm mát cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm trào ngược dạ dày

Cách 1: Uống nước nha đam

  • Rửa sạch 1 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. 
  • Xay nhuyễn sau đó cho thêm một ít đường nếu muốn.
  • Ăn trước 20 phút mỗi bữa ăn sẽ giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Cách 2: Sử dụng nha đam cùng với mật ong

  • Rửa sạch 4 – 5 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ rồi xay nhuyễn phần thịt trắng.
  • Cho dung dịch thu được vào lọ thủy tinh sau đó đổ vào ½ lít mật ong, đậy nắp.
  • Bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày uống 2 muỗng, kiên trì trong một tháng sẽ có hiệu quả.

4. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ

Tinh dầu từ lá mơ có chứa vitamin C, protein, carotene có tác dụng giảm những triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Niêm mạc và các cơ quan bị tổn thương được cải thiện, đồng thời chúng còn giúp cân bằng lại mực axit có trong dạ dày. 

Lá mơ cũng là một loại thảo dược dễ tìm, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế người bệnh có thể an tâm sử dụng, không lo gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Lá mơ sử dụng khoảng một nắm tay, rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối loãng để đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Rửa lại với nước sạch, sau đó để cho ráo nước, đem xay nhuyễn với một ít nước lọc.
  • Chắt lấy phần nước cốt lá mơ, uống trực tiếp hoặc có thể chưng cách thủy trước khi dùng.
  • Phần nước đó chia làm 2 phần, uống trước bữa ăn 20 phút trưa và tối.
  • Ngoài cách này, người bệnh có thể sử dụng lá mơ ăn kèm thay cho rau sống hàng ngày, hoặc có thể chế biến món ăn, bánh giúp ngon miệng hơn. Kiên trì trong một thời gian, bạn sẽ thấy chứng trào ngược dạ dày giảm dần.

5. Chữa trào ngược dạ dày bằng cam thảo

Theo y học cổ truyền, cam thảo có tính bình, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ,…Các hoạt chất có trong thảo dược được sử dụng để điều trị những vấn đề về dạ dày, trong đó có chứng trào ngược. Niêm mạc được bảo vệ, cải thiện tình trạng axit dạ dày trào lên thực quản, kích thích tạo ra những chất nhầy kháng axit.

Không những thế, cam thảo còn có công dụng trong việc phục hồi nhanh chóng những tổn thương do hiện tượng trào ngược gây ra, làm lành vết loét và ngăn ngừa đau dạ dày cho bệnh nhân.

Chữa trào ngược dạ dày bằng cam thảo
Cam thảo là thảo dược quý, hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày

Cách sử dụng cam thảo như sau:

Cách 1: Uống nước cam thảo

  • Rửa sạch rễ cam thảo sau đó cho vào nồi cùng với nước vừa đủ, đun trong 15 phút.
  • Nước thuốc thu được uống sau khi ăn 30 phút.
  • Thực hiện kiên trì trong 2 tuần tình trạng trào ngược sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cách 2: Uống bột cam thảo

  • Bên cạnh uống nước thuốc từ rễ cam thảo, bệnh nhân có thể tán nhuyễn 100g rễ cam thảo để sử dụng dần.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy, mỗi lần dùng chỉ cần hòa tan 5g bột cam thảo với 100ml nước ấm. 
  • Sử dụng sau 30 phút mỗi bữa ăn, tiện lợi hơn việc sắc thuốc.
  • Bài thuốc này cũng thực hiện đều đặn trong khoảng 2 tuần là sẽ thấy được kết quả.

Lưu ý: Không nên sử dụng cách này trong trường hợp bệnh nhân có hiện tượng phù nề. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên sử dụng tối đa 2 tuần rồi ngưng, không nên sử dụng quá lâu.

6. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Tía tô là một loại rau thơm được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt. Bên cạnh đó, nó cũng là một loại thảo dược được sử dụng hỗ trợ chữa chứng trào ngược dạ dày hiệu quả và lành tính. Nhiều người đã tìm đến tía tô như “cứu tinh” đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do chứng bệnh này gây ra.

Theo nghiên cứu, trong tía tô chứa các hoạt chất có tác dụng làm lành những vết thương bên trong niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp dạ dày ức chế tiết dịch vị, giúp cải thiện tình trạng trào ngược. Dạ dày giảm được áp lực, tiêu hóa thức ăn dễ dàng.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Lá tia tô không chỉ là một loại rau thơm mà còn có công dụng chữa trào ngược dạ dày

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô, để cho ráo nước.
  • Có thể phơi khô hoặc sử dụng lá tươi.
  • Hãm với nước sôi như hãm trà trong 15 phút rồi thưởng thức.
  • Mỗi ngày uống thay trà, kiên trì một thời gian sẽ thấy cơ thể được cải thiện, bệnh sẽ giảm dần.

Bạn cũng có thể ăn sống tía tô kèm mỗi bữa ăn, hoặc nấu cháo, canh,…

7. Chữa trào ngược dạ dày bằng đu đủ

Đu đủ là một loại quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không những thế, nó còn giúp hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Vitamin B, papain,…có trong quả đu đủ tốt cho dạ dày, giúp cải thiện tình trạng tiết dịch axit gây trào ngược, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn. Quả đu đủ có vị ngọt, dễ ăn, còn giúp người bệnh nhuận tràng, dễ đi đại tiện,…

Cách thực hiện: Đu đủ chín, gọt vỏ, ép lấy nước uống sau mỗi bữa ăn từ 30 phút. Cách này giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ giảm ợ chua, trào ngược. Kiên trì thực hiện một thời gian sẽ thấy bệnh giảm hẳn, sức khỏe cũng được cải thiện.

Ngoài uống nước ép, bạn có thể ăn tươi đu đủ chín, nấu canh với đu đủ xanh hoặc sử dụng lá đu đủ để làm trà (nên uống từ từ với lượng nhỏ để cơ thể quen với trà lá đu đủ).

Lưu ý: Nên sử dụng với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều. Phụ nữ mang thai, người có bệnh tiểu đường, dị ứng latex, papain, mới phẫu thuật không nên sử dụng biện pháp này.

Ưu – Nhược điểm chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam cũng sẽ có một số ưu và nhược điểm giống như các biện pháp chữa trị khác.

Ưu điểm:

  • Đây là biện pháp dân gian an toàn, ít gây tác dụng phụ.
  • Các thảo dược dễ tìm, chi phí thấp, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị.
  • Phù hợp với cơ địa của nhiều người.
  • Ngoài cải thiện chứng trào ngược dạ dày, các loại thảo dược còn giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh khác liên quan. 

Nhược điểm:

  • Các bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày có tác dụng chậm hơn so với sử dụng thuốc tân dược, do đó người bệnh phải thực hiện đều đặn, kiên trì.
  • Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian phát huy hiệu quả không giống nhau.
  • Chỉ cải thiện được trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, tình trạng nặng cần kết hợp với biện pháp điều trị tác động mạnh.

Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam

Như trên đã đề cập, việc sử dụng thuốc Nam vẫn sẽ có một số ưu và nhược điểm. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng phương pháp này, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày
  • Không tự ý kết hợp các bài thuốc Nam và thuốc tân dược nếu không có chỉ định của người có chuyên môn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe, tránh gây ra hệ quả không mong muốn.
  • Người có cơ địa hay dị ứng, đặc biệt là dị ứng với một trong số thành phần có trong dược liệu thì không nên sử dụng hoặc chỉ dùng với liều lượng nhỏ theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hạn chế một số thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,…Bổ sung chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe.
  • Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng, không vận động mạnh, làm việc ngay sau khi vừa ăn no để giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra.
  • Trường hợp bệnh nặng cần được kiểm tra y tế kịp thời để được chẩn đoán mức độ và có phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là các cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam bạn có thể tham khảo thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị được tốt nhất, người bệnh cần kết hợp song song với thăm khám y tế để phát hiện sớm những bất thường.

Post Comment