Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng trào ngược dạ dày độ a?

Trào ngược dạ dày độ A là một trong những thuật ngữ y học dùng để chỉ mức độ trào ngược dạ dày chỉ mới khởi phát và chưa quá nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiênbạ cũng không nên chủ quan mà nên nhanh chóng tìm các phương pháp điều trị phù hợp để tránh các biến chứng trầm trọng khác như viêm loét thực quản hay ung thư thực quản hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng trào ngược dạ dày độ a?

Trào ngược dạ dày độ A được biết đến là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản chỉ mới khởi phát và được phân loại dựa trên thang nội soi của Los Angeles. Ở mức độ này, các triệu chứng xuất hiện của bệnh còn khá ít và chưa rõ ràng nên người bệnh thường chưa thể phát hiện được bện trong giai đoạn này. Mức độ tổn thương lúc này là rất ít nên nếu được xử lý sớm thì có thể điều trị được dứt điểm các triệu chứng này.

Trào ngược dạ dày độ A
Trào ngược dạ dày độ A là thuật ngữ chỉ tình trạng mới khởi ohats của trao ngược

 

Theo đó, bệnh trào ngược dạ dày ( GERD) được phân loại thành 5 cấp độ như sau

  • Cấp độ 0: Lúc này thực quản bình thường, khi nội soi không phát hiện phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường nào trên niêm mạc.
  • Cấp độ A: Bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tổn thương tại niêm mạc như có các vùng viêm, vết trượt, vết loét nằm dọc từ tâm vị dạ dày đi đến thành thực quản. Các vết tổn thương có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng <= 5mm. Đây là cấp độ cực phổ biến thường gặp ở nhiều người. Có đến 90% bệnh nhân đã phát hiện bệnh ở ngay thời điểm này thông qua nội soi. Bệnh nhân lúc này có thể bị nghẹn khi ăn, tuy nhiên không quá đau đớn hay khó chịu.
  • Cấp độ B: Các vết tổn thương đã bắt đầu lan ra lẻ tẻ với kích thước lớn hơn 5mm. Người bệnh nhân có thể cảm thấy khó khăn khi nuốt do thực quản bị chít hẹp. Đồng thời người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu hay nôn nao, đau âm ỉ ở vùng thượng vị.
  • Cấp độ C: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ hơn của trào ngược dạ dày. Các vết xước, loét bắt đầu tập trung lại tạo thành vùng viêm loét lớn hơn gây đau nhức. Bệnh nhân có thể bị đau rát bụng, khó chịu, đi ngoài ra phân đen, đôi khi có thể nôn ra máu. Lúc này thành thực quản có ít nhất 2 vết xước với kích thước trên 5mm
  • Cấp độ D: Các tổn thương thắt đầu nối liền và tập trung lại. Phạm vi tổn thương lúc này có thể chiếm đến 75% chu vi thực quản.

Như vậy có thể thấy, cấp độ A là mức nhẹ nhất của trào ngược dạ dày. Các biểu hiện ở cấp độ này mới chỉ mức độ khởi phát nên chưa quá nguy hiểm. Vì vậy nếu người bệnh đang ở mức độ này thì có tiên lượng điều trị dứt điểm bệnh khá lớn.

Biểu hiện của trào ngược dạ dày độ A

Thực tế trào ngược dạ dày độ A mới chỉ ở mức khởi phát nên chưa có quá nhiều triệu chứng. Người bệnh cũng cần phải tiến hành nội soi để xác định kích thước thì mới có thể biết chính xác đang ở mức độ nào. Nhìn chung các triệu chứng của tình trạng này bao gồm

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, kèm theo cổ nóng rát, đắng miệng
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Người bệnh có thể cảm thấy cơn nóng rát vùng thượng vị kéo từ dạ dày lên xương ức, tới cổ họng sau đó mới xuất hiện cảm giác buồn nôn.
  • Khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ tuy nhiên không có cảm giác bị đau.
  • Ho, đau họng nhưng không quá trầm trọng.
  • Tiết nhiều nước bọt do cơ thể sẽ tự động tiết ra khi thấy lượng acid dịch vị quá mức để cân bằng acid trong dạ dày.

Các triệu chứng này có thể thường gặp ở rất nhiều người, có thể liên quan đến vấn đề ăn uống hoặc là triệu chứng khởi phát của trào ngược dạ dày mà người bệnh không nên chủ quan.

Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?

Có thể nói, trào ngược dạ dày độ A chỉ là mức độ cơ bản của trào ngược chưa quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó lại là dấu hiệu cho thấy các tổn thương đã bắt đầu lan vào thực quản, ăn mòn và tiến triển cực kỳ nhanh. Nếu người bệnh không kiểm soát kịp thời bệnh có thể biến chứng thành mãn tính và gây ra rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác.

Trào ngược dạ dày độ A
Trào ngược dạ dày độ A tuy chưa có các dấu hiệu quá nghiêm trọng tuy nhiên có thể chuyển qua các cấp độ khác rất nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách

Khi đã bị tổn thương ở niêm mạc thực quản, các acid dịch vị trào lên tác động vào các vết xương làm bào mòn nhanh chóng. Đặc biệt nếu chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi lúc này không hợp lý sẽ tạo điều kiện các các vết loét mở rộng kích thước nhanh chóng hơn.

Các biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải nếu không kiểm soát được tình trạng trào ngược độ A bao gồm:

  • Viêm loét thực quản: Các vết xước ban đầu của trào ngược dạ dày khá nhỏ và nông, tuy nhiên sự ăn mòn quá mức của acid với cường độ mạnh khiến các vết xước ngày càng phát triển rộng hơn và gây viêm. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là khó nuốt, đau họng, nôn ra máu, đau vùng xương ức nguy hiểm hơn là vỡ thực quản.
  • Hẹp thực quản: Các vết loét thực quản có thể hình thành các mô sẹo lồi ra ngoài. Điều này làm không gian bên trong thực quản bị thu hẹp, càng để lâu sẹo càng phát triển lớn làm cản trở việc đưa thức ăn xuống dạ dày. Do đó người bệnh thường có cảm thấy khó nuốt, buồn nôn, nôn ói nhất khi là đưa vào các thức ăn cứng. Nếu không xử lý nhanh chóng có thể dẫn tới rò thực quản, ung thư hóa, suy sinh dưỡng do cơ thể không tiếp nhận được thức ăn.
  • Barrett thực quản: Nguyên nhân gây bệnh là do sự thay đổi bất thường về hình dạng hoặc tính chất củcác mô ở thực quản gây hình thành các mô ác tính. Biến chứng này thương xuất hiện khi các tổn thương ở niêm mạc thực quản xuất hiện đã lâu mà không được điều trị đúng cách.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, hô hấp: Tính trạng acid dịch vị thường trào lên thực quản sẽ làm kích thích khu vuẹc cổ họng thì có thể gây ra một số ảnh hưởng gây viêm họng. viêm thanh quản hay viêm amidan. Đồng thời tình trạng này cũng có thể có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, sưng nướu, hôi miệng..

Dù ít hay nhiều thì trào ngược dạ dày độ A cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến người bệnh. Tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chán ăn, cơ thể mệt mỏi khó chịu. Đặc biệt trào ngược thường hay xuất hiện vào buổi tối, khi nằm bở lúc này dạ dày và thực quản ngang nhau khiến người bệnh không ngủ được.

Lượng dinh dưỡng thiếu hụt, ăn không ngon, thiếu ngủ khiến người bệnh bị sụt cân, gầy gò xanh xao trông thấy. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả tinh thần của người bệnh. Tinh thần kém minh mẫn, làm việc kém hiệu quả dẫn đến stress kéo dài càng làm bệnh phát triển nhanh hơn. Vì vậy người bệnh cần phát hiện và kiểm soát trào ngược dạ dày cấp A càng sớm càng tốt.

Điều trị trào ngược dạ dày độ A

Đối với tình trạng trào ngược mới khởi phát có thể chưa cần được chỉ định phẫu thuật mà chỉ được dùng một số loại thoại thuốc để kiểm soát tạm tình hình hoặc giải quyết những nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng được hướng dẫn việc thay đổi chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày để có cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh nhanh chóng hiệu quả nhất.

Điều trị ngoại khoa

Trào ngược dạ dày độ A dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học có thể khiến tình trạng bệnh biến chuyển nhanh chóng và phải can thiệp ngoại khoa hay phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh.Thường người bệnh chỉ được chỉ định phẫu thuật khi bệnh qúa nặng hoặc nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các khối u bên trong dạ dày hay do một số bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison.

Trào ngược dạ dày độ A
Trào ngược dạ dày chỉ được chỉ định phẫu thuật khi các biến chứng hoặc di căn quá trầm trọng không thể điều trị bằng thuốc

Các biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định trong biến chứng của trào ngược dạ dày độ A như

  • Phẫu thuật cắt bỏ u dạ dày
  • Phẫu thuật loại bỏ u gastrin
  • Nong thực quản
  • Nội soi khâu cơ vòng thực quản dưới
  • Dùng sóng radio kích thích chức năng của cơ vòng thực quản dưới

Các biện pháp ngoại khoa thường là giải pháp cuối cùng buộc phải lựa chọn để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phẫu thuật thường có mức độ rủi ro cao đồng thời để lại rất nhiều biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, rối loạn thành thực quản hoặc chảy máu kéo dài. Đồng thời chi phí phẫu thuật cũng khá cao và gây ra nhiều thay đổi cho người bệnh nên người bệnh cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện phương pháp này.

Tuy nhiên với nền khoa học hiện nay biện pháp thường được sử dụng là Nissen mềm qua soi ổ bụng. Phương pháp này dạng như một loại phẫu thuật mở, có khả năng rủi ro thấp và đạt hiệu quả lên tới 90%.Tuy nhiên phương pháp này vẫn gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật như khó nuốt, không ợ được hay khó khăn trong việc nuốt.

Dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày độ A nhằm kiểm soát tối đa lượng acid dịch vị được tiết ra, nhờ đó giảm tổn thương lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Đồng thời có thể bổ sung một số loại thuốc giúp làm lành các vết xước trong niêm mạc hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trào ngược dạ dày độ A
Với các trường hợp Trào ngược dạ dày độ A dạng nhẹ mới khởi phát thường sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng

Một số loại thuốc thường được chỉ định như

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sử dụng thuốc nhằm tạo lớp màng tại vùng niêm mạc bị tổn thương để hạn chế sự viêm nhiễm nặng nề nề hơn, giảm cảm giác đau, rát hay ngứa ngáy khi nuốt. Gaviscon là loại thuốc thường được chỉ định dùng ngày 3 lần trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc trung hòa axit: Thường được chỉ định dùng sau ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để trung hoà lượng acid dịch vị trong dạ dày bị tiết ra quá mức, từ đó hạn chế tối đa tình trạng acid dư thừa vào trào lên thực quản. Các loại thuốc thuốc thường được dùng như Magnesium, Aluminum,… Các loại thuốc này tuy không có tác dụng trong bảo vệ vết xước có thể giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, nóng ngực, chướng bụng, đau thượng vị…
  • Thuốc kháng dopamine: Sử dụng nhằm cải thiện tình trạng tăng nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hoá hiệu quả hơn. Các thuốc này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, từ đó tần suất axit trào ngược cũng được giảm thiểu đáng kể.
  • Thuốc ức chế tiết axit dạ dày: Rabeprazole, Esomeprazole là các loại thuốc thường được dùng để ngăn chặn tình trạng acid dạ dày bị tiết ra quá mức. Hai nhóm thường được dùng là thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2 có thể hỗ trợ tình trạng bài tiết acid dịch vị, giảm tối đa tình trạng trào ngược, đồng thời kích thích mô thực quản tái tạo, phục hồi lại nhanh chóng
  • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp trào ngược dạ dày độ A do vi khuẩn HP gây ra có thể sẽ được chỉ định phác đồ điều trị với thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

Lưu ý khi dùng thuốc người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thuốc Tây dù đem đến tác dụng nhanh chóng trong điều trị tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể làm phản tác dụng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Ví dụ dùng quá nhiều thuốc có thể khiến dạ dày bị kích thích tiết nhiều acid hơn, đặc biệt với thuốc kháng sinh có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác.

Trong khi đó việc dừng thuốc sớm hơn chỉ định cũng làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến việc điều trị say này bị giảm hiệu quả. Thường dùng thuốc chỉ được chỉ định trong một thời gian ngắn để hỗ trợ bệnh tạm thời. Người bệnh cần phải kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng bệnh không quá nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp thêm một số kết hợp thêm một số phương pháp tại nhà bằng cách tận dụng các loại thảo dược. Ưu điểm của phương pháp này là có độ có hiệu quả khá tốt, chi phí rẻ, có độ an toàn cao và có thể bồi bổ sức khoẻ từ sâu bên trong nên sẽ không gây hại cho dạ dày.

Trào ngược dạ dày độ A
Dùng các loại trà thảo dược có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Một số phương pháp người bệnh có thể kết hợp sử dụng như

  • Dùng trà thảo dược: Pha trà gừng, trà bạc hà hay trà hoa cúc dùng để uống mỗi sáng có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ nóng cực kỳ tốt. Các loại trà này đều có tính kháng khuẩn chống viêm cao, có thể ức chế giảm lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày nhờ đó ngăn ngừa các tổn thương viêm nhiễm trầm trọng hơn. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể giúp người bệnh an thần, ngủ ngon hơn, ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra.
  • Dùng nghệ: Chất curcumin có trong nghệ vàng được chứng minh với khả năng điều trị các bệnh về dạ dày cực kỳ tốt. Hoạt chất này có tính chống viêm cực cao, khi đi vào cơ thể có thể làm lành các vết xước ở thực quản đồng thời ức chế tối đa sự hoạt động của các vi khuẩn bên trong niêm mạc. Người bệnh có thể pha tinh bột nghệ nguyên chất với sữa ấm, hoặc pha cùng mật ong uống mỗi sáng để cải thiện các triệu chứng trào ngược hiệu quả hơn.
  • Dùng hạt thì là: Hoạt chất Anethole có trong thì là có thể giúp thư giãn cơ trơn, chống lại tình trạng co thắt dạ dày nhờ đó có thể cải thiện tình trạng trào ngược nhanh chóng. Đồng thời các vitamin và dưỡng chất trong hạt thì là cũng rất tốt cho sức khoẻ. Người bệnh chỉ cần nhai thật kỹ hạt thì là trước khi nuốt là có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có thời gian hơn bạn có thể nấu hạt thì là với nước lọc dùng uống trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày.
  • Dùng nha đam: Chất nhầy trong nha đam có thể giúp giảm tình trạng ợ hơi, chướng bụng, và làm dịu cổ họng. Khả năng kháng khuẩn chống viêm của nha đam cũng rất tốt đồng thời có thể làm liền các vết xước trong niêm mạc thực quản là không có bất cứ tác dụng phụ nào. Người bệnh có thể nấu nước nha đam hoặc dùng nha đam chung với sữa chua đều rất tốt cho dạ dày.

Lưu ý trong chăm sóc người bị trào ngược dạ dày độ A

Việc điều trị sẽ không có hiệu quả tốt nếu người bệnh không kết hợp với việc thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh và tích cực hơn. Người bẹnh cần thay đổi một số thói quen cũ để có thể cải thiện tình trạng trào ngược tối đa đồng ngăn ngăn chặn bệnh tái phát sau điều trị hiệu quả nhất.

Một số phương pháp mà người bệnh cần chú ý bao gồm

  • Khi đi ngủ người bệnh nên nằm kê cao đầu hơn để giảm tình trạng trào ngược.
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, nấm, cá hồi hoặc thịt lợn nạc,…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích dạ dày tăng tiết axit như đồ ăn chiên xào, nhiều gia vị, thức ăn nhanh, cứng, dầu mỡ
  • Hạn chế các chất kích thích và có nồng độ cafein cao như như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, trà đặc,…
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hoá thức ăn hơn.
  • Ăn chậm nhai kỹ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả và nhanh chóng hơn
  • Hạn chế ăn đêm. Tốt nhất ăn nên ăn lần cuối trước 3 tiếng trước khi ngủ.
  • Hạn chế việc mặc trang phục ôm bó sát có thể làm tăng áp lực ổ bụng đồng thời kích thích dịch vị trào ngược lên thanh quản nhiều hơn.
  • Giữ tinh thoải mái, vui vẻ, hạn chế tình trạnh căng thẳng stress kéo dài.
  • Đi ngủ sớm hơn.
  • Hạn chế nằm hay ngồi ngay sau khi ăn. Tốt nhất sau khi ăn người bệnh nên đi dạo nhẹ nhàng sẽ làm bụng thoải mái hơn do hệ tiêu hoá được hoạt động ổn định.
  • Không vận động mạnh sau khi ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khoẻ và hệ miễn dịch.

Trào ngược dạ dày độ A tuy có mức độ nguy hiểm thấp nhưng người bệnh cần nhanh chóng điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Người bệnh cần sớm đến điều trị tại bệnh viện để có thể được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Post Comment