Cách tốt nhất để ức chế tình trạng trào ngược thực quản là làm giảm axit trong dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiến thức để biết được điều này vì vậy vẫn có nhiều trường hợp người bệnh không biết cách khắc phục vấn đề này hoặc thực hiện sai phương pháp. Một trong số những nguyên nhân đến từ lối sống và chế độ ăn uống không hợp lý cũng hình thành nên căn bệnh này. Do đó bạn cần tham khảo một số nguyên tắc sau đây để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách phù hợp.
Hướng dẫn giảm axit dạ dày bằng chế độ ăn uống khoa học
Trào ngược dạ dày thực quản được xem là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy có thể áp dụng các phương pháp dùng thuốc để điều trị triệt để nhưng nếu không tuân thủ theo lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý thì có thể sẽ gây ra tình trạng biến chứng khiến cho dạ dày có dấu hiệu viêm loét và chảy máu trầm trọng.
Có thể kể đến axit là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bệnh này. Vì vậy, thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt là một điều cần thiết để giảm thiểu hiệu quả tác nhân này. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, các loại thức ăn hằng ngày có tác động lớn đến lượng axit được tiết ra trong dạ dày. Nếu người bệnh biết được cách sinh hoạt hợp lý thì sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng khó chịu này.
Hầu hết người bệnh đều hiểu rõ, trào ngược dạ dày diển ra khi hàm lượng axit trong cơ quan này bị mất cân bằng và tăng cao đột ngột. Khi dạ dày bị suy yếu về chức năng bảo vệ, những yếu tố này sẽ có cơ hội tác động mạnh và gây ra tổn thương nhất định cho dạ dày. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một điều cần thiết được đặt lên hàng đầu để giảm nguy cơ axit dạ dày tăng cao.
Cải thiện chế độ ăn uống làm giảm axit dạ dày
Chế độ ăn uống là một trong những phần quan trọng để đảm bảo chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Điều này còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và cân bằng hàm lượng axit có trong dạ dày. Cụ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo việc ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
1. Những loại thực phẩm nên cung cấp để giảm axit dạ dày
Theo các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn thực phẩm giúp làm giảm hàm lượng axit cần phải đồng thời bảo vệ được thực quản. Theo đó, bạn nên chọn những loại có tính kiềm cao vì có có khả năng trung hòa axit hiệu quả. Cụ thể, bạn hãy tham khảo các loại thức ăn cần bổ sung cho chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình như sau:
- Trái cây tươi: Thông thường các loại trái cây thường chứa rất nhiều viatmin giúp cung cấp một lớp màn bảo vệ hiệu quả cho dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ và đường tự nhiên còn giúp trung hòa hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày. Các loại trái cây mà bạn nên bổ sung chẳng hạn như chuối, táo, dưa hấu,…
- Chất béo lành mạnh: Chất béo từ động vật vốn không tốt cho hệ tiêu hóa khi chúng gặp một số vấn đề. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp nguồn chất dinh dưỡng này chính là dung nạp từ các loại thực vật. Việc này còn giúp cải thiện tình trạng axit dạ dày tăng cao.
- Gừng và nghệ: Cả 2 loại nguyên liệu này đều có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Trong đó, gừng có chứa các thành phần giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp các tổn thương ở cơ quan này nhanh chóng được phục hồi. Còn nghệ có thể dùng uống trực tiếp hoặc pha với nước để giảm axit dạ dày.
- Rau quả: Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nhất là những đối tượng đang gặp phải vấn đề về dạ dày. Điều này còn giúp cân bằng hàm lượng axit rất hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như: bắp cải, bầu bí, súp lơ,…
- Cam thảo: Là loại thảo dược có thể làm giảm axit dạ dày hiệu quả, bạn có thể sử dụng cam thảo để nhai trong khoảng 1 – 2 tiếng hoặc dùng pha lấy nước uống. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và tuyệt đối không sử dụng cho người bị tăng huyết áp, tiểu đường hoặc suy tim,…
- Thịt nạc: Thịt là loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, nó còn có tác dụng trong việc làm giảm axit dạ dày hiệu quả.
- Các loại đậu: Trong các loại đậu có chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các vấn đề về dạ dày. Cụ thể amino acid và chất xơ có trong các nguyên liệu này sẽ giúp trung hòa dịch vị dạ dày giúp bạn cải thiện được tình trạng trào ngược hiệu quả.
- Việt quất: Người ta thường sử dụng Việt quất để điều trị một số bệnh dạ dày bởi trong nó có chứa thành phần giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori. Điều này không những cải thiện chức năng của cơ quan này mà còn hạn chế tăng cường hàm lượng axit có hại. Tuy nhiên, loại trái này không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh sỏi thận.
- Trà hoa cúc: Ngoài ức chế và cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày thì loại trà này còn có tác dụng điều trị nhanh chóng chứng ợ nóng, khó tiêu và nóng rát vùng thượng vị.
- Thực phẩm bổ sung Probiotic: Bao gồm các loại sữa chua và các loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp làm ổn định hàm lượng axit trong dạ dày mà còn làm tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người bệnh.
2. Thực phẩm có nguy cơ làm axit dạ dày tăng cao
Những loại thực phẩm dùng hằng ngày nếu không được kiểm soát tốt có thể là nguy cơ gây ra tình trạng tăng cao hàm lượng axit dạ dày. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng ức chế axit thì bạn nên kết hợp với việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng dư thừa chất này trong dạ dày.
Cụ thể, trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn nên cân nhắc trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm cay nóng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tăng tiết hàm lượng axit trong dạ dày. Từ đó sẽ khiến cho người bệnh tăng nguy cơ trào ngược thực quản. Ngoài ra, những tác nhân này còn gây ra triệu chứng ợ nóng và dẫn đến các vấn đề dạ dày ngày càng biến chuyển trầm trọng hơn.
- Đồ uống có chứa cafein: Những loại đồ uống này không chỉ gây kích thích không tốt cho hệ thần kinh mà nó còn làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng các loại đồ uống này để nhanh chóng cải thiện được tình trạng của mình.
- Đồ uống có chứa cồn: Đây là những loại đồ uống vốn không có bất kỳ tác dụng tốt nào cho cơ thể. Hơn nữa, nó còn là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng hàm lượng axit dạ dày. Nếu thường xuyên sử dụng với tần suất cao thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…
- Thức ăn chứa nhiều chất béo động vật: Chất béo từ động vật có thể gây kích thích lên cơ vòng thực quản và khiến cho tình trạng tăng axit dạ dày ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Muối và đường: Ăn nhiều muối và đường trong khẩu phần ăn hằng ngày có nguy cơ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tốt nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, sữa có đường,…
Điều chỉnh lối sống khoa học để giảm axit dạ dày
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày cần được kết hợp với lối sống khoa học thì mới đảm bảo được hàm lượng axit trung hòa trong dạ dày. Vì vậy, nếu muốn cải thiện được tình trạng trào ngược thực quản thì bạn nên tuân thủ một số vấn đề sau đây trong sinh hoạt hằng ngày:
1. Giảm căng thẳng
Tinh thần căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao. Bởi lẽ, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hàm lượng hormone làm thúc đẩy quá trình tăng sinh axit. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm loét hoặc gây ra hiện tượng xuất huyết rất nguy hiểm.
Vì vậy, bạn nên hạn chế các tác nhân này diễn ra bằng cách cải thiện lối sống của mình. Theo đó, bạn nên chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để thư giản tinh thần. Đồng thời, nên thường xuyên tập luyện thể dục, tập yoga hoặc chơi thể thao. Điều này sẽ làm giảm tối đa tình trạng bệnh trào ngược dạ dày của bạn.
2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong thời gian ngủ, những cơ quan trong sơ thể sẽ được nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng để hoạt động. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo, không những ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc mà còn có khả năng làm cho lượng axit dạ dày tăng cao.
Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn trở nên căng thằng và làm tăng hàm lượng hormone gây kích thích lượng axit trong dạ dày. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng trào ngược thực quản có nguy cơ biến chứng thành mãn tính. Chính vì vậy, bạn nên đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày và tránh làm việc quá sức hoặc thức quá khuya.
3. Bổ sung nước đầy đủ
Nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Như các bạn cũng đã biết, thành phần này chiếm hầu hết tỷ lệ trong cơ thể. Vì thế, không đực bổ sung nước đầy đủ cũng có thể gây ra tình trạng tăng axit dạ dày. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bổ sung đầy đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Điều này có thể giúp cho hàm lượng axit trong dạ dày được cân bằng hiệu quả.
4. Thay đổi tư thế nằm ngủ
Tư thế trong khi ngủ cũng có tác động lớn đến việc hình thành và tăng cao hàm lượng axit trong dạ dày. Theo đó, nếu nằm không đúng tư thể sẽ rất có thể khiến axit trong dạ dày dể dàng trào ngược trong khi đang ngủ. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Cụ thể, tư thế nằm phù hợp cho bạn là nằm nghiêng một bên trái, ở giữa hai chân bạn nên kẹp một chiếc gối. Việc này sẽ giúp làm hạn chế hiệu quả hàm lượng axit trào ngược. Đồng thời nó còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn lưu ý không nên nằm ngủ vì đây là tư thế có thể tăng nguy cơ ợ chua, ợ nóng.
5. Mặc quần áo rộng
Quần áo rộng rãi có thể sẽ khiến cho các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Bởi lẽ, khi mặc quần áo quá chật hoặc không có độ co giãn thích hợp chúng sẽ khiến cho vùng bụng phải chịu nhiều áp lực. Từ đó, khiến cho hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao và gây trào ngược thực quản. Vì vậy, nếu muốn hạn chế tình trạng này bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái và mát mẻ để mặc.
6. Ăn chậm nhai kỹ
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cho các hoạt động trong dạ dày được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn. Điều này còn giúp bạn cải thiện được tình trạng axit tăng cao và hạn chế nguy cơ ợ nóng, ợ chua.
Một số người có thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc tivi,… Điều nay hoàn toàn có hại bời nó sẽ gây ra những tác động xấu cho dạ dày. Thức ăn khi chưa được nghiền nát đi xuống dạ dày có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và tăng nồng độ axit trong dạ dày. Vì vậy, bạn nên lưu ý ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi và tuyệt đối không vừa ăn vừa làm việc.
7. Chia nhỏ bữa ăn
Việc chia nhỏ bữa ăn giúp làm giảm áp lực hoạt động cho dạ dày. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ tăng cao hàm lượng axit trong cơ quan này. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày thành 5 – 6 bữa và nên kiểm soát bằng lượng cơm và thức ăn vừa đủ 1 bát. Đồng thời, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ khiến cho axit dạ dày tăng cao.
8. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá vốn không có bất kỳ tác dụng nào cho cơ thể mà ngược lại chúng còn làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày do hàm lượng axit thực quản tăng cao. Đồng thời nó còn gây suy giảm hệ miễn dịch và khiến các vết thương khó phục hồi.
Trên đây là cách làm giảm axit dạ dày với lối sống và chế độ ăn uống khoa học. Hi vọng đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Bạn nên tuân thủ những phương pháp này để có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh thì tốt nhất bạn nên chủ động đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và có phương án chữa bệnh hiệu quả và an toàn.