Phương pháp chữa viêm đại tràng bằng cây thuốc hiệu quá, ít tốn kém

Dân gian ta từ xưa đã biết tận dụng các cây thuốc chữa viêm đại tràng được nhiều người bệnh áp dụng và dã thành công cải thiện được tình trạng sức khỏe. Lợi ích mà mẹo chữa bệnh này mang lại là lành tính, an toàn, lại hạn chế được quá trình phát sinh tác dụng phụ sau khi dùng thuốc, đồng thời tránh tình trạng lạm dụng thuốc Tây dễ gây lờn thuốc. Mặc dù có thể sử dụng các cây thuốc nam để chữa viêm đại tràng nhưng nó chỉ phù hợp với những nền bệnh đang ở mức độ nhẹ và chỉ mới khởi phát.

  9 cây thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng phổ biến
Tận dụng các cây thuốc chữa viêm đại tràng được xem là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực

 

Điểm qua những ưu nhược điểm khi dùng cây thuốc nam chữa viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý liên quan đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm kích hoạt ở niêm mạc lót bên trong đại tràng. Các triệu chứng viêm đại tràng điển hình như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, buồn đại tiện liên tục,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh còn tìm đến một số bài thuốc dân gian từ các cây thuốc nam giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa tái phát lâu dài. Thực tế cũng cho thấy, việc sử dụng cây thuốc chữa viêm đại tràng mang lại kết quả tích cực. Bởi một số vị thuốc có chứa dược tính kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tham khảo những ưu điểm cũng như hạn chế của của biện pháp điều trị này. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Các bài thuốc nam thường tận dụng các cây thuốc có dược tính tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh nhà.
  • Hầu hết các vị thuốc nam được dùng chữa viêm đại tràng đều có độ an toàn cao, lành tính và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các mẹo chữa này còn được đánh giá phù hợp với cơ địa của người Việt.
  • Biện pháp hỗ trợ điều trị này phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau và tiết kiệm được chi phí thực hiện.
  • Những bài thuốc nam chữa viêm đại tràng thường đơn giản, dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian.
  • Bên cạnh tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý thì những mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phát lâu dài.

Hạn chế:

  • Hầu hết các cây thuốc chữa viêm đại tràng thường phát huy tác dụng chậm. Đòi hỏi người bệnh kiêng trì áp dụng đều đặn để cảm nhận hiệu quả.
  • Tác dụng của các bài thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ triệu chứng bệnh lý, cơ địa, tình trạng sức khỏe,.. Theo đó, biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, ở mức độ nhẹ.
  • Các bài thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và không thể thay thế biện pháp y thế.
  • Đến thời điểm hiện tại, còn nhiều bài thuốc nam vẫn chưa được kiểm chứng về độ an toàn tuyệt đối cũng như hiệu quả trên phương diện khoa học.

9 cây thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng phổ biến

Theo ghi chép dân gian, có rất nhiều cây thuốc nam chữa viêm đại tràng hiệu quả và an toàn. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng cũng như mức độ bệnh lý mà người bệnh có thể lựa chọn những bài thuốc phù hợp. Dưới đây là 9 cây thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

1. Cây thuốc chữa viêm đại tràng – Lá mơ lông

Cây thuốc chữa viêm đại tràng - Lá mơ lông
Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính bình, vị đắng, tác dụng chống viêm, kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm đau tự nhiên

Lá mơ lông là một trong những vị thuốc nam quen thuộc được tìm thấy xung quanh vườn nhà. Nhờ vào một số dược tính trong thuốc được tận dụng trong chữa trị một số bệnh lý thường gặp, cụ thể là viêm đại tràng.

Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính bình, vị đắng, tác dụng chống viêm, kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm đau tự nhiên. Từ đó, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm đại tràng gây ra.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong vị thuốc này có chứa lượng hoạt chất sulfur dimethyl disulphide dồi dào hoạt động như kháng sinh tự nhiên. Có tác dụng trong việc ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương vùng niêm mạc đại tràng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá mơ lông tươi, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng rồi để ráo. Cho dược liệu vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Cho thêm 200ml nước ấm vào khuấy đều và uống trực tiếp. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 1 lần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 30 gam lá mơ lông tươi, 20 gam gừng và 1 quả trứng gà ta. Gừng tươi và lá mơ lông sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo rồi thái nhỏ cho vào bát. Đập trứng gà vào và khuấy đều. Sau đó mang đi hấp cách thủy đến khi chín thì ăn trực tiếp. Mỗi ngày ăn 1 lần đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.

2. Lá ổi chữa viêm đại tràng hiệu quả

Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá ổi có tính ấm, vị chát, đắng với công dụng thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tỳ nên được tận dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng.

Trong khi đó, một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, vị thuốc này chứa một số thành phần hoạt chất có dược tính cao như axit psiditanic, triterpenoid, tanin pyrogalic. Mang lại hiệu quả trong việc kháng viêm, chống khuẩn, làm se niêm mạc và cầm tiêu chảy.

Lá ổi chữa viêm đại tràng hiệu quả
Lá ổi có tính ấm, vị chát, đắng với công dụng thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tỳ nên được tận dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị một ít búp lá ổi non, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất. Kế đến mang đi sấy khô hoặc phơi nắng và nghiền thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 6 gam bột hòa với 150ml ấm và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 30 gam lá ổi non và 8 gam gừng tươi. Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát. Kế đến cho vào chảo sao vàng và sắc cùng với 1 lít nước. Đến khi sắc lại còn 300ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Chuẩn bị khoảng 50 gam lá ổi non mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Cho dược liệu vào ấm cùng với 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

3. Chữa viêm đại tràng với củ riềng

Dùng củ riềng chữa viêm đại tràng là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Đây được xem là vị thuốc nam có tính ấm, vị cay, công dụng khử hàn, giảm đau. Đồng thời mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy,… do viêm đại tràng gây ra.

Theo một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong củ riềng có chứa một số hoạt chất như Galangin, Xineola, Kaempferol, Metylxinnamat, chất cay Galangola… có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, cải thiện hoạt động tuần hoàn máu, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Các yếu tố này sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài.

Chữa viêm đại tràng với củ riềng
Dùng củ riềng chữa viêm đại tràng là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị các vị thuốc củ riềng, mã đề và lá nhót mỗi loại 20 gam. Mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và thái nhỏ. Cho toàn bộ dược liệu vào ấm đun với 600ml nước trên lửa nhỏ đến khi sắc còn 300ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20 gam lá lốt và 20 gam củ riềng tươi. Sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào nồi với 500ml nước và đun khoảng 20 phút. Lọc lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

4. Lá vối giúp cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng

Lá vối là một trong những dược liệu có công dụng kiện tỳ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Với hàm lượng hoạt chất tanin dồi dào, vị thuốc này mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ niêm mạc của đường ruột. Đồng thời giúp làm se và làm lành những khu vực bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Hơn nữa, hàm lượng lớn tinh dầu có trong lá vối có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Cùng với ưu điểm lớn và không ảnh hưởng đến hoạt động của những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bên cạnh đó, một số thành phần kháng sinh tự nhiên có trong lá vối còn giúp tiêu trừ các chủng vi khuẩn gây hại cho đại tràng.

Lá vối giúp cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng
Lá vối là một trong những dược liệu có công dụng kiện tỳ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 250 gam lá vối tươi (bạn cũng có thể dùng 100 gam lá vối đã được phơi khô)
  • Sau khi ngâm rửa sạch thì vò nát và cho vào ấm đun với 2 lít nước khoảng 30 phút
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước lá vối rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày
  • Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm

5. Chữa viêm đại tràng bằng nha đam

Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp da mà còn mang lại hiệu quả tích cực đối với hệ tiêu hóa nhờ vào các thành phần hoạt chất có lợi. Việc tận dụng nha đam chữa viêm đại tràng được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tốt. Bên cạnh công dụng giải độc, thanh nhiệt, mát huyết thì dược liệu này còn có khả năng nhuận tràng, làm giảm chứng táo bón. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra.

Theo các nghiên cứu hiện đại nhận thấy, trong nha đam chứa các thành phần hoạt chất như enzym bradykinin, acid salicylic, chromone C-glucosyl có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Sử dụng nha đam đúng cách sẽ giúp làm dịu những triệu chứng viêm ruột, thúc đẩy chữa lành các tổn thương ở vùng niêm mạc đại tràng.

Hướng dẫn thực hiện:

Chữa viêm đại tràng bằng nha đam
Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp da mà còn mang lại hiệu quả tích cực đối với hệ tiêu hóa nhờ vào các thành phần hoạt chất có lợi
  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ và rửa sạch phần thịt bên trong
  • Cho khoảng 20 gam thịt nha đam vào máy xay cùng với 300ml và xay nhuyễn
  • Chia hỗn hợp thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút

6. Cây khổ sâm chữa bệnh viêm đại tràng

Cây khổ sâm là một trong những vị thuốc nam quen thuộc thường được nhân dân sử dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng. Theo ghi chép Y học cổ truyền, dược liệu có tính bình, vị đắng, chứa độc tố, quy vào kinh đại tràng. Với tác dụng sát trùng, khu phong, thanh nhiệt tao thấp và lợi niệu nên được dùng để chữa viêm đại tràng.

Trong khi đó, một số nghiên cứu hiện đại nhận thấy, cây khổ sâm có chứa các thành phần hoạt chất như alcaloid, β – sitosterol, flavonoid, acid benzoic, terpenoid… có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, nước sắc từ cây thuốc này còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, ức chế hoạt động của một số chủng vi khuẩn gây hại cho đại tràng. Cụ thể là trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B,…

Hướng dẫn thực hiện:

Cây khổ sâm chữa bệnh viêm đại tràng
Cây khổ sâm là một trong những vị thuốc nam quen thuộc thường được nhân dân sử dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng
  • Chuẩn bị 20 gam lá khổ sâm đã được phơi khô. Mang đi rửa sạch và để ráo
  • Cho dược liệu vào ấm sắc với 600ml nước và đun trên lửa nhỏ khoảng 15 phút
  • Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhai khoảng 8 lá khổ sâm tươi/ ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

7. Chè đắng – Cây thuốc chữa viêm đại tràng

Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá chè đắng có vị chua, đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm và giải biểu hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc còn giúp thanh lọc cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường thể trạng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng nhanh chóng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, trong dược liệu này chứa các hoạt chất như flavonoid, alkaloid, axit hữu cơ, carotenoid, polysaccharid, pyrocatechin,… tác dụng kháng viêm, giảm đau và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nhờ đó khắc phục các biểu hiện bệnh viêm đại tràng ở mức độ nhẹ.

Hướng dẫn thực hiện:

Chè đắng - Cây thuốc chữa viêm đại tràng
Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá chè đắng có vị chua, đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm và giải biểu hiệu quả
  • Chuẩn bị lá chè đắng tươi với lượng phù hợp
  • Sau khi ngâm rửa với nước muối pha loãng thì mang đi sấy khô và nghiền thành bột
  • Cho bột lá chè đắng vào từng túi nhỏ chứa khoảng 0.5 gam và bảo quản ở nơi thoáng mát
  • Mỗi lần sử dụng lấy 1 túi chè hãm với 150ml nước sôi khoảng 15 phút rồi uống trực tiếp
  • Mỗi ngày uống từ 2 – 3 gói sẽ giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả.

8. Mộc hoa trắng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Nếu đang mắc phải những vấn đề liên quan đến tiêu hóa nói chung và viêm đại tràng nói riêng thì việc sử dụng mộc hoa trắng sẽ là giải pháp hữu hiệu và an toàn, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài. Những thành phần hoạt chất có trong vị thuốc này có khả năng khắc phục những triệu chứng như kiết lỵ, tiêu chảy và một số biểu hiện do viêm đại tràng gây ra.

Hoạt chất tanin và conessin có trong mộc hoa trắng có công dụng tiêu trừ một số nhóm vi khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, những hoạt chất này còn làm giảm co thắt, kích thích tiêu hóa, cầm tiêu chảy và thúc đẩy phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Mộc hoa trắng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Nếu đang mắc phải những vấn đề liên quan đến tiêu hóa nói chung và viêm đại tràng nói riêng thì việc sử dụng mộc hoa trắng sẽ là giải pháp hữu hiệu và an toàn
  • Cách 1: Chuẩn bị 100 gam mộc hoa trắng, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng. Kế đến cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ đến khi cô đặc lại thành cao thì tắt bếp. Mỗi lần dùng khoảng 1 gam cao hòa tan với 150ml nước ấm và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống đều đặn 3 lần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 10 gam mộc hoa trắng, 10 gam hoàng bá và 10 gam hoàng liên. Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun với 1 lít nước. Sắc trong 30 phút thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc từ nghệ chữa viêm đại tràng hiệu quả

Nghệ được xem là một trong những thuốc nam mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý cũng như đối với sức khỏe tổng thể. Trong đó, chữa viêm đại tràng bằng nghệ được nhiều người bệnh đánh giá cao bởi độ an toàn, đơn giản, dễ thực hiện cũng như mang lại kết quả tích cực.

Cụ thể, hoạt chất curcumin có trong nghệ có tác dụng ức chế hoạt động của các hại khuẩn. Đồng thời có công dụng điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ làm lành những vùng niêm mạc bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Việc sử dụng nghệ đúng cách có thể khắc phục những triệu chứng bệnh viêm đại tràng, kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong nguyên chất
  • Trộn đều hỗn hợp trên và ăn trực tiếp
  • Người bệnh nên áp dụng trước nữa ăn khoảng 30 phút để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất
  • Cần thực hiện đều đặn ít nhất 2 tháng để cảm nhận hiệu quả cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc từ nghệ chữa viêm đại tràng hiệu quả
Nghệ được xem là một trong những thuốc nam mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý cũng như đối với sức khỏe tổng thể

Một số lưu ý khi dùng cây thuốc chữa viêm đại tràng

Việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm đại tràng được nhiều người bệnh đánh giá cao bởi những ưu điểm như có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ khi áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, để đạt kết quả điều trị như mong muốn cũng như phòng ngừa phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để việc chữa viêm đại tràng bằng cây thuốc nam đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Bởi những vị thuốc này thường có dược tính thấp hơn so với những loại thuốc tân dược.
  • Trước khi thực hiện, bạn cần ngâm rửa kỹ dược liệu với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, bụi bẩn, tránh gây ngộ độc hoặc phản tác dụng.
  • Các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Trường hợp tình trạng viêm đại tràng tiến triển nặng nề, người bệnh cần đến bệnh viện để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Mặc dù được đánh giá có độ lành tính cao nhưng một số dược liệu có thể gây dị ứng, cũng như phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử lý đúng cách.
  • Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và sinh hoạt điều độ. Ngoài ra, cần bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày giúp tăng cường nhu động ruột cũng như cải thiện chức năng tiêu hóa.

Bài viết trên đây đã tổng hợp 9 cây thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng phổ biến cũng như một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Post Comment