Nguyên nhân và hướng điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh lý liên quan đến các vấn đề về xương khớp thường xuất hiện khi các vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào các khớp và gây ra các tình trạng như sưng đau, viêm nhiễm. Khớp gối thông thường sẽ là vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến từ những vấn đề trên. Sau một thời gian ủ bệnh, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể lan rộng đến hông, vai và những bộ phận xung quanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó bạn cần chủ động thăm khám thường xuyên nếu như phát hiện bệnh có thể được điều trị nhanh chóng và dứt điểm sớm, để ránh tình trạng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đên sức khỏe. 

Nguyên nhân và hướng điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Viêm khớp nhiễm khuẩn (septic arthritis) còn được gọi là viêm khớp sinh mủ (pyogenic arthritis). Tình trạng viêm khớp này xảy ra khi sụn khớp bị tấn công bởi những vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu. Các chuyên gia cho biết, bệnh lý này do tụ cầu vàng (chiếm đến 50 – 70% tổng số trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn), phế cầu, lậu cầu, liên cầu và não mô cầu gây ra, trong đó có khoảng 10% ca nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn sau khi bệnh nhân bị chấn thương. 

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi sụn khớp bị tấn công bởi những vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu.

 

Bên cạnh đó, vấn đề xương khớp này cũng thường xuất hiện ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như tổn thương khớp trong quá khứ (tiêm khớp, viêm khớp dạng thấp…) hay nhiễm khuẩn huyết dai dẳng do tiêm chích ma túy. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương khớp ở nhiều mức độ khác nhau như: tràn dịch, viêm màng hoạt dịch, tạo ổ áp xe dưới sụn hoặc trong màng hoạt dịch, thậm chí hủy hoại sụn khớp. 

Đa số trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn đều bắt nguồn từ hiện tượng vi khuẩn lan truyền, phát tán theo đường máu, sau đó xâm nhập và phá hủy sụn khớp. Thêm vào đó, vi khuẩn cũng có thể gián tiếp tiếp cận khớp bằng cách chuyển đổi từ nhiễm khuẩn xương, nhiễm khuẩn mô mềm gần khớp sang nhiễm khuẩn ở khớp. 

Đôi khi, người bệnh bị nhiễm khuẩn trực tiếp sau khi tiêm khớp, phẫu thuật, chấn thương. Nếu độc giả mắc viêm khớp nhiễm khuẩn thông qua đường máu, vi khuẩn sẽ di chuyển từ các mao mạch màng hoạt dịch khớp đến màng hoạt dịch, sau đó bám dính tại chỗ và gây ra phản ứng tập trung bạch cầu trung tính chỉ trong vài giờ. 

Trong vòng 48 tiếng sau khi sụn khớp bị xâm nhập và tổn thương, vi khuẩn bắt đầu kích thích các tế bào sụn giải phóng cytokin và protease. Khi đó, trên mô bệnh học, bác sĩ chuyên khoa dễ dàng tìm thấy những ổ vi khuẩn áp xe nhỏ trên bề mặt sụn khớp, màng hoạt dịch, thậm chí kể cả phần xương dưới sụn (trong những trường hợp nặng). Màng hoạt dịch trải qua quá trình tăng sinh rồi tạo nên hình ảnh màng máu (panus) phủ lên bề mặt của sụn khớp. Lúc này, vi khuẩn cũng gây tắc nghẽn mạch máu của màng hoạt dịch.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, các thống kê gần đây cho biết, tình trạng này rất thường gặp ở trẻ em, người già và những người thường xuyên sử dụng chất kích thích. Nếu được phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng hồi phục toàn diện. Ngược lại, nếu bệnh tình trở nặng theo thời gian, bạn sẽ bị biến dạng khớp và mất đi khả năng vận động trong tương lai.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Hầu hết bệnh nhiễm khuẩn của hệ thống cơ – xương – khớp (đặc biệt là viêm khớp nhiễm khuẩn) đều do vi trùng, vi khuẩn lan truyền theo đường máu để đến với ổ bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện khi cơ thể nói chung và các khớp nói riêng bị nhiễm trùng sau khi nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập. Tụ cầu khuẩn (staphylococcus aureus) và lậu cầu (neisseria gonorrhoeae) chính là hai nguyên nhân hàng đầu của vấn đề này. Bên cạnh đó, nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp, nhiễm trùng phát sinh tại vết thương sau khi phẫu thuật gần khớp cũng là một số yếu tố nguy cơ của tình trạng này.
  • Mắc bệnh lý về xương khớp: Nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn của những người bệnh gout, lupus, viêm khớp dạng thấp cao hơn đáng kể so với những người bình thường. Hơn nữa, các loại thuốc điều trị viêm khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng thường có khả năng ức chế và gây suy yếu hệ miễn dịch. Vì vậy, sức đề kháng của những bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp khá yếu. Đây là lý do khiến họ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn hơn.
  • Màng dịch khớp suy yếu: Sự suy yếu trong cơ chế tự vệ của màng dịch khớp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn di chuyển tới màng hoạt dịch, sau đó xâm nhập và phá hủy sụn khớp. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng với vi khuẩn bằng cách tăng cường áp lực bên trong và xung quanh sụn khớp, đồng thời hạn chế lưu lượng máu đi qua các khớp đang bị tổn thương.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nhóm đối tượng sở hữu hệ miễn dịch yếu (bệnh nhân tiểu đường, người gặp phải vấn đề về gan – thận) rất dễ mắc phải bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Chấn thương khớp: Sự tổn thương cấu trúc ổ khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng viêm khớp nhiễm khuẩn. Viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp, bị động vật cắn, bệnh gout hoặc từng cấy ghép nhân tạo ở khớp trong quá khứ… khiến ổ khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó, hệ thống bảo vệ tự nhiên của ổ khớp suy yếu dần theo thời gian.
  • Làn da mỏng manh, nhạy cảm: Những người có làn da mỏng manh, nhạy cảm thường dễ tổn thương và chậm hồi phục. Đây là thời cơ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng và dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, những người bị bệnh chàm và vảy nến có nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn rõ rệt. Bên cạnh đó, những bệnh nhân thường xuyên tiêm thuốc cũng đối mặt với nhiều rủi ro nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh chàm và vảy nến có nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn hẳn.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường khởi phát bất ngờ, đột ngột với các biểu hiện đau đỏ, sưng nóng khớp cấp tính. Theo thống kê, 90% người bệnh đã từng tổn thương tại một khớp nào đó. Khớp gối là vị trí thường gặp nhất, sau đó đến khớp vai, háng, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay… 

Các khớp nhỏ tại bàn chân hoặc bàn tay (nơi bị động vật cắn hay được tiêm chích tại chỗ trực tiếp) rất dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc truyền qua đường tĩnh mạch thì tỷ lệ viêm khớp ức đòn, khớp cùng chậu, khớp cột sống cao hơn đáng kể so với các bệnh nhân tiêm thuốc tại những khớp ngoại biên.

Ngoài ra, tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn tại nhiều khớp phổ biến nhất ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp. Dưới góc nhìn chuyên môn, triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn được phân chia thành hai loại:

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn tại khớp

Bệnh lý này biểu hiện thông qua các triệu chứng nóng, đỏ, sưng, đau khớp, co cơ, tràn dịch khớp và giới hạn khả năng vận động. Nếu bị sưng khớp ở những vị trí sâu như khớp háng hay khớp cùng chậu thì chúng ta rất khó nhận biết dấu hiệu bệnh. Không chỉ dừng lại ở đó, người bệnh có thể bị viêm bao thanh dịch, viêm mô tế bào và cốt tủy viêm cấp với những triệu chứng lâm sàng tương tự.

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn ngoài khớp

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể khiến bạn sốt cao trên 38 độ C, có khi lên đến 40 độ C hoặc hơn với những cơn rét run (chiếm 80% tổng số trường hợp). Tuy nhiên, 20% người bệnh còn lại hoàn toàn không bị sốt cao và rét run. Đó là những người lớn tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Nhìn chung, viêm khớp nhiễm khuẩn tương đối dễ nhận biết. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau, bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Đau nhức: Viêm khớp nhiễm khuẩn thường đi kèm các cơn đau nhức dữ dội mỗi khi bệnh nhân di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh.
  • Sốt: Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, cảm giác đau nhức có thể xuất hiện đồng thời với những cơn sốt từ nhẹ đến nặng.
  • Sưng nhẹ: Bệnh nhân có thể dễ dàng xác định vị trí khớp bị tổn thương thông qua triệu chứng sưng nhẹ. Khi chạm nhẹ vào các phần da xung quanh vùng khớp chịu ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy đau nóng hơn so với những khu vực còn lại.

Đối với trẻ em, viêm khớp nhiễm khuẩn có các biểu hiện như sau: quấy khóc, khó chịu, tim đập nhanh, tâm trạng bất ổn. Vị trí viêm nhiễm thường gặp nhất ở trẻ em là hông. Trong khi đó, người lớn thường gặp phải tình trạng này ở khớp tay, chân và đầu gối. Ở một trường hợp hiếm gặp, viêm khớp nhiễm khuẩn còn xuất hiện và tác động lớn đến đầu, cổ hay lưng.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Đối với trẻ em, viêm khớp nhiễm khuẩn có các biểu hiện như sau: quấy khóc, khó chịu, tim đập nhanh, tâm trạng bất ổn.

Ngoài ra, độc giả cũng có hoàn toàn có thể căn cứ vào hai giai đoạn điển hình dưới đây để nhận biết mức độ trầm trọng của bệnh lý:

  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài 3 – 14 ngày với các triệu chứng sưng – đau – nóng – đỏ ở sụn khớp. Hiện tượng này thường đi kèm biểu hiện lạnh run, chán ăn, mệt mỏi, sốt cao. Đặc biệt, nếu bệnh diễn biến nặng nề, trẻ nhỏ có thể nôn ói, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đường tiêu hóa.
  • Giai đoạn toàn phát: Vị trí viêm nhiễm trở nên nóng đỏ, đau rát và hình thành mủ, sau đó vết mủ lan rộng nhanh chóng. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức liên tục và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đi lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể nổi hạch ở vùng bẹn hoặc teo cơ dần dần.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng tại ổ khớp. Tuy hiếm gặp nhưng vấn đề xương khớp này thường diễn tiến nhanh chóng và thường để lại những di chứng trầm trọng và nặng nề. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí khớp nào trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng, khớp vai và khớp mắt cá chân.

Bệnh lý này thường gặp nhất ở người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, viêm khớp nhiễm khuẩn đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Hơn nữa, tỷ lệ mắc của những người đang sử dụng chất kích thích cao hơn hẳn những người duy trì lối sống lành mạnh.

Theo nhiều thống kê gần đây, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn khá cao, chiếm 10 – 15%. Khoảng 25 – 50% bệnh nhân mất khả năng vận động hoàn toàn. Đa số trường hợp xuất hiện biến chứng đều cần can thiệp phẫu thuật. Do đó, việc nắm vững triệu chứng, xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể và hiểu rõ phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi người bệnh.

Khi bệnh tình trở nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật tái tạo các khớp đang bị tổn thương. Khi tình trạng nhiễm trùng tác động tiêu cực đến khớp tay và khớp chân, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành thay khớp nhân tạo.

Tương tự những bệnh lý xương khớp khác, nếu không được chữa bệnh tận gốc, dứt điểm, viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, có thể gây tổn thương, thoái hóa và phá hủy sụn khớp vĩnh viễn. Các biến chứng của bệnh lý này bao gồm: biến dạng ổ khớp, thoái hóa sụn khớp, viêm cơ xương khớp, nhiễm trùng toàn thân.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây biến dạng khớp.

Cách chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Trước tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, thăm khám thực thể, đồng thời thu thập tiền sử bệnh lý. Với những dữ kiện thu được, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá cũng như kết luận ban đầu, sau đó chỉ định người bệnh tham gia một số xét nghiệm liên quan.

Thăm khám lâm sàng

Ở bước này, bác sĩ sẽ khai thác thông tin cần thiết từ bệnh nhân thông qua hàng loạt câu hỏi sau:

  • Bạn đã và đang trải qua những triệu chứng gì?
  • Các triệu chứng trên xuất hiện lúc nào?
  • Mức độ cơn đau mà bạn phải chịu đựng ra sao?
  • Những động tác/hoạt động nào khiến cơn đau của bạn thêm nghiêm trọng?
  • Cuộc sống thường nhật của bạn bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Bạn đã/đang uống thuốc hay áp dụng phương pháp điều trị nào?
  • Hiện tại, bạn đang mắc bệnh hoặc uống loại thuốc gì?
  • Gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp không?
  • Gần đây, bạn đã bị chấn thương ở đâu?

Xét nghiệm dịch khớp/chọc dò dịch khớp

Đây là một dạng xét nghiệm quan trọng trong quá trình chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khớp đau, sau đó sử dụng kim tiêm chuyên dụng đâm vào vị trí này để trích ra dịch khớp. Chất dịch này được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích cẩn thận. Các thông số cần xem xét là: tính đồng nhất, độ đặc, màu sắc, sự hiện diện của vi khuẩn và bạch cầu. Từ kết quả thu được, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác cũng như xác định cụ thể nguyên nhân nhiễm trùng.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu xem xét khả năng tồn tại trong máu của vi khuẩn thông qua việc kiểm tra số lượng bạch cầu, từ đó đánh giá mức độ nặng – nhẹ của bệnh lý.

Chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác nhận liệu có bất cứ ổ vi khuẩn nào đang tồn tại bên trong sụn khớp hay không, đồng thời chỉ ra mức độ tổn thương do nhiễm trùng. Thông thường, kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh bao gồm: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT).

Biện pháp điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn khác nhau. Căn cứ vào cơ địa, thể trạng, mức độ bệnh lý cùng sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, độc giả có thể lựa chọn một trong những cách chữa bệnh sau hoặc linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Sau khi hoàn tất giai đoạn xét nghiệm – chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay.

  • Sử dụng thuốc Tây

Quá trình chữa bệnh bằng thuốc Tây thường diễn ra trong khoảng 2 – 6 tuần. Thông thường, để điều trị bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch. Hình thức này đảm bảo thuốc có thể đến được với những khớp đang bị nhiễm khuẩn, sau đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tiếp theo, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh đường uống.

Điều trị bằng phương pháp Tây y
Quá trình chữa bệnh bằng thuốc Tây thường diễn ra trong khoảng 2 – 6 tuần.

Tuy nhiên, độc giả cần lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe. Nếu bị viêm khớp nhiễm khuẩn do nấm, thuốc kháng sinh sẽ được thay thế bằng thuốc kháng nấm. Lưu ý, thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn do virus.

  • Dẫn lưu dịch khớp

Một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn là dẫn lưu mủ và những chất bẩn bên trong dịch khớp. Liệu pháp dẫn lưu dịch khớp có thể giảm thiểu cơn đau, hạn chế nguy cơ hình thành vách ngăn, ngăn ngừa sự hoại tử khớp, đồng thời loại bỏ một phần vi khuẩn và các chất gây viêm. 

Người bệnh có thể được dẫn lưu dịch khớp bằng cách chọc hút dịch khớp bằng kim, chọc hút dịch khớp nội soi và chọc hút dịch khớp qua phẫu thuật mở khớp. Đa số vị trí khớp đều có thể dễ dàng áp dụng phương pháp điều trị này. 

Hiện nay, chọc hút dịch khớp nội soi là kỹ thuật an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất. Trong khi đó, dẫn lưu dịch khớp qua đường phẫu thuật thường được chỉ định sau khi chọc hút bằng kim và chọc hút nội soi thất bại. Theo các chuyên gia, ban đầu, bạn nên chọc hút dịch khớp đều đặn mỗi ngày một lần, sau đó bắt đầu giảm dần tần suất (khoảng 2 ngày một lần).

  • Bảo tồn và bất động chức năng vận động của khớp

Trong giai đoạn cấp tính của viêm khớp nhiễm khuẩn, tư thế gấp khớp nhẹ hoặc trung bình có thể dẫn đến ra tình trạng biến dạng khớp gấp về sau. Thế nhưng, cũng trong thời gian này, bạn cần thường xuyên tập luyện căng cơ (ví dụ cơ tứ đầu đùi đối với bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn đầu gối) nhằm đề phòng biến chứng teo cơ. Khi khớp đã bớt viêm nhiễm, người bệnh hãy kết hợp vận động khớp chủ động và bị động để hạn chế tình trạng dính khớp hoặc teo cơ.

  • Phẫu thuật

Phương pháp này chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng nề và ẩn sâu bên trong khớp, khó hút hết mủ. Với thủ thuật này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ phần khớp hư tổn, sau đó cân nhắc thay thế bằng khớp nhân tạo.

Chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bằng Đông y

Ưu điểm nổi bật của phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn bằng Đông y là sự an toàn, lành tính. Thông thường, trong quá trình chữa các bệnh lý xương khớp bằng thuốc Tây y, bệnh nhân dễ gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn, gây suy giảm chức năng dạ dày, gan, thận và tim mạch. Đây chính là lúc các bài thuốc Đông y phát huy công dụng tối đa.

Phương pháp điều trị truyền thống tận dụng nguồn tinh chất thảo dược tự nhiên quý giá và an toàn, đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thu và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ. Bên cạnh khả năng giảm đau, kháng viêm, hai bài thuốc Đông y dưới đây còn tăng cường lưu thông khí huyết và thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp.

Chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bằng Đông y
Phương pháp Đông y tận dụng nguồn tinh chất thảo dược tự nhiên quý giá và an toàn, đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thu và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ.

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị hoàng cầm, quế chi và đương quy mỗi vị 12g, phòng phong và tần giao mỗi vị 10g, cát căn và cam thảo mỗi vị 6g, sinh khương 4g
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc với 3 chén nước lớn
  • Đun trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút
  • Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày
  • Lưu ý: Bài thuốc này không phù hợp với phụ nữ mang thai (vì quế chi có thể gây sảy thai).

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị đương quy 16g, tri mẫu và ngưu tất mỗi vị 12g, quế chi, cẩu tích, độc hoạt mỗi vị 10g, đỗ trọng và hy thiêm mỗi vị 8g, phòng phong 6g
  • Rửa sạch tất cả dược liệu rồi sắc với 400ml nước sạch
  • Nấu thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi dung dịch cạn đi còn một nửa
  • Chia thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày

Trị viêm khớp nhiễm khuẩn bằng mẹo dân gian

Ngày nay, nhiều người bệnh đã áp dụng hai mẹo dân gian chữa viêm khớp nhiễm khuẩn đơn giản dưới đây và thu được kết quả khả quan. Phương pháp điều trị này vô cùng lành tính, an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, vì điều trị bệnh lý bằng các thành phần thảo mộc tự nhiên nên mẹo dân gian trị viêm khớp nhiễm khuẩn thường chậm phát huy công dụng. Vì vậy, độc giả cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối lâu dài.

Bài thuốc từ đu đủ: Với nguồn vitamin B1, vitamin C, canxi, kali, caroten dồi dào, đu đủ giúp giảm đau, giải độc, bổ tỳ vô cùng hiệu nghiệm. Hạt và nhựa trái đu đủ xanh góp phần ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng. Do đó, chúng ta có thể chữa viêm khớp nhiễm khuẩn bằng đu đủ. 

  • Chuẩn bị ½ trái đu đủ xanh và 30g mễ nhân
  • Rửa sạch đu đủ, sau đó cắt thành miếng nhỏ
  • Bỏ mễ nhân và đu đủ vào nồi nước rồi nấu sôi
  • Để lửa riu riu cho đến khi mễ nhân chín mềm
  • Thêm 1 muỗng cà phê đường vào hỗn hợp trước khi tắt bếp
  • Ăn món này khi còn nóng

Bài thuốc từ lá lốt: Với vị cay, tính ấm, lá lốt giàu tinh dầu tự nhiên. Loài rau quen thuộc này có khả năng điều trị các bệnh lý viêm nhiễm cực kỳ hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 nắm lốt
  • Rửa sạch lá lốt trong nước muối pha loãng
  • Nấu sôi toàn bộ lá lốt với một lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút 
  • Thưởng thức nước lá lốt khi còn ấm
  • Lưu ý: Phụ nữ đang cho con bú không nên áp dụng bài thuốc này vì lá lốt có thể khiến bạn mất sữa.

Một số lưu ý khi chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh trên, bệnh nhân cần chủ động điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị.

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tái khám đúng hẹn để được theo dõi sát sao và hướng dẫn kịp thời.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, kết hợp tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, tăng cường trái cây, rau xanh, thịt cá, các loại đậu và ngũ cốc vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế đồ ngọt, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Kiêng thực phẩm quá giàu chất đạm.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc lá, bia rượu, cà phê, nước ngọt có ga và các chất kích thích.
  • Đảm bảo duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
  • Không làm việc quá sức, không mang vác đồ vật cồng kềnh.
  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ tích cực, lạc quan và kiên trì điều trị, không nản chí bỏ cuộc giữa chừng.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là vấn đề xương khớp tương đối nghiêm trọng. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây ra tình trạng thoái hóa và dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng sưng – nóng – đau – đỏ khớp, sốt cao, ớn lạnh, sưng nhẹ, bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp điều trị đúng lúc, kịp thời. 

Post Comment