Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam là một trong những phương pháp đơn giản lại hiệu quả đây cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Thông thường các mẹo chữa bệnh của dân gian sẽ có ưu điểm lành tính, an toàn cao và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây trong quá trình chữa trị. Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ chữa viêm đau khớp gối này chỉ thực sự mang lại tác dụng nếu người bệnh thực hiện đúng cách và kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
Mách bạn bài thuốc chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam
Các biểu hiện viêm đau khớp gối khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý là do di chuyển, vận động mạnh, chấn thương, thoái hóa tự nhiên hoặc có thể là hệ quả của các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Để khắc phục những cơn đau nhức, sưng đỏ, cứng khớp gối do bệnh lý gây ra, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Sử dụng thuốc Tây điều trị là một trong những hướng chữa viêm khớp gối được áp dụng phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cũng tìm đến các bài thuốc nam với các loại thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, hạn chế lạm dụng thuốc tân dược và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Ưu điểm của các mẹo chữa viêm đau khớp gối bằng các bài thuốc nam là lành tính, có độ an toàn cao, các thảo dược dễ tìm kiếm, hạn chế phát sinh tác dụng trong quá trình áp dụng điều trị. Tuy nhiên, theo các kiểm chứng lâm sàng, biện pháp điều trị này phù hợp với những trường hợp bệnh viêm đau khớp gối ở mức độ nhẹ, mới khởi phát.
Ngoài ra, hiệu quả của các bài thuốc nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ các biểu hiện bệnh lý, khả năng đáp ứng, cơ địa của từng người bệnh. Do đó, để đảm kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp điều trị chuyên sâu, đồng thời kết hợp với các bài thuốc nam hỗ trợ điều trị.
Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với 10 loại thảo dược dễ kiếm
Nhiều bài thuốc dân gian với các loại thảo dược đã được dân gian áp dụng trong cải thiện các triệu chứng đau nhức, cưng khớp, sưng viêm do viêm đau khớp gối gây ra và mang lại kết quả tích cực. Dưới đây là các bài thuốc nam chữa bệnh lý giúp người bệnh dễ dàng tham khảo và cân nhắc áp dụng:
1. Cây đinh lăng chữa viêm đau khớp gối
Cây đinh lăng là một trong những loại dược liệu quý, được ví như “nhân sâm của người nghèo” với các thành phần hoạt chất, vị thuốc này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó có viêm đau khớp gối.
Trong cây đinh lăng chứa 8 loại saponin, 20 loại acid amin và những vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bộ phận rễ cây đinh lăng có công dụng tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, cải thiện sức đề kháng. Từ đó, góp phần khắc phục những cơn đau nhức, thúc đẩy làm lành những mô sụn bị tổn thương, sưng viêm ở khớp gối hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20 – 30 gam rễ cây đinh lăng còn tươi
- Dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn gây hại rồi mang đi phơi khô
- Cho rễ đinh lăng vào chảo sao đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì tắt bếp
- Cho dược liệu vào ấm cùng với 1 lít nước lọc sắc trong vòng 20 phút với lửa nhỏ
- Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia thành 3 phần và uống hết trong ngày
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm
2. Bài thuốc nam từ ngải cứu chữa bệnh
Ngải cứu được nhiều người biết đến là một nguyên liệu dùng chế biến các món ăn bổ dưỡng. Bên cạnh đó, đây còn là dược liệu thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp nhờ vào khả năng điều hòa khí huyết, giảm đau. Trường hợp bị đau nhức khớp gối, sưng đỏ, tê cứng do viêm đau khớp gối gây ra có thể sử dụng vị thuốc này cải thiện.
Một số nghiên cứu Y học hiện đại ghi nhận, trong ngải cứu có chứa các thành phần hoạt chất có dược tính cao như cholin, flavonoid, adenin, acid amin,… mang lại hiệu quả trong cải thiện chứng đau nhức, chống viêm, giảm sưng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 300 ngải cứu (lấy cả phần lá, thân, rễ) và 2 muỗng mật ong nguyên chất
- Ngải cứu sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì mang đi giã nát hoặc cho vào cối xay nhuyễn. Sau đó, lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã
- Cho 2 muỗng mật ong nguyên chất vào và khuấy đều hỗn hợp rồi uống trực tiếp
- Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đạt được kết quả điều trị tốt nhất
3. Thiên niên kiện – vị thuốc chữa viêm đau khớp gối hiệu quả
Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, thiên niên kiện là dược liệu có tính ấm, vị đắng với mùi thơm đặc trưng có tác dụng bồi bổi gân cốt, trừ phong thấp hiệu quả. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng nhằm khắc phụ các biểu hiện đau nhức, tê cứng ở khớp gối và một số bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, trong thiên niên kiện có chứa nhiều thành phần và hoạt chất rất tốt cho sức khỏe như l-linalol, terpineol, a-terpinen, limonen, aldehyd propionic, sabinen… Không chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm đau khớp gối mà còn giúp tăng cường sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị các dược liệu thiên niên kiện, cây cỏ xước, thổ phục linh và độc lực với liều lượng như nhau
- Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch và để ráo nước
- Cho dược liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước lọc đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp
- Để nước thuốc nguội bớt thì lọc lấy nước, bỏ bã. Chia phần nước thuốc thành 3 phần và dùng hết trong ngày
- Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm
4. Bài thuốc nam từ lá lốt chữa bệnh
Sử dụng lá lốt chữa viêm đau khớp gối là một trong những bài thuốc Nam được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có tính ấm, vị cay nồng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống khuẩn, hạ khí hiệu quả. Lá lốt còn được dùng trong cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, đau vai gáy,…
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy các thành phần hoạt chất trong lá lốt có khả năng kiểm soát các biểu hiện viêm đau khớp gối và ức chế các tác nhân gây hại tấn công khớp gối như beta – caryophylen, ancaloit, benzylaxetat,…
Hướng dẫn cách dùng độc vị:
- Chuẩn bị khoảng 20 gam lá lốt, mang đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Cho dược vào ấm đun sôi với 500ml nước lọc, sắc còn 100ml nước thì tắt bếp
- Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã và chia thành 2 phần uống hết trong ngày
Kết hợp các dược liệu khác:
- Chuẩn bị lá lốt, rễ cây vòi voi, rễ bưởi bung, cây cỏ xước mỗi dược liệu 20 gam
- Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn
- Cho dược liệu vào nồi đun sôi với 1 lít nước sắc còn 300ml nước
- Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm
5. Chữa viêm đau khớp gối với gừng tươi
Gừng không chỉ là nguyên liệu thường dùng trong các món ăn giúp tăng hương vị mà còn là vị thuốc thường áp dụng trong các bài thuốc chữa viêm đau khớp gối hiệu quả. Gừng tươi có tính tấm, vị cay nồng có tác dụng thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu đến hệ thống xương khớp nói riêng và các cơ quan trong cơ thể nói chung, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Bên cạnh đó, bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối từ gừng còn có tác dụng hỗ trợ làm lành những tế bào bị tổn thương, sưng viêm. Với những trường hợp người bệnh mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với một số thành phần trong thuốc Tây, có thể sử dụng vị thuốc Nam này thay thế các loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin hay paracetamol.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gam gừng tươi cùng với 1 lít rượu trắng 40 độ
- Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng và mang đi sấy khô
- Mỗi lần sử dụng một vài lát gừng cho vào một ít rượu trắng, khuấy đều hỗn hợp và uống trực tiếp
- Hoặc bạn có thể ngâm gừng cùng với rượu trắng và dùng rượu xoa bóp lên khu vực khớp gối bị sưng viêm giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất
6. Bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối từ dây đau xương
Dây đau xương là một trong những thảo dược sinh trưởng nhiều ở miền núi. Theo tài liệu của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng khu phong, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Nhờ đó nên dây đau xương được nhân dân tận dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và viêm đau khớp gối nói riêng.
Một số nghiên cứu Y học hiện đại cũng tìm thấy lượng lớn hoạt chất alkaloid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần Dinorditerpen Glucosid trong dây đau xương còn có hiệu quả trong việc ức chế hoạt động hệ thần kinh, giúp khắc phục tình trạng đau nhức khớp gối hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm dây đau xương và 1 lít rượu trắng 40 độ
- Dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây hại
- Cho dây đau xương vào máy xay nhuyễn hoặc cho vào cối giã nát
- Lọc lấy phần nước cốt pha với một ít rượu vào khuấy đều và uống trực tiếp
- Bạn có thể tận dụng phần bã đắp trực tiếp vào khớp gối bị đau nhức, sưng đỏ nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh lý
- Áp dụng mẹo chữa đều đặn đến khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh dần thuyên giảm hẳn
7. Chữa viêm đau khớp gối bằng cây gối hạc
Cây gối hạc là một trong những vị thuốc Nam được nhân dân biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức. Sử dụng vị thuốc này có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm đau khớp gối hiệu quả và một số bệnh lý liên quan đến xương khớp khác.
Ngoài ra, những thành phần hoạt chất có trong cây gối hạc mang lại hiệu quả trong việc kích thích hoạt động tuần hoàn máu đến hệ thống xương khớp. Từ đó, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và lượng oxy cần thiết nuôi dưỡng khớp gối bị tổn thương, từ đó làm tăng khả năng phục hồi, chữa lành những mô sụn, xương bị sưng viêm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị rễ cây gối hạc và ké đầu ngựa mỗi dược liệu 16 gam, cây đơn đỏ 12 gam, dây kim ngân 10 gam, lá thông 8 gam
- Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch và để ráo nước
- Cho dược liệu vào nồi đun sôi với 600ml nước lọc, đến khi sắc còn 200ml nước thuốc thì tắt bếp
- Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã và chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày
Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc chữa viêm đau khớp gối từ cây gối hạc với những đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc các vấn đề liên quan đến thận, gan,…
8. Bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối từ cây đỗ trọng
Cây đỗ trong là một trong những dược liệu thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm đau khớp gối. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có tính ôn, vị ngọt đắng hơi cay nồng có tác dụng bồi bổ gan, lợi gân cốt, giảm đau nhức hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị đỗ trọng và đan sâm mỗi dược liệu 320 gam, xuyên khung 200 gam
- Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây hại
- Thái nhỏ các dược liệu và cho bình thủy tinh ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng hoặc nơi ẩm mốc. Sau 5 ngày thì có thể dùng
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 15ml rượu thuốc uống trực tiếp. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần
Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc chữa này với những đối tượng bị máu chảy không được ổn định, âm hư. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
9. Chữa viêm đau khớp gối với cây tầm ma
Cây tầm ma hay còn có tên gọi khác mà cây gai, tầm gai, thường được nhân dân dùng để làm bánh gai, dệt lưới. Ngoài ra, loại cây này còn được biết đến là vị thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó có viêm đau khớp gối.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị rễ cây tầm ma 50 gam và 1 lít rượu trắng 40 độ
- Dược liệu mang đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
- Cắt rễ cây tầm ma thành từng khúc nhỏ và cho vào bình thủy tinh ngâm với 1 lít rượu trắng
- Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Sau 1 tuần thì có thể sử dụng
- Mỗi lần lấy khoảng 10ml rượu trực tiếp, mỗi ngày uống 2 lần
- Áp dụng đều đặn sau một thời gian sẽ cảm nhận các triệu chứng của bệnh lý dần thuyên giảm
10. Bài thuốc nam từ rau mồng tơi chữa viêm đau khớp gối
Rau mồng tơi là một trong những thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày, bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn là vị thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh viêm đau khớp gối nhờ vào một số dược tính. Người bệnh có thể dùng rau mồng tơi chế biến thành các món ăn dinh dưỡng chữa bệnh hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị rau mồng tơi, móng giò và rượu gạo
- Rau mồng tơi mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại
- Móng giò mang hơ sơ qua lửa để cháy hết phần lồng rồi mang rửa sạch với nước
- Cho xương vào nồi với lượng nước vừa ngập và cho thêm chút muối luộc sơ qua. Vớt xương ra cho vào chảo xào cùng với tỏi, hành và thêm một ít gia vị
- Sau đó đổ nước vào đun sôi đến khi xương chín đều thì cho rau mồng tơi vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho rượu gạo vào khuấy đều rồi tắt bếp
- Dùng món ăn ngay khi còn nóng nhằm giữ được hương vị của món ăn cũng như hiệu quả chữa bệnh tốt nhất
Một số lưu ý khi thực hiện các bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối
Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị tốt nhất cũng như chủ động hơn trong xử lý các vấn đề phát sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn các loại thảo dược đảm bảo chất lượng, chú ý sơ chế kỹ, ngâm dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất gây hại cũng như vi khuẩn
- Một số bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối có thể gây ra một số tác dụng phụ cho một số đối tượng đặc biệt. Nhất là phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em, người mắc các vấn đề liên quan đến gan thận,… Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ teher
- Các bài thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào biện pháp chữa trị này.
- Hiệu quả của những mẹo chữa dân gian còn phụ thuộc vào nhiều yếu khác nhau như tình trạng bệnh lý, khả năng đáp ứng, cách thực hiện,… Do đó, nếu sau một thời gian áp dụng đều đặn nhưng không mang lại hiệu quả, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
- Hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu trong quá trình áp dụng các bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối phát sinh các tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, nổi mề đay mẩn ngứa,…
- Trong quá trình điều trị viêm đau khớp gối, người bệnh cần hạn chế vận động mạnh, mang vác nặng, di chuyển nhiều. Đồng thời duy trì chỉ số cân nặng hợp lý, tích cực áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học.
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin cần thiết cho hệ thống xương khớp. Đồng thời cần hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, nước có gas, các chất kích thích khác cũng như những món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh, lo âu trong thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể lựa chọn những bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền,… Nhằm nâng cao thể trạng, tăng hoạt động lưu thông máu, sự dẻo dai của xương khớp giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả.
- Tích cực điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến xương khớp nhằm làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh viêm đau khớp cổ chân.
Trên đây là 10 bài thuốc nam chữa viêm đau khớp gối từ các thảo dược dễ kiếm và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Đa số các bài thuốc dân gian vẫn chưa được kiểm chứng trên phương diện khoa học về hiệu quả cũng như độ an toàn. Do đó, người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn tuyệt đối, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.