Sau khi vượt cạn thành công, nhiều phụ nữ sau sinh thường mắc phải căn bệnh nhức xương khớp. Căn bệnh này dần trở thành nỗi ám ảnh chung của các bà mẹ. Mặc dù chứng đau nhức xương khớp này không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như ảnh hưởng lâu dài về mặt sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì vậy làm thế nào để xử lý triệt để căn bệnh trên? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Hướng dẫn điều trị cho phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp
Các số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, có hơn 80% phụ nữ sau sinh mắc phải chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt thường xuất hiện tại vùng vai gáy và thắt lưng. Thông thường, những cơn đau sẽ diễn ra trong vòng nhiều ngày sau sinh hoặc kéo dài liên tục vài năm. Nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp.
Theo các chuyên gia, đa số người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức dọc sống lưng, khiến họ di chuyển khó khăn (nhất là khi đứng lên – ngồi xuống hay thay đổi tư thế) và hầu như không thể xoay vặn người như bình thường. Khi bồng bế, vỗ về con, phái đẹp sẽ liên tục bị chứng bệnh này quấy nhiễu, làm phiền. Cảm giác đau đớn thường trở nên dữ dội về đêm.
Các chuyên gia nhận định, tình trạng phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp bắt nguồn từ tác động cơ học hoặc sự thay đổi sinh lý diễn ra bên trong cơ thể người mẹ như:
Sinh hoạt sai tư thế
Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến chứng đau nhức xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng sau khi sinh nở. Nhiều chị em thường gập người khi bồng ẵm hoặc cho con bú. Vì vậy, cột sống dễ bị đau mỏi khó chịu. Thêm vào đó, những người ít vận động hoặc làm việc quá sức sau khi sinh con thường phải đối mặt với chứng bệnh này.
Thiếu hụt chất canxi
Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, để phát triển hoàn thiện, thai nhi cần một lượng lớn dưỡng chất thiết yếu (trong đó có canxi) từ cơ thể người mẹ. Lúc này, cơ thể bà bầu buộc phải chia sẻ canxi từ các tế bào xương của chính mình để cung cấp cho bé yêu.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn cho con bú, lượng canxi của cơ thể phái đẹp lại tiếp tục thất thoát nhanh chóng thông qua sữa mẹ. Nếu không được kịp thời bù đắp lượng canxi này, phụ nữ sau sinh sẽ bị đau nhức xương khớp.
Khí huyết lưu thông kém
Trong thời kỳ thai nghén, một số người bệnh bị chán ăn và mất ngủ. Sau khi sinh con, họ lại phải tiếp tục trải qua sự biến đổi toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Điều này khiến chị em luôn chán ăn, mệt mỏi và khó hấp thu dưỡng chất.
Theo thời gian, cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng khí huyết lưu thông kém. Vì vậy, sự xuất hiện của chứng đau nhức xương khớp là điều không thể tránh khỏi.
Chùng giãn dây chằng thắt lưng
Áp lực lên tử cung lớn dần khi thai nhi ngày càng phát triển. Thời gian trôi qua, dây chằng bắt đầu chùng giãn, đồng thời, các mạch máu và dây thần kinh vùng chậu cũng gánh chịu áp lực tương tự.
Điều này khiến chứng đau nhức xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng càng trở nên nặng nề. Sau khi người mẹ vượt cạn thành công, các bộ phận này cần một khoảng thời gian đủ dài để hồi phục hoàn toàn.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh thói quen sinh hoạt sai tư thế, sự thiếu hụt canxi, sự chùng giãn dây chằng thắt lưng cùng tình trạng khí huyết lưu thông kém, hiện tượng nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân thường gặp của vấn đề này. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, chứng đau nhức xương khớp sẽ bắt đầu xuất hiện trên toàn thân, nhất là ở vùng cột sống (bởi đây là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi chị em mang thai).
Thêm vào đó, bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cùng các bệnh lý về xương khớp khác cũng khiến phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, đây là nhóm nguyên nhân tương đối hiếm gặp.
Trước khi mang thai, phái đẹp được khuyến khích kiểm tra sức khỏe, điều trị dứt điểm hoặc chủ động phòng ngừa các vấn đề về xương khớp. Nếu phát hiện bệnh lý trong thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc một số biện pháp can thiệp tạm thời. Sau khi sinh con xong, bạn sẽ được điều trị thích hợp và triệt để.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?
Nhìn chung, những trường hợp đau nhức xương khớp liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể thường không nguy hiểm. Chứng bệnh này sẽ biến mất sau vài tháng nếu bệnh nhân được chăm sóc, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
Đối với phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp do sinh hoạt sai cách, việc vấn đề này có khỏi hay không tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của từng người. Trên thực tế, một số chị em sẽ tạm thời hết đau. Thế nhưng, khi bước vào độ tuổi trung niên, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ quay trở lại làm phiền phái đẹp.
Chứng đau nhức xương khớp sau sinh bắt nguồn từ các bệnh lý thường tác động tiêu cực đến chức năng vận động và nhịp sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi bệnh nhân. Thời gian trôi qua, chị em sẽ dần mất đi đường cong sinh lý tự nhiên, khiến dáng đi thay đổi rõ rệt và khả năng vận động cũng bị hạn chế đáng kể.
Không chỉ dừng lại ở đó, phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp toàn thân thường mất tập trung, ăn không ngon, ngủ không yên và rất dễ suy nhược cơ thể. Theo thời gian, người mẹ sẽ bị suy giảm sức đề kháng và không đủ khỏe mạnh để chăm sóc em bé.
Nghiêm trọng hơn nữa, nếu để tình trạng này tiếp tục kéo dài mà không tự giác thăm khám và điều trị, bệnh nhân phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực trong những lần mang thai tiếp theo.
Biện pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp sau sinh
Các biện pháp chữa bệnh dưới đây có thể điều trị dứt điểm chứng đau nhức xương khớp sau sinh liên quan đến thói quen sinh hoạt sai cách hoặc sự thay đổi sinh lý của cơ thể. Đối với các trường hợp bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, độc giả có thể kết hợp những cách làm này với việc tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng.
Chữa đau nhức xương khớp sau sinh bằng bài thuốc dân gian
Từ nguồn dược liệu an toàn, lành tính và quen thuộc, chị em có thể chủ động điều trị chứng đau nhức xương khớp tại nhà nhờ vào các bài thuốc đơn giản sau:
Xoa bóp với rượu gừng
Với vị cay, tính ấm, củ gừng sở hữu đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Đây là “bảo bối” chữa bệnh đau nhức xương khớp không thể thiếu của phụ nữ sau sinh. Trong bài thuốc này, rượu trắng đóng vai trò xúc tác giúp tinh chất quý giá của củ gừng thấm sâu vào cơ thể, đồng thời bảo quản lâu dài vị thuốc này.
Cách xoa bóp bằng rượu gừng có công dụng tán hàn hiệu quả, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và đẩy lùi tình trạng đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 500g củ gừng tươi và 1 lít rượu trắng 45 độ (loại lên men tự nhiên)
- Rửa sạch củ gừng bằng nước muối pha loãng
- Đập giập vị thuốc
- Cho toàn bộ gừng tươi vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu ngập mặt gừng
- Ngâm gừng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần
- Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một lượng rượu gừng vừa đủ xoa bóp trực tiếp lên vị trí đau nhức
Chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt
Đây là mẹo dân gian lâu đời đã được lưu truyền rộng rãi. Hiệu quả trị bệnh đau nhức xương khớp của cách làm này đã được nhiều bệnh nhân kiểm chứng và công nhận. Ngải cứu và muối hạt đều rất an toàn, lành tính.
Dưới tác dụng của nhiệt độ, thành phần dược tính đặc biệt của ngải cứu có thể ngấm sâu vào các cơ, dây chằng cũng như dây thần kinh, giúp kháng viêm, giảm sưng, thư giãn tinh thần, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đồng thời giải phóng khí huyết ứ đọng. Vì vậy, phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp có thể hoàn toàn an tâm trong quá trình áp dụng bài thuốc.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng một ít muối hạt
- Rửa sạch ngải cứu trong nước muối pha loãng
- Rang nóng ngải cứu và muối hạt trong vòng vài phút
- Bọc kỹ hỗn hợp bằng một chiếc túi vải mỏng sạch
- Chườm đắp trực tiếp túi vải lên vị trí đau nhức
Ngâm chân bằng nước gừng ấm
Phương pháp ngâm chân bằng nước gừng ấm không chỉ hỗ trợ kiểm soát – cải thiện triệu chứng mà còn giúp phụ nữ sau sinh dễ ngủ hơn hẳn. Cách làm này đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp đau nhức xương khớp do nhiễm lạnh.
Khi cộng hưởng với nhiệt độ thích hợp, tinh chất gừng tươi sẽ phát huy tối đa công dụng giải cảm và tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời giúp cơ chân được thư giãn dễ chịu. Vì vậy, mẹo ngâm chân bằng nước gừng ấm có thể giúp chị em phòng tránh hiện tượng tê lạnh tay chân.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g gừng tươi
- Rửa sạch dược liệu bằng nước muối pha loãng
- Đập giập toàn bộ củ gừng
- Nấu sôi vị thuốc với một lượng nước vừa đủ khoảng 15 phút
- Pha dung dịch thu được với nước lạnh, sau đó ngâm chân
- Áp dụng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vài lát chanh và tép sả đập giập vào nước gừng nhằm tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
Dùng canh rau mồng tơi nấu với chân giò
Với nhiều dưỡng chất tuyệt vời như: A3, B3, saponin, canh mồng tơi nấu giò không chỉ cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp mà còn giúp chị em bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 300g rau mồng tơi, 300g chân giò, 500ml nước lọc, 1 chén hành tây và cà chua xào, một chút rượu trắng cùng gia vị
- Rửa sạch rau mồng tơi bằng nước muối pha loãng
- Sơ chế, làm sạch chân giò
- Hầm nhừ chân giò với 500ml nước lọc cùng một chút rượu trắng
- Bỏ rau mồng tơi vào nồi
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Khi canh sôi trở lại, cho thêm một chút rượu trắng trước khi tắt bếp
- Thưởng thức món canh với cơm nóng
Uống nước ép trái cây
Nước ép trái cây với công thức ¼ trái chanh, 1 trái táo hoặc 1 củ cà rốt, 1 nhánh gừng tươi và 1 muỗng cà phê bột nghệ chính là thức uống thần kỳ có khả năng điều trị chứng đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
Những thành phần này đều có công dụng kháng viêm và làm giãn nở mạch máu, từ đó thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến các vị trí đau nhức. Bạn cần kiên trì dùng 1 ly nước ép này mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Đối với chứng đau nhức xương khớp sau sinh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp bảo tồn sau:
- Xoa bóp: Phương pháp này giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, đồng thời tăng cường quá trình tuần hoàn máu tới các ổ khớp. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn hãy xoa bóp với dầu nóng hoặc kết hợp xoa bóp và bấm huyệt.
- Nghỉ ngơi: Chế độ nghỉ ngơi hợp lý tạo điều kiện để cơ thể người bệnh được hồi phục, hạn chế cơn đau cũng như tái tạo những vùng xương khớp đang chịu tổn thương. Chị em nên nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà trong 1 – 2 ngày khi chứng đau nhức xương khớp sau sinh xuất hiện.
- Chườm nóng: Nếu chỉ bị đau nhức mà không sưng đỏ thì phái đẹp có thể chườm nóng lên vị trí đau nhức nhằm đẩy lùi cơn đau, đẩy mạnh lưu thông máu cũng như cải thiện hoạt động của ổ khớp. Với mẹo đơn giản này, bạn hãy chuẩn bị một túi chườm ấm, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp rồi chườm đắp lên vị trí đau nhức.
- Chườm lạnh: Khi bị đau nhức xương khớp kèm hiện tượng bầm tím, sưng đỏ, chị em nên chườm lạnh bằng 10 – 20 phút/ngày nhằm kiểm soát triệu chứng.
Các lưu ý dành cho phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp
Bên cạnh việc áp dụng những cách chữa bệnh trên, phái đẹp cần chú ý duy trì lối sống lành mạnh, khoa học cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất. Nếu chị em đảm bảo điều này, chứng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể, nhất là khi bạn bước vào độ tuổi trung niên. Dưới đây là một số lưu ý mà độc giả không thể bỏ qua:
- Trong tháng đầu tiên sau khi sinh nở, tuy cần hạn chế đi lại hay vận động nhưng bạn cũng không nên nằm nghỉ suốt ngày. Bởi điều này sẽ khiến máu huyết ứ đọng. Vì vậy, khi cơ thể trở nên cứng cáp hơn, bạn hãy chủ động đi lại nhẹ nhàng xung quanh ngôi nhà nhé!
- Vào những tháng tiếp theo, chị em cần tập thể dục vừa sức tùy theo thể trạng và tình hình sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thông qua nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin K, vitamin D.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không lạm dụng thuốc giảm đau vì loại thuốc này có thể khiến chị em chán ăn, mất ngủ và đau nhức xương khớp dữ dội.
Nếu bị đau nhức xương khớp kèm biểu hiện sốt cao, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt… bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Hiện nay, vấn đề sức khỏe này chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm – theo dõi sức khỏe cẩn thận, đồng thời tự giác giác điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.