Dấu hiệu của việc nổi mề đay do nhiễm HIV sẽ khởi phát từ 2 đến 6 tuần sau khi bị phơi nhiễm. Đáng lo ngoại là dấu hiệu của bệnh gần giống với biểu hiện của các bệnh da liễu thông thường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến người bệnh, thậm chí nguy cơ dẫn đến tử vong.
Vì sao nhiễm HIV lại bị nổi mề đay?
Human immunodeficiency virus hay còn được gọi tắt là HIV, đây là một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người bệnh. Vì vậy chúng được xem là một căn bệnh nguy hiểm, vì HIV không làm chết người nhưng chúng sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn khác xâm nhập và gây bệnh cuối cùng là cướp lấy mạng sống của bệnh nhân.
Giai đoanj mới khởi phát bệnh, người nhiễm sẽ không có các triệu chứng cụ thể mà chỉ có một số biểu hiện như nổi mề đay. Thông thường sau khi bị nhiễm HIV sau 2 đến 6 tuần người bệnh sẽ bị nổi mề đay.
Không giống với bệnh nổi mề đay thông thường, mề đay do HIV không có biểu hiện ngứa rát, bệnh sẽ diễn ra trong nhiều tuần liền và có dấu hiệu lan rộng ra. Đây được xem là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh. Tuy nhiên, ở một số người bệnh ở giai đoạn này sẽ không có các dấu hiệu phát ban ở giai đoạn này.
Các nguyên nhân gây nổi mề đay do HIV
Nổi mề đay do HIV do các nguyên nhân chính sau:
Tác dụng phụ của thuốc chống nhiễm HIV
Trong một số trường hợp bị nghi nhiễm HIV, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số thuốc chống nhiễm HIV. Thuốc có tác dụng làm vô hiệu hóa và ức chế sự phát triển của virus. Tuy nhiên, đa số các thuốc này đều gây ra một số tác dụng phụ như: Chóng mặt, phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy, ngứa da,…
Chuyển đổi huyết thanh
Khi bị các virus HIV tấn công, các hạch bạch huyết sẽ có nhiệm vụ sản sinh ra kháng thể để kiểm soát hoạt động của virus và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi các kháng thể tăng đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng chuyển đổi huyết thanh. Từ đó, xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, sốt, ho, phát ban, sưng hạch bạch huyết,….
Các bệnh cơ hội
HIV khi tấn công vào cơ thể người bệnh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, đây là cơ quan quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi bị HIV tấn công, sẽ dẫn đến mắc các bệnh ung thư, nhiễm trùng, suy kiện và nặng hơn là tử vong.
Nổi mề đay do HIV có thể ảnh hưởng các bệnh như sốt phát ban, thủy đậu, sởi, zona thần kinh, viêm da do tiếp xúc,…Các bệnh này sẽ gây tổn thương da, thường có các biểu hiện lâm sàng là nổi mẩn ngứa.
Các dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do HIV
Để nhận biết các dấu hiệu của nổi mề đay do HIV mà không nhầm lẫn với các bệnh về da liễu khác, người bệnh cần chú ý một số biểu hiện sau:
Các tổn thương ở bề mặt da
Nổi mề đay do HIV thường xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể như: Ngực, mặt, bàn tay, phần trên cơ thể. Bên cạnh đó, da cũng sẽ bị tổn thương bên trong miệng, môi, co quan sinh dục.
Nhận biết qua một số các biểu hiện như:
- Bề mặt da nổi các nốt sần màu đỏ hồng hoặc từng mảng phù nề.
- Tổn thương ở các vùng da bằng phẳng hoặc cộm lên.
- Nổi mề đay khi chuyển đổi huyết thanh sẽ không gây ngứa và có thể sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc điều trị.
- Trường hợp nổi mề đay do các bệnh cơ hội sẽ có dấu hiệu ngứa rát, châm chích khó chịu.
Trên thực tế, tùy vào cơ địa và tình trạng nhiễm bệnh mà biểu hiện nổi mề đay cũng khác nhau. Phần lớn các triệu chứng đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Các biểu hiện khác đi kèm
Bên cạnh các dấu hiệu tổn thương bề mặt da, nổi mề đay do nhiễm HIV còn các biểu hiện như:
- Sốt nhẹ, ớn lạnh: Người bị nhiễm HIV khi mới khởi phát thường có biểu hiện sốt nhẹ từ 37.5- 38 độ C và ớn lạnh. Triệu chứng này đi kèm với dấu hiệu phát ban có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
- Đau nhức các cơ, các khớp
- Ăn uống kém
- Có biểu hiện đau họng, đau miệng, sưng họng
- Trong giai đoạn đầu của bệnh có khoảng 60% người bệnh bị tiêu chảy, buồn nôn.
- Hay bị hoa mắt, thị lực giảm
- Một số vùng như: Cổ, nách nơi có các hạch bạch huyết sẽ bị phình ra.
- Cơ thể mệt mỏi
Ngoài ra, có một số dấu hiệu ít gặp khác như: Nhiễm trùng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nấm, tưa lưỡi,…Do sự suy giảm của các bạch cầu trong cơ thể nên các dấu hiệu trên sẽ xuất hiện xuyên suốt ở các giai đoạn tiếp theo của bệnh.
Chẩn đoán bệnh nổi mề đay do HIV
Khi bị nổi mề đay và nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, người bệnh nên đến các trung tâm y tế dự phòng để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chính xác tình trạng bệnh, bởi tình trạng nổi mề đay cũng có thể do các bệnh dị ứng khác gây nên. Hiện nay, bệnh HIV chưa thể điều trị triệt để, tuy nhiên khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát được các dấu hiệu của bệnh, đảm bảo sức đề kháng để kéo dài thời gian sống.
Những trường hợp cần xét nghiệm:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Tiếp xúc với máu và kim tiêm của người bệnh
- Nghi nhiễm từ mẹ sang con
Người bệnh không nên chủ quan, vì HIV có sức tấn công rất lớn vào hệ miễn dịch, làm suy giảm các bạch cầu và chuyển sang giai đoạn nặng hơn có nguy cơ tử vong cao.
Phân biệt nổi mề đay và nổi mề đay do HIV
Đối với người bị nổi mề đay thông thường sẽ bị nổi các mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như: Ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống không phù hợp, tác dụng phụ của thuốc, các phấn hoa gây dị ứng, tiếp xúc với động vật, người bị suy giảm chức năng gan,…
Trường hợp người bị nổi mề đay do HIV thì các mẩn đỏ sẽ xuất hiện đột ngột không cần tác động của các nhân tố gây bệnh từ bên ngoài, và các triệu chứng này sẽ theo xuyên suốt quá trình bệnh. Không giống như nổi mề đay thông thường là mề đay chỉ xuất hiện một khoảng thời gian nhất định.
Cách khắc phục chứng nổi mề đay do HIV
Để cải thiện tình trạng nổi mề đay do HIV, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau đây:
Dùng thuốc Tây điều trị HIV
Tuy bệnh HIV không thể điều trị triệt để, nhưng thuốc Tây có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, duy trì hệ miễn dịch và thể trạng. Phần lớn các loại thuốc này sẽ làm ức chế sự phát triển của virus, cản trở quá trình tấn công của virus vào hệ miễn dịch đồng thời ngăn chặn các bệnh cơ hội.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị HIV làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Một số loại thuốc điều trị như:
Nhóm thuốc PI: PI có tác dụng ức chế protease, thuốc thường được dùng chung với một số nhóm thuốc khác để làm giảm tình trạng kháng thuốc. Một số thuốc thuộc nhóm PI: Saquinavir, Ritonavir, Indinavir, Lopinavir, Nelfinavir,…
Nhóm thuốc chứa NRTI: Tenofovir, Lamivudine, Stavudine, Emtricitabine,…Các thuốc chứa NRTI có công dụng làm ức chế quá trình sao chép của nucleotide. Thuốc thường dùng kết hợp với thuốc nhóm PI.
Nhóm NNRTI: Các thuộc nhóm này có tác dụng làm ức chế các enzym sao chép ngược không nucleosid. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn các chức năng phiên mã của virus. Một số loại thuốc thuộc nhóm NNRTI như: Efavirenz, Nevirapine, Etravirine,…
Một số thuốc khác: Ngoài các loại thuốc trên, các bác sĩ có thể kết hợp với một số thuốc kháng thụ thể (Maraviroc), thuốc ức chế hòa màng (Enfuvirtide), thuốc làm ức chế tích hợp (Raltegravir),…
Các biện pháp hỗ trợ chữa nổi mề đay do HIV
Bên cạnh việc làm giảm các triệu chứng mề đay do HIV bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như sau:
- Sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ có chứa Niacinamide, Glycerin, Vitamin E, Kẽm,… giúp làm giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng của bệnh nổi mề đay và phát ban.
- Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ người bệnh có thể chườm đá hoặc tắm nước mát.
- Người bị nổi mề đay do HIV không nên tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu hoặc nơi có nhiệt độ thấp. Bởi các tác nhân này có thể khiến mề đay lan rộng ra và gây phù nề.
- Hạn chế tiếp xúc các dị nguyên làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp để tránh tình trạng kích ứng.
- Không gãi hay chà xát da vùng bị nổi mề đay vì có thể làm mề đay lan rộng sang các vùng da khác. Nếu trường hợp bị ngứa rát, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sử dụng thuốc giảm ngứa như thuốc chứa corticoid, thuốc kháng histamin,…
- Người bị nổi mề đay do HIV cũng nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cung cấp các dưỡng chất cần thiết, tăng cường kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, ức chế sự phát triển của virus.
Nổi mề đay do nhiễm HIV nhìn chung có các biểu hiện lâm sàng giống bệnh nổi mề đay thông thường. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh hay tiếp xúc với nguồn gây bệnh thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để làm xét nghiệm và chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Nổi mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không?
- Mề đay vật lý là gì? Triệu chứng, Chẩn đoán & Điều trị
- Nổi mẩn ngứa khi trời nóng: Cách xử lý và phòng ngừa