Hiện tượng nổi mẩn ngứa vào ban đêm ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến. Thường thì các bé sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, châm chích gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nguyên nhân vì sao bé lại nổi mẩn ngứa về đêm? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa xảy ra tình trạng nổi mẫn ngứa ở trẻ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ít.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm ?
Nổi mẩn ngứa vào ban đêm sẽ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, dẫ đến ngủ không ngon giấc. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng bé nổi mẩn ngứa về đêm có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng là một trong các nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào ban đêm ở trẻ. Sự chênh lệch của nhiệt độ khiến làn da nhạy cảm của bé không thể thích ứng. Lúc này sẽ xuất hiện các mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Các mẩn đỏ sẽ dần biết mất khi cơ thể của bé được giữ ấm.
Bị côn trùng cắn: Hiện tượng bé bị nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn là một trong các trường hợp thường gặp nhất. Do đó, ba mẹ nên lưu ý kiểm tra quần áo, chăn màn, các vận dụng của bé trước khi dùng để tránh các côn trùng và dịch tiết của kiến, mạt ve, bọ chét,…
Dị ứng thực phẩm: Trường hợp trẻ dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao vào buổi tối như hải sản, đậu phộng, đậu nành, thịt bò,…cũng có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa, châm chích khó chịu. Đối với bé chưa ăn dặm, có thể bị dị ứng thông qua sữa mẹ nếu mẹ ăn những thực phẩm gây dị ứng.
Da bé bị mất nước: Vào ban đêm, lượng nước trong cơ thể của trẻ sẽ giảm nhanh, điều này gây ra tình trạng làn da của bé sẽ trở nên khô hơn và gây ra hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn khiến bé không ngủ được.
Mắc các bệnh ngoài da: Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ như rôm sảy, mề đay, chàm sữa,…cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa ngáy về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Giai đoạn đầu các mẩn ngứa sẽ tập trung ở hai bên má của bé, về sau có xu hướng lan rộng sang các vùng da lân cận.
Gặp các vấn đề về gan: Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, có chức năng chính là đào thải các độc tố và thanh lọc cơ thể. Do đó, khi gan của trẻ bị tổn thương, các chức năng sẽ bị ảnh hưởng, các độc tố không được đào thải lâu ngày sẽ bộc phát qua da, gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa vào ban đêm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ.
Các tác nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể do một số tác nhân bên ngoài như hóa chất, sữa tắm, bột giặt, phấn hoa, lông động vật,…
Khi khởi phát, trên bề mặt da của bé sẽ xuất hiện các nốt mụn màu hồng hoặc đỏ, sần sùi gây châm chích, ngứa ngáy khó chịu.
Nếu không được khắc phục, lâu dần các mẩn đỏ sẽ có xu hướng lan sang các vùng da lân cận, các cơn ngứa ngáy ngày càng dữ dội hơn. Bé thường xuyên mất ngủ, quấy khóc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.
Cách xử lý và phòng tránh nổi mẩn ngứa vào ban đêm ở bé
Để kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, châm chích khó chịu khi bé bị nổi mẩn ngứa về đêm cũng như các biện pháp phòng tránh tình trạng này ba mẹ nên lưu ý một số biện pháp sau:
Xác định nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa
Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy do nổi mẩn và ngăn ngừa tình trạng tái phát, ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa vào ban đêm ở trẻ. Từ đó, áp dụng các biện pháp chăm sóc da cho trẻ phù hợp và tránh các nguyên nhân gây kích ứng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng cao.
Vệ sinh cơ thể bé
Buổi tối trước khi ngủ, bạn nên vệ sinh cơ thể cho bé để loại bỏ các vi khuẩn, mồ hôi để tránh gây ngứa ngáy khó chịu. Trong quá trình vệ sinh cơ thể cho bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng lau người cho trẻ vì có thể gây mất cân bằng độ ẩm trên da của bé, từ đó gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tốt nhất bạn nên dùng nước ấm để lau người cho bé trước khi ngủ.
- Tắm gội, cắt móng chân, móng tay, mang bao tay cho trẻ thường xuyên, tránh để trẻ cào xước vì có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nổi mẩn ngứa.
- Ba mẹ cũng có thể kết hợp với một số thảo dược trong quá trình tắm để làm sạch da, loại bỏ các nhân gây ngứa ngáy khó chịu ở trẻ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Một số thảo dược bạn có thể áp dụng như lá khế, lá trầu không, lá trà xanh,…
- Dùng khăn lông mềm, sạch để lau khô người cho bé sau khi tắm.
- Thường xuyên theo dõi không để bé chà xát hay cào gãi lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng.
Dưỡng ẩm da cho bé
Để làm giảm tình trạng nổi mẩn ngứa ở bé vào ban đêm, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da của bé. Việc dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da trẻ, làm dịu và mềm da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc.
Từ đó, làm giảm hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Do làn da của bé tương đối nhạy cảm, nên ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ.
Vệ sinh phòng ngủ của bé
Ba mẹ cần giữ phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát, đảm bảo chăn, đệm, ga trải giường luôn được giặt sạch, phơi dưới nắng để loại bỏ các vi khuẩn có hại cho da bé. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý giữ nhiệt độ trong phòng của trẻ ở mức ổn định, mát mẻ vào mùa nóng và ấm áp vào mùa đông.
Chườm đá
Để làm dịu cơn ngứa ngáy của bé, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm lên khu vực da bị ngứa của trẻ. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, dịu các mẩn đỏ và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Dùng thuốc diệt côn trùng
Đối với trường hợp bé bị côn trùng đốt hay chạm phải dịch tiết của côn trùng gây ngứa ngáy khó chịu. Ba mẹ có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để giúp cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa châm chích, khó ngủ.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, không để bé tiếp xúc gần với thuốc vì có thể gây kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ vào ban đêm, bạn có thể lựa chọn các quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt, các loại vải có chất liệu từ cotton và sợi tự nhiên sẽ phù hợp với bé. Tránh mặc cho bé các bộ đồ quá dày hay quá chật sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn càng nghiêm trọng hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên cung cấp các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể của trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phục hồi vùng da bị tổn thương.
Trường hợp nếu chưa thể xác định được nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở trẻ, ba mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò, đậu phộng, đậu nành,…Để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cho bé uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm tự nhiên da da, tránh tình trạng da mất nước gây khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cho bé.
Đối với các trường hợp hiện tượng nổi mẩn ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Lúc này bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Trên đây là một số nguyên nhân cũng như các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở trẻ. Các biện pháp chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi bé gặp phải hiện tượng này bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Ngứa tay chân về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát
- Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹo xử lý an toàn hiệu quả cho mẹ