Dấu hiệu da nổi đốm trắng không ngứa có thể là một trong những triệu chứng của bệnh da liễu thông thường. Dù nó không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy không tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Do đó cần biết sớm được các dấu hiệu để theo dõi và điều trị kiepj thời đế bình tình chuyển biến không quá nghiêm trọng. Nên hôm nay Diachiuytin sẽ cho bạn biết một số nguyên nhân và cách chữa của tình trạng da bị nổi đốm trắng không ngứa.
Nguyên nhân và cách chữa trị da nổi đốm trắng không ngứa
Hiện tượng da bị nổi đốm trắng nhưng không gây ra cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu có thể liên quan đến một số căn bệnh điểu hình như sau:
1. Nổi vảy phấn trắng
Người bị nổi vảy phấn trắng sẽ có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là trên da sẽ xuất hiện các vảy có màu trắng. Bệnh khởi phát phổ biến ở trẻ em và thiếu niên. Các vảy phấn trắng thường cư trú ở các khu vực như mặt, miệng, má, cằm với các vảy hình tròn sần trên bề mặt da.
Người mắc bệnh lý này đi kèm các triệu chứng như ngứa ngáy, da bị khô và có xu hướng bong tróc, vùng da bị bệnh sẽ sạm hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ.
Cách chữa trị
Trường hợp bị bệnh nổi vảy phấn trắng thông thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số thuốc điều trị tại chỗ như kem bôi steroid, thuốc mỡ. Kết hợp với một số loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng có chỉ số SPF dịu nhẹ cho vùng da bị tổn thương.
Song song với điều trị bằng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị nổi vảy phấn trắng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y. Đây được xem là phương pháp điều trị an toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng của bệnh và căn nguyên của bệnh.
2. Dát giảm sắc tố
Dát giảm sắc tố (Idiopathic Guttate Hypomelanosis) là một trong những bệnh da liễu. Bệnh có dấu hiệu nhận biết như da xuất hiện các đốm trắng nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường cư trú ở khu vực da ở mặt, cổ, vai, đầu,…
Theo các chuyên gia, bệnh dát giảm sắc tố có liên quan đến việc da bị tổn thương do ánh sáng mặt trời gây ra. Bên cạnh đó, khi da bước vào giai đoạn lão hóa cũng có khả năng gây ra hiện tượng dát giảm sắc tố, xuất hiện các đốm trắng trên da.
Cách điều trị
Đa số các trường hợp bị dát giảm sắc tố đều không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ trên da, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.
Các phương pháp điều trị bệnh lý này thông thường sẽ áp dụng các biện pháp cải thiện đốm trắng trên da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3. Bệnh bạch biến
Tình trạng nổi đốm trắng trên da không ngứa có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch. Nguyên nhân chính gây khởi phát bệnh lý này là do thiếu hụt melanin dẫn đến da bị thiếu hụt sắc tố.
Một số tác nhân gây hút hụt melanin do ảnh hưởng từ ánh sáng mặt trời, tiếp xúc với hóa chất, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài,…Các mảng trắng thường khu trú tập trung ở mặt, môi, tay, chân, nơi có khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cao.
Phương pháp điều trị
Bệnh bạch biến có thể áp dụng các phương pháp điều trị, thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc bôi, kem dưỡng có chứa Corticosteroid hoặc thuốc tăng cường cảm ứng kết hợp với chiếu các tia UV làm đều khu vực da bị bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp điều trị tạm thời, bệnh có thể tái lại.
Người bệnh cũng có thể thực hiện cấy các tế bào sắc tố để tái tạo làn da mới, làm đều màu da. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng chi phí thực hiện khá cao, cũng như đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn nên không được áp dụng phổ biến.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh bạch biến. Các thảo dược này có tính an toàn, lành tính dễ tìm và chi phí điều trị thấp nên được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, bạn cần kiên trì để bệnh được cải thiện tốt hơn.
4. Bị xơ hóa Lichen
Xơ hóa Lichen là bệnh không phổ biến, bệnh khởi phát tập trung ở vùng sinh dục, ngoài ra hiện tượng nổi đốm trắng không ngứa còn xuất hiện ở một số khu vực như lưng, ngực, cánh tay, vai,…
Triệu chứng của bệnh khiến các tế bào da bị đổi màu, da dày sừng, tình trạng nặng hơn có thể để lại thâm sẹo. Một số trường hợp bị xơ hóa Lichen có các biểu hiện chảy máu, da bị phồng rộp, đau rát, có thể ngứa hoặc không.
Cách chữa trị
Thông thường, bệnh xơ hóa Lichen sẽ tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cần được thăm khám và điều trị, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc bôi steroid để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Một vài trường hợp hiếm gặp, bệnh xơ hóa Lichen biến chứng chuyển sang giai đoạn ung thư, lúc này người bệnh sẽ tiến hành làm phẫu thuật.
5. Dày sừng nang lông
Bị dày sừng nang lông cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi đốm trắng không ngứa. Bệnh có các biểu hiện nhận biết như xuất hiện các mảng trắng trên bề mặt da có thể gây sưng đỏ, da trở nên khô ráp hơn.
Các triệu chứng của bệnh tập trung ở những khu vực da có nhiều nang lông như ngực, chân, cánh tay, bệnh có thể khởi phát trên mặt. Một vài trường hợp bị bệnh dày sừng nang lông có các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, xuất hiện sẹo thâm.
Cách chữa trị
Thông thường bệnh dày sừng nang lông khởi phát ở trẻ em sẽ biến mất đến khi trưởng thành. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bác sĩ da liễu sẽ chỉ định một số sản phẩm chuyên dụng làm sạch da.
Đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho da giúp cải thiện tình trạng khô ráp, dày sừng, hoặc kết hợp với một số thuốc bôi tại chỗ nếu bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
6. Bệnh dày sừng do quang hóa
Biểu hiện đặc trưng của tình trạng dày sừng do quang hóa là các xuất hiện các mảng da trắng khô ráp, có thể gây sưng phồng. Các triệu chứng của bệnh thường tập trung ở khu vực da mặt, ngực, cánh tay.
Các lớp vảy dày sừng do quang hóa thường có màu trắng hoặc màu vàng. Lâu dần các lớp vảy này sẽ khô lại, khi sờ sẽ có cảm giác khô sần như mụn cóc. Bệnh khởi phát bệnh có liên quan đến tia cực tím và ánh sáng mặt trời.
Phương pháp điều trị
Bệnh dày sừng do quang hóa là căn bệnh lành tính, tuy nhiên một vài trường hợp bệnh biến chứng thành ung thư. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh dày sừng do quang hóa cũng nên tránh xa các tác nhân gây bệnh như tia cực tím, hay ánh sáng mặt trời. Nên bảo vệ da bằng các loại kem chống nắng dịu nhẹ trước khi ra đường.
7. Bệnh ung thư da
Hiện tượng nổi đốm trắng trên da nhưng không gây ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, bệnh khởi phát với các dấu hiệu thay đổi sắc tố da.
Da bắt đầu xuất hiện các đốm trắng hoặc sậm đen nhưng không gây ngứa ngáy, đau rát. Cũng có vài trường hợp bị rối loạn sắc tố da có hình dạng các mảng sắc tố rộng hay nốt ruồi.
Phương pháp điều trị
Khi bị ung thư da, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Do đó, bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng phẫu thuật thành công và phục hồi bệnh càng cao. Sau điều trị, người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp chăm sóc da cũng như ngừa bệnh theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Tình trạng da nổi đốm trắng không ngứa hầu hết đều liên quan đến các bệnh da liễu. Để biết rõ nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị phù hợp, khi có dấu hiệu trên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là do đâu? Làm sao khỏi?
- Bị ngứa khắp người không nổi mẩn là bị gì? Làm sao hết
- Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?
- Bị ngứa châm chích dưới da: Nguyên nhân và cách chữa khỏi