Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh Viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là căn bệnh hiện có tỷ lệ mắc phải khá phổ biến. Vì trẻ em có một làn da mỏng và khá nhạy cảm nên dễ bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài gây ra các kích ứng trên da bé như bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh sẽ kèm theo một số triệu chứng ngoài da như nổi ban và mẫn đỏ tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các viêm nhiễm, lở loét và nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

 

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh Viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em chỉ xuất hiện khi da bị tổn thương cấp tính hoặc mãn tính nếu tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây kích ứng. Nguyên nhân đối tượng trẻ em mắc bệnh lý này cao là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, làn da khá nhạy cảm và thể trạng kém nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công.

Đa số các trường hợp viêm da tiếp xúc chỉ bị tổn thương ở vùng da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, đối với trẻ em, vùng da bị tổn thương có nguy cơ lan sang các vùng da khác. Theo các thông kê cho thấy, viêm da tiếp xúc ở trẻ em khởi phát do chất kích thích đến 80% và khoảng 20% ca bệnh do các chất dị ứng gây ra.

Chất kích thích: Bao gồm các hóa chất và thành phần có trong tác nhân kích ứng làm tổn thương khu vực da mà trẻ tiếp xúc trực tiếp, không thông qua phản ứng dị ứng.

Chất dị ứng: Chất dị ứng sẽ tác động làm giải phóng histamin và IgE dưới da gây bùng phát bệnh đi kèm với các triệu chứng lâm sàng.

Để tránh nhầm lẫn bệnh viêm da tiếp xúc với một số bệnh ngoài da khác ở trẻ em, bạn cần nhận biết một số dấu hiệu sau của bệnh:

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
  • Ở vùng da tiếp xúc của trẻ bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ hình tròn hoặc oval, kích thước và hình dạng đa dạng.
  • Khu vực da phát ban đỏ có hiện tượng sưng phù, khi quan sát sẽ thấy ranh giới phân biệt rõ với các vùng da khỏe mạnh.
  • Sau một thời gian ngắn khoảng vài phút hoặc vài giờ, các vết ban này bắt đầu xuất hiện mụn nước nhỏ hoặc bọng nước có thể mọc rải rác hay từng cụm.
  • Khi bị viêm da tiếp xúc trẻ em đều có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức.
  • Có một số trường hợp trẻ bứt rứt, quấy khóc, chà xát, gãi lên vùng da bị tổn thương.
  • Khoảng 3 ngày, các mụn nước này có thể tự vỡ, tiết dịch và hình thành các vảy tiết.

Đối với các trường hợp trẻ bị viêm da tiếp xúc nặng sẽ kèm theo các triệu chứng điển hình của bệnh và hiện tượng nổi mề đay lan rộng, chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em khởi phát bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ bị côn trùng có nọc độc cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng.
  • Ánh nắng mặt trời
  • Các hóa chất, nước xả vải, các sản phẩm chăm sóc da, bột giặt, dung môi công nghiệp, phấn hoa…
  • Các hoạt động dẫn đến ma sát da trẻ với quần áo, giày dép, tã lót,…
  • Sử dụng các thuốc điều trị bệnh có chứa thành phần kháng sinh, các thuốc hạ sốt, giảm đau,…
  • Kim loại như inox, sắt, bạc, niken,…
  • Phấn hoa
  • Đồ chơi làm bằng cao su
  • Núm ti giả
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh viêm da tiếp ở trẻ em cũng có thể xuất hiện do một số yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da tiếp xúc có khả năng di truyền. Do đó, nếu ba mẹ hay ông bà từng bị viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh ngoài da liên quan đến cơ địa, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mắc phải các bệnh cơ địa: Ở trẻ em thông thường sẽ mắc các bệnh liên quan cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da cơ địa và có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc cao.
  • Giới tính: Qua một số thống kê các ca bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em gặp nhiều ở các bé gái hơn bé trai.
  • Sinh non, nhẹ cân: Với các trẻ sinh non và nhẹ cân sẽ có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu. Do đó, hệ miễn dịch của trẻ dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường và dẫn đến bùng phát bệnh.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em thông thường sẽ có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, có thể áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng và kèm theo các biến chứng nguy hiểm.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thông thường sẽ thuyên giảm sau 1 tuần điều trị và chăm sóc da cho trẻ đúng cách. Nếu để các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và xử lý không đúng cách sẽ khiến da bé bị tổn thương, gây lây lan sang các vùng da khác và kèm theo các cơn ngứa dữ dội.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có nguy hiểm không?

Làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ, trẻ sẽ sụt cân nhanh, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi,…

Ngoài ra, tình trạng bệnh kéo dài còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Khi trẻ chà xát hay cào gãi mạnh liên tục sẽ làm da tổn thương nặng hơn có nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện cho các vi khuẩn của những bệnh khác xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, viêm da tiếp xúc bội nhiễm còn đi kèm với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, mệt mỏi.

Da bị hoại tử: Hoại tử da là biến chứng nặng nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu viêm da tiếp xúc bội nhiễm không được điều trị thời hoặc do lạm thuốc các loại thuốc bôi có chứa corticoid trong quá trình điều trị sẽ gây hoại tử da.

Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em sẽ thuyên giảm hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời và điều trị, chăm sóc da đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này ở trẻ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và điều trị hợp lý.

Dưới đây là các phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trẻ em khá nhạy cảm và có thể gặp các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị. Nên phụ huynh nên lựa chọn một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc như sau:

Tắm nước mát: Khi các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc khởi phát, bạn hãy dùng nước mát tắm cho trẻ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Để giảm ngứa và sát trùng bạn có thể bỏ một ít tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm. Lưu ý không sử dụng xà phòng tắm vì có thể gây ra kích ứng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Sử dụng kem dưỡng: Thoa kem dưỡng cho trẻ giúp làm dịu da, tăng cường sức đề kháng cho da, giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy. Nên chọn các loại kem dưỡng có chứa thành phần Kẽm giúp kháng khuẩn và các thành phần Glycerin, Oat extract, Aloe làm dịu da.

Uống nhiều nước: Bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, giảm ngứa ngáy, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Ba mẹ có thể cho trẻ uống các loại nước ép hoa quả để tăng cường kháng thể và ngăn ngừa tình trạng lây lan.

Hạn chế thực phẩm không có lợi: Tránh cho trẻ dung nạp các thực phẩm và thức uống có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu nành, đậu phộng, hải sản, thịt gà, thịt bò, sữa có nguồn gốc từ động vật, nước ngọt,…Các thực phẩm này sẽ khiến triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và nguy cơ tái phát.

Bảo vệ da trẻ: Khi bị viêm da tiếp xúc, da của trẻ sẽ nhạy cảm hơn bình thường, do đó ba mẹ cần phải bảo vệ kỹ hơn, tránh để tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài có nguy cơ gây bệnh, tránh ánh nắng mặt trời. Cần che chắn, sử dụng kem chống nắng trước khi để trẻ ra ngoài vui chơi.

Chọn quần áo thông thoáng cho trẻ: Viêm da tiếp xúc có nguy cơ lây lan khi tiếp xúc ma sát với vùng tổn thương. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn nên chọn quần áo cho trẻ thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu từ cotton, giúp trẻ giữ làn da khô thoáng.

Tránh để trẻ gãi mạnh và chà xát: Hành động chà xát hay gãi mạnh có thể làm vỡ các mụn nước gây lở loét, viêm nhiễm. Vì vậy, bạn cần thường xuyên quan sát, dặn trẻ không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Với trẻ nhỏ, bạn nên mang bao tay, cắt móng tay để tránh bé cào gãi gây chảy máu và nhiễm trùng.

Đối với các trường hợp trẻ bị viêm da tiếp xúc nhẹ, khi áp dụng các biện pháp trên sẽ thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Dùng thuốc Tây điều trị

Đối với các trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ.

Dùng thuốc Tây điều trị
Dùng thuốc Tây điều trị

Để tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra, ba mẹ cần cung cấp các thông tin như cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các bệnh tiền sử bé mắc phải để bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc được áp dụng điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em:

Thuốc tím: Nếu khu vực da bị tổn thương của trẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tím thoa lên vùng da bị bệnh, hoặc có thể pha thuốc tím cho trẻ tắm để sát trùng và giảm ngứa ngáy.

Hồ nước hoặc dung dịch Jarish: Các loại thuốc này được sản xuất theo dạng dung dịch, có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, giảm tình trạng sưng đỏ trên da. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh da cho trẻ để tránh bội nhiễm.

Thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp bị đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Paracetamol. Thuốc có công dụng giúp giảm đau, hạ sốt, thuốc chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin được dùng dưới dạng viên uống. Thuốc kháng histamin H1 áp dụng cho trẻ nhỏ khá an toàn. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương da lây lan, giảm sưng viêm.

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cao. Nên thông thường thuốc chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng, tổn thương da nghiêm trọng. Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc bôi có chứa corticoid: Thuốc chỉ áp dụng với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng chính của thuốc bôi chứa corticoid chống lại dị ứng, ức chế miễn dịch giúp kháng viêm. Thuốc có nguy cơ gây rủi ro cao nên thường ít được chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em.

Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Trẻ em có làn da dễ bị kích ứng, bệnh có xu hướng tái lại nhiều lần. Do đó ba mẹ nên thực hiện một số biện pháp để ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ như sau:

Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em
  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các côn trùng có nọc độc và các hóa chất, mủ nhựa thực vật cũng như thường xuyên dặn dò trẻ để biết và tránh xa các tác nhân gây bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ thấy có hiện tượng kích ứng nên ngừng ngay và thay đổi sản phẩm chăm sóc da khác. Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ dịu nhẹ, không chứa hóa chất.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ, khu vực xung quanh nhà để loại bỏ các côn trùng gây bệnh, nấm mốc, bụi bẩn,…
  • Sử dụng màn, tắt đèn khi trẻ ngủ để tránh các côn trùng gây bệnh 
  • Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ nên thay tã lót thường xuyên, mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thấm hút tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ nhằm nâng cao hệ miễn dịch, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa viêm da tiếp xúc.
  • Giặt phơi quần áo trẻ vào ban ngày để tránh các côn trùng bám lên và tiết dịch và tổn thương da. Nên kiểm tra quần áo, tã lót trước khi mặc cho trẻ.
  • Tránh để trẻ đến vui chơi ở những nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, nhất là vào mùa mưa, thời tiết ẩm.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em, bệnh không có các triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ, người lớn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi
  • Top 10 phòng khám da liễu uy tín tại TPHCM (Bác sĩ giỏi)

Post Comment