Bệnh tổ đỉa là một trong những căn bệnh mãn tính nên sẽ thường tái đi tái lại nếu bạn không kiêng cử những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng và kích ứng cao. Vì vậy để có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh một cách tốt nhất đồng thời cũng ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian điều trị để có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
Bị Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để nhanh khỏi và bị không tái phát?
Bệnh tổ đỉa được xem là một trong những căn bệnh da liễu xảy ra khá phổ biến, thông thường bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng điển hình như lở loét lòng bàn chân bàn tay, nổi mụn nước gây đau rát, ngứa ngáy. Bệnh lý này sẽ có nguy cơ bùng phát nếu như bạn tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên dễ gây kích ứng.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và các biện pháp chăm sóc da đúng cách thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Vì nếu dung nạp những thực phẩm không tốt cho bệnh sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Do đó, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh và tránh nguy cơ bùng phát bệnh.
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn để cải thiện bệnh tốt hơn.
1. Đường tinh chế
Đường được sử dụng nhiều trong các loại thực phẩm và thức uống, để giúp tăng thêm hương vị và kích thích vị giác. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tổ đỉa thì đường tinh chế sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trên da ngày càng nghiêm trọng hơn, bệnh có nguy cơ tái phát cao hơn.
Ngoài ra, các phân tử có trong đường tinh luyện sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, nhất là nấm Candida albicans ở đường ruột. Theo các nghiên cứu của chuyên gia, có hơn 70% ca bệnh mắc bệnh chàm tổ đỉa do sự phát triển của vi nấm Candida albicans trong hệ tiêu hóa.
Do đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm cũng như đồ uống có chứa đường tinh chế, đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa. Người bệnh có thể dùng thực phẩm có chứa hàm lượng đường tự nhiên có trong trái cây hay mật ong thay cho đường tinh chế.
2. Sữa
Sữa là một trong nhóm thực phẩm mà người bệnh bệnh tổ đỉa nên kiêng, nhất là các loại sữa có nguồn gốc từ động vật. Sữa có nguy cơ gây kích thích phản ứng viêm nhiễm, làm các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các sản phẩm được làm từ sữa cũng có thể làm tổn thương, gây lở loét cho đường ruột. Khi các phân tử protein có trong sữa đi đến đường ruột, đi vào trong máu sẽ gây ra các phản ứng dị ứng trên da.
Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạt dẻ, hạnh nhân, hoặc sữa chua, phô mai thay thế cho sữa bò, sữa dê để tránh các triệu chứng của bệnh bùng phát.
3. Thực phẩm chứa Salicylates
Salicylates là thành phần thường có trong các loại trái cây, rau xanh, các loại hạt, cà phê, trà, gia vị,…Đây là thành phần tự nhiên và có nguy cơ gây kích ứng cao, tăng khả năng dị ứng da, khiến bệnh bùng phát trở lại.
Người bị dị ứng Salicylates khi sử dụng các thực phẩm sẽ có triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, mất ngủ, trào ngược dạ dày, đầy hơi, ngứa ngáy, phát ban đỏ, đau khớp và bùng phát bệnh tổ đỉa.
Salicylates có mặt trong nhiều loại thực phẩm, do đó, người bệnh không thể loại tất cả các thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn được. Vì vậy, để có chế độ kiêng Salicylates hợp lý bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thực phẩm có chứa Salicylates cao như: Bạc hà, đậu phộng, khoai lang, dầu oliu, quả mơ, bơ, nho, táo, kiwi, ớt, anh đào, mận, lựu, bí, cà chua, củ cải, dưa leo, măng tây.
Các loại thực phẩm có chứa Salicylates thấp như: Đậu hà lan, bánh mì, cơm, mì ống, chuối, đu đủ, đậu xanh, cải bắp, khoai tây.
4. Thực phẩm có chứa gluten
Gluten hay protein là thành phần có nhiều trong lúa mì, lúa mạch,…Đây là một trong những thành phần có khả năng gây kích ứng cao. Đối với các trường hợp mắc bệnh celiac, khi dung nạp các thực phẩm có chứa gluten không chỉ gây ra tình trạng dị ứng trên da mà còn phản ứng toàn cơ thể.
Do đó, người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm chứa gluten để góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da.
Ngoài ra, gluten còn có thể gây ra các tổn thương ở đường ruột, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu và gây phát sinh các dị ứng trên da.
5. Các thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm được chế biến sẵn có chứa nhiều phụ gia, muối và chất bảo quản. Những thành phần này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài mà còn gây ra các dị ứng, viêm da, tăng nguy cơ bùng phát bệnh tổ đỉa.
Ngoài ra, khi dung nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ là tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, các bệnh về tai mũi họng, nghiêm trọng hơn là gây sốc phản vệ ở trẻ em.
Các chất bảo quản có trong thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên hạn chế dung nạp các thực phẩm này để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa bệnh tái lại.
6. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa thường có trong mỡ động vật và dầu thực vật bị oxy hóa. Nhóm thực phẩm này làm tăng nồng độ cholesterol bên trong cơ thể. Ngoài ra, còn có khả năng thúc đẩy quá trình oxy hóa và kích thích khả năng viêm nhiễm.
Do đó, người bệnh cần dung nạp các chất béo lành mạnh như dầu hạt hướng dương, dầu hạt lanh,…Để thay thế chất béo bão hòa. Những loại dầu trên sẽ cải thiện sức khỏe, thúc đẩy quá trình chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và sản sinh ceramides trên lớp biểu bì.
7. Đậu nành
Đậu nành tuy có nhiều công dụng như cân bằng nội tiết tố nữ, ngắn ngừa bệnh ung thư, duy trì cân nặng, vóc dáng. Nhưng đây cũng là một trong các nguyên nhân gây dị ứng, khiến bệnh tổ đỉa bùng phát với các triệu chứng nghiêm trọng.
Đối với các trường hợp có tiền sử bị dị ứng với đậu nành thì càng không nên bổ sung thực phẩm này, cũng như hạn chế các sản phẩm được chế biến từ đậu nành như tàu hủ, sữa đậu nành, tào phớ,…
Người bệnh tổ đỉa nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng để hạn chế bệnh bùng phát, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, nứt nẻ của bệnh.
1. Thực phẩm có chứa probiotic
Trái ngược với thực phẩm có chứa gluten, các thực phẩm có chứa probiotic giúp cân bằng các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa các hoạt động quá mẫn trong hệ miễn dịch.
Thực phẩm có chứa probiotic người bệnh cần dung nap bao gồm dưa cải muối, kim chi, súp miso,…
2. Cá hồi
Trong cá hồi có chứa hàm lượng omega 3 cao- đây là hợp chất có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, chống oxy hóa, ngăn ngừa bội nhiễm. Do đó, bạn nên bổ sung cá hồi cũng như một số thực phẩm chứa nhiều omega 3 để có thể bảo vệ các khu vực da bị tổn thương tránh khỏi các vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
Trên thị trường hiện nay có các viên uống giúp bổ sung omega 3 tổng hợp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn vẫn nên lựa chọn bổ sung hợp chất này thông qua các thực phẩm từ tự nhiên. Bên cạnh dùng cá hồi thì người bệnh có thể dùng cá thu, cá mòi, cá trích,…để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
3. Thực phẩm có chứa flavonoid
Các thực phẩm có chứa thành phần flavonoid có công dụng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, flavonoid còn có tác dụng gây ức chế histamin, đây là thành phần gây ra các phản ứng dị ứng trên da. Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng flavonoid cao bao gồm: Cải xoăn, rau bina, việt quốc,…
Trên đây là một số thực phẩm nên kiêng và nên dùng để cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa tốt hơn và phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để người đọc có thể hiểu rõ hơn. Đối với các trường hợp bệnh tổ đỉa, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý trong quá trình điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.