Viêm da cơ địa là căn bệnh liên qua đến những vấn đề về da liễu, nếu bệnh kéo dài thời gian không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ bị tái phát lại nhiều lần thành từng đợt trong năm. Thông thường bệnh sẽ đi kèm với các triệu chứng ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có tên khoa học là Atopic dermatitis là một loại bệnh ngoài da, nguyên nhân hình thành bệnh đến từ các yếu tố thuộc về cơ địa. Thông thường bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ngáy, đỏ da, da bị tổn thương ở dạng chàm. Viêm da cơ địa có thể kéo dài vài tháng và có thể tái lại theo từng đợt bởi bệnh lý nay tính chất mãn tính.
Viêm da cơ địa không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh. Nhưng theo các nghiên cứu, bệnh có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà hay ba mẹ mắc các bệnh liên quan đến da liễu hay viêm da cơ địa thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thông thường sẽ tập trung ở khủy tay, đầu gối, vùng cổ, mặt , bàn chân,…Viêm da cơ địa khởi phát ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và có khả năng tái phát bao gồm:
- Người có cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm làn da sẽ nhạy cảm hơn người bình thường, dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa bởi các tác nhân bên ngoài gây nên bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường khởi phát thành từng đợt có mức độ khá dữ dội.
- Trẻ em: Theo các nghiên cứu, trẻ em dưới 10 chiếm hơn 40% ca mắc bệnh viêm da cơ địa. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong 5 năm đầu đời và bệnh hay tái lại trong quá trình trưởng thành của người bệnh.
- Người thể trạng yếu: Người mắc các bệnh như viêm gan, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính, hen suyễn,…Cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm: Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại cũng có khả năng bị viêm da cơ địa.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa gặp phổ biến ở nhiều người, tuy nhiên, đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Những nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa có thể là do mắc sẵn các vấn đề ngoài da, do di truyền hoặc tác động bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
Các chuyên gia đưa ra một số yếu tố khiến các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa chuyển biến nghiêm trọng hơn như:
- Do di truyền: Trong gia đình khi có ông bà, hoặc cha mẹ mắc các bệnh về da liễu hay viêm da cơ địa, khả năng con cái mắc bệnh lý này rất cao.
- Cơ địa: Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm rất dễ bị kích ứng da do tác động của các nhân bên ngoài gây bệnh như khói bụi ô nhiễm, bụi phấn, mủ nhựa thực vật, hóa chất độc hại, chất tẩy rửa,…
- Kháng thể kém: Người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội tấn công gây bệnh, trong đó có viêm da cơ địa.
- Da khô: Một số trường hợp người bị da khô bẩm sinh do rối loạn các nội tiết tố cũng có thể gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa trên da và bệnh viêm da cơ địa.
- Môi trường làm việc: Thông thường, những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng của da và có thể gây ra ngứa ngáy, viêm nhiễm.
- Mắc các bệnh lý khác: Bệnh viêm da cơ địa có thể khởi phát và tiến triển nặng hơn ở người mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh hen suyễn,…
- Ngoài các nguyên nhân trên, viêm da cơ địa có thể mắc phải khi bạn thường xuyên tắm nước nóng, dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, hệ bài tiết tuyến mồ hôi bị rối loạn, tiếp xúc với lông động vật,…
- Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị viêm da cơ địa do dung nạp một số loại thực phẩm có khả năng kích ứng cao như: Đậu phộng, đậu nành, hải sản, sữa, lúa mì,…
Để có thể xác định được những nguyên nhân gây bệnh tương đối chính xác, người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu mất rất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, để tránh bệnh viêm da cơ địa, người bệnh nên tránh xa các tác nhân gây bệnh như trên.
Trường hợp bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, bạn tuyệt đối không tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh để có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt hơn và tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu thông thường. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh lý này là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ, đi kèm với các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng đỏ, da khô có hiện tượng bong tróc.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi như sau:
Triệu chứng chung
Nổi mề đay mẩn ngứa: Lúc này cơ thể sẽ bị kích thích và sản sinh ra các hoạt chất histamin khiến da bắt đầu ngứa ngáy và nổi mề đay. Histamin là chất tồn tại bên dưới da, sẽ bị kích hoạt khi nhận thấy có các tác nhân gây kích ứng xâm nhập vào cơ thể.
Da nổi mẩn đỏ: Khi phát bệnh, lúc này trên da sẽ xuất hiện các mảng đỏ có kích thước như đồng tiền, bong tróc, các mẩn đỏ này xuất hiện ở các khu vực da trên cơ thể, có thể nổi thành cụm hoặc rải rác. Khi chà xát hay gãi mạnh có thể gây trầy xước và nổi các mụn nước tiết dịch rất khó chịu.
Da bị phù nề: Các mụn nước sau khi vỡ ra và tiết dịch có thể lan sang các vùng da khác và gây phù nề, nóng rát.
Đóng vảy tiết: Các dịch sau khi tiết ra đóng lại thành các vảy tiết màu vàng, có các vết nứt và gây ngứa ngứa trong thời gian dài.
Các triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có một số triệu chứng như suy nhược cơ thể, ăn không ngon, mất ngủ, sụt cân,…
Triệu chứng theo độ tuổi
Trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng viêm da cơ địa như phát ban, nổi mụn nước tập trung chủ yếu ở mũi, miệng và hai má. Những vùng da này sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy và bong tróc.
Trẻ em dưới 5 tuổi: Trẻ có dấu hiệu phát ban, nhưng không sốt, trên vùng da bị bệnh như khu vực lưng, cổ, lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân có xuất hiện các vảy phấn. Theo thời gian những vùng da này sẽ khô lại và bong tróc.
Trẻ em trên 5 tuổi và người trưởng thành: Ở độ tuổi này, người bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa như nổi mụn nước tiết dịch, phát ban tập trung chủ yếu ở vùng cổ, mặt, kẽ chân, kẽ tay, nách,…
Viêm da cơ địa chữa được không?
Viêm da cơ địa được đưa vào nhóm bệnh tự miễn, phần lớn bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa. Hiện nay, vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa, các bác sĩ chỉ có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và ngăn chặn tỉ lệ tái phát của bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, vì nếu điều trị đúng phương pháp, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, chú ý sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây bệnh viêm da cơ địa thì có thể hoàn kiểm soát được bệnh lý này, đồng thời ngăn ngừa tối đa bệnh tái phát.
Chẩn đoán viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa đa phần sẽ được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và tiểu sử bệnh của người trong gia đình.
- Tình trạng viêm da mãn tính và tái lại nhiều lần
- Ngứa ngáy ở khu vực bị viêm
- Hình dạng và khu vực bị tổn thương điển hình: Ở trẻ sơ sinh (chàm nổi tập trung ở mũi và hai bên má), ở trẻ em và người trưởng thành (hình thành các lớp sừng, lichen ở vùng có nếp gấp).
- Tiểu sử của người bệnh hoặc gia đình đã từng mắc các bệnh về da liễu hoặc bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
- Đi kèm với các triệu chứng lâm sàng như: Viêm môi, khô da, viêm kết mạc ở mắt và tái phát nhiều lần, mặt đỏ hoặc tái, IgE tăng, bị dị ứng với các thực phẩm, nổi chàm ở lòng bàn tay, bàn chân,…
Cách chữa trị bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan vì bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ.
Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm da cơ địa, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời.
Thông thường, các phương pháp điều trị viêm da cơ địa chủ yếu bằng thuốc Tây, các mẹo chữa dân gian và một số biện pháp khắc phục tại nhà.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị viêm da cơ địa mục đích để kiểm soát các triệu chứng của bệnh làm dịu da, chống khô da, ngừa nhiễm trùng, kháng viêm. Do trong thuốc Tây có chứa thành phần kháng sinh cao nên không được chỉ định cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
Thuốc có chứa Corticoid: Thuốc được các bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh da liễu cũng như bệnh viêm da cơ địa. Đối với thuốc dùng điều trị cho trẻ em sẽ chứa từ 1- 2.5% hydrocortison.
Ngoài dạng viên nén, có các dạng thuốc mỡ, kem chống nhiễm khuẩn để bôi lên các vết thương hở. Người bệnh nên vệ sinh sạch vùng da bệnh trước khi bôi các thuốc đặc trị này lên tránh gây bội nhiễm.
Thuốc gây ức chế calcineurin: Thuốc gồm có Tacrolimus không chứa hoạt tính của thuốc kháng sinh thuốc ở dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm. Pimecrolimus dẫn xuất của ascomycin được bào chế dưới dạng bôi.
Trong quá trình dùng thuốc Tây điều trị, người bệnh lưu ý dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm bớt liều để tránh xảy ra phản ứng thuốc. Trường hợp uống thuốc không đúng có thể gây ra các tác dụng phụ, bệnh tái phát, lờn thuốc.
Ngoài ra, phương pháp điều trị Tây y còn áp dụng một số biện pháp điều trị đối với các trường hợp dùng thuốc Tây không mang lại hiệu quả. Quang tuyến trị liệu là một trong các liệu pháp được đánh giá tích cực về kết quả mà nó mang lại.
Hoặc trị liệu bằng ánh sáng giúp điều chỉnh các rối loạn của cấu trúc da bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên, các phương pháp trị liệu có thể mang lại hệ quả tiêu cực đối với làn da và sức khỏe của người bệnh nên vẫn chưa được áp dụng trong điều trị viêm da cơ địa.
Thay vào đó, các chuyên gia sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh viêm da cơ địa và các triệu chứng rối loạn hệ miễn dịch có liên quan đến nội tiết tố. Liệu pháp này cần phải điều trị lâu dài, và những hiệu quả của nó lại cũng không như mong đợi nên vẫn cần thời gian để cải tiến tốt hơn.
Điều trị miễn dịch chỉ được chỉ định cho một số đối tượng như người bị nhiễm viêm da cơ địa nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi điều trị bằng nhiều phương pháp hoặc cơ thể không thể dùng các thuốc điều trị.
Chữa viêm da cơ địa bằng các mẹo dân gian
Bên cạnh dùng thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ của bệnh.
Một số thảo dược được dùng để chữa viêm da cơ địa như:
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
- Bạn có thể lấy một nắm lá trầu không tươi ngâm nước muối, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Tiếp đến, vò nát lá trầu không và bỏ vào nồi đun với 1.5 lít nước lọc.
- Sau khi nước lá trầu không nguội thì ngâm ở vùng da bị bệnh hoặc pha nước tắm.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
- Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch sau đó đun sôi với nước.
- Đợi nước nguội thì lấy nước tắm, bã lá khế có thể chà nhẹ lên vùng da bị bệnh để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm.
- Hoặc bạn có thể giã nát lá khế và đắp lên vùng da cần đắp cũng mang lại hiệu quả.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi
- Lá ổi sau khi ngâm với nước muối, rửa sạch thì mang đi giã nát lọc lấy nước cốt.
- Dùng phần nước ổi thoa lên vùng da bị viêm để tầm 15 phút.
- Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần để mang lại hiệu quả.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
- Tương tự với các thực hiện với các thảo dược ở trên, người bệnh có thể giã nát lá lốt và đắp lên vùng da cần đắp.
- Hoặc có thể đun nước tắm và kết hợp với uống để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện thường xuyên để mang lại kết quả.
Chăm sóc da bị viêm da cơ địa tại nhà
Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp tối ưu nhất, chỉ dùng cho những trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ.
Vệ sinh da: Người bị viêm da cơ địa không tắm nước nóng mà thay vào đó tắm nước ấm giúp tăng cường độ ẩm cho da, trong khi tắm có thể chà nhẹ lên da để loại bỏ các lớp sừng trên da và các vảy tiết.
Lưu ý, sử dụng sữa tắm và các sản phẩm da dịu nhẹ có nồng độ PH phù hợp, không sử dụng sữa tắm có chất tẩy rửa cao và có chất tạo mùi.
Dùng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm dịu da, mềm da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm giảm tình trạng bong tróc, ngứa ngáy, phát ban, sưng phù. ‘Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 đến 3 lần tùy vào tình trạng da. Biện pháp này áp dụng cho người bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ.
Băng ẩm ngoài da: Biện pháp này giúp làm giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa, thông thường sẽ được áp dụng cho những đợt cấp của bệnh. Băng ẩm có công dụng giúp thuốc bôi thẩm thấu vào da nhanh hơn, hạn chế tình trạng mất nước trên da, làm rào cản vật lý để người bệnh không chà xát hay gãi.
Viêm da cơ địa nên làm gì để bệnh nhanh khỏi?
Cùng với việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để bệnh phục hồi tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế bệnh tái phát.
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế dung nạp các thực phẩm như: Hải sản, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đậu nành, đậu phộng, các thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng có chất tẩy rửa cao,…
- Không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tránh lạm dụng kem dưỡng ẩm và thuốc Tây
- Không tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây bệnh như phấn hoa, khói bụi,…
- Bổ sung các thực phẩm tăng cường kháng thể và hệ miễn dịch cho cơ thể, các thực phẩm chứa vitamin A, C, B,…Cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, một số loại ngũ cốc để giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa không phải là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan vì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, sẽ mất nhiều thời gian điều trị và khả năng tái lại cao hơn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 10 cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa dễ kiếm hiệu quả
- Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là do đâu? Làm sao khỏi?