Nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối là hiện tượng thường gặp phải ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân hình thành bệnh có thể là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không phù hợp, hoặc bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề về da liễu, cũng như một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Vấn đề được nhiều người thắc mắc liệu nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối có nguy hiểm đến tính mạng không? Cần làm gì để khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh trên?
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối nguy hiểm đến sức khỏe?
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở khủy tay, khủy chân thường xuất hiện khá đột ngột. Mỗi khi bạn chà xát hoặc gãi mạnh chỉ có thể làm giảm bớt các cơn ngứa một cách tạm thời. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, tình trạng ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn và có thể gây tổn thương, nhiễm trùng da.
Phần lớn, khi gặp phải tình trạng này người bệnh thường hay chủ quan vì cho rằng đây chỉ là biểu hiện ngứa thông thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề da liễu hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối.
Các bệnh da liễu
Viêm da tiếp xúc: Bệnh khởi phát khi tiếp xúc với các dị gây dị ứng như ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, mủ nhựa thực vật, mỹ phẩm,…Bệnh viêm da tiếp xúc gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở vùng da tiếp xúc như khủy tay hay đầu gối.
Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa hay còn gọi chàm thể tạng, bệnh gây ra những cơn ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc nứt da, một số trường hợp có thể bị nổi mụn nước, tiết dịch khiến người bệnh khó chịu. Viêm da cơ địa thuộc bệnh mãn tính và có thể tái lại theo từng đợt trong năm.
Bệnh chàm: Đây cũng là bệnh lý có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối bệnh phần lớn khởi phát ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngoài dấu hiệu nổi mẩn ngứa, bệnh còn gây nổi các mụn nước thành từng mảng, các vùng da ở đầu gối hay khủy tay cũng rất dễ bị khô và nứt nẻ thậm chí là chảy máu.
Bệnh ghẻ: Bệnh ghẻ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, bệnh có xu hướng lây lan sang các vùng da khác. Triệu chứng chứng bệnh ghẻ thường xuất hiện về đêm, gây ngứa rát, châm chích khiến người bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp bạn chà xát hay gãi mạnh có thể làm tổn thương da, da dễ bị lở loét, nhiễm trùng.
Viêm da bã tiết: Viêm da bã tiết xảy ra khi các tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức. Bệnh thường tập trung ở khu vực da đầu hay da mặt, tuy nhiên, cũng sẽ xuất hiện ở các vùng da khác như đầu gối hay khủy tay. Lúc này da không chỉ nổi mẩn ngứa mà còn đóng vảy, khô ráp có hiện tượng bong tróc.
Mắc phải các bệnh lý khác
Các bệnh về gan, thận, về máu, bệnh tiểu đường,…Đều có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối. Khi chức năng của các cơ quan này gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải các độc tố bên trong cơ thể, lúc này các mụn bọc, mụn nước sẽ xuất hiện kèm theo triệu chứng ngứa ngáy ở tay chân hoặc có thể lan rộng khắp cơ thể.
Ảnh hưởng tâm lý
Yếu tố tâm lý cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trình trạng nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối. Khi bạn quá lo lắng, căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra norepinephrine và serotonin, đây là các chất có bản chất gần giống với histamin. Histamin là tác nhân gây nên hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối nguy hiểm không?
Thông thường tình trạng nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối sẽ biến mất sau vài giờ thông qua việc gãi lên vùng ngứa. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp hiệu quả, nó chỉ mang tính tạm thời và nếu như bạn chà xát hay gãi quá mạnh sẽ làm cho vết thương trầy xước, tạo điều kiện có các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối không chỉ liên quan đến các vấn đề về da liễu mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiêm đang tiềm ẩn.
Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện bất thường trên cơ thể, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.
- Các cơn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối ngày càng dữ dội và lặp lại nhiều hơn.
- Xuất hiện các đốm đỏ gây ngứa hoặc không ngứa, các mụn nhọt tiết dịch một cách đột ngột.
- Vùng da bị ngứa ngáy có dấu hiệu sưng tấy, nhiễm trùng.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài nhiều ngày liền.
Cách khắc phục nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối
Dựa vào nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng mà bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp khi bị nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối.
Một số biện pháp khắc phục thường được sử dụng:
Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây được các bác sĩ áp dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về da liễu, nổi mẩn ngứa,…Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dùng để điều trị tại chỗ.
Bên cạnh đó, dựa vào một số bệnh lý liên quan mà bác sĩ sẽ chỉnh định thêm một số thuốc bôi tại chô như:
- Thuốc bôi có chứa Corticoid
- Thuốc mỡ
- Thuốc bôi chứa Hydrocortisone
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng Histamin I và II giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy một cách hiệu quả, và một số loại thuốc như:
- Loratadin
- Acrivastin
- Fexofenadine
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây để điều trị, bạn cần lưu ý:
- Điều trị nghiêm túc, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm bớt liều uống vì có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi dùng thuốc không thấy cải thiện các triệu chứng hay gặp các vấn đề bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và thay đổi điều trị hợp lý.
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sưng đỏ ở khủy tay và đầu gối. Lưu ý, biện pháp này chỉ áp dụng với các trường hợp cấp tính.
Không chườm lạnh với trường hợp:
- Da bị tổn thương và xuất hiện dịch mủ
- Mẩn ngứa có nổi các mụn nước li ti
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Sử dụng đá viên được bọc vào túi chườm hoặc mảnh vải mỏng.
- Áp nhẹ túi đá lên vùng khủy tay, đầu gối.
- Chườm từ 15- 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần để có kết quả.
Các mẹo chữa dân gian
Đối với trường hợp nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, đồng thời làm lành các tế bào da bị tổn thương.
Dùng nha đam
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi.
- Mang rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ, lưu ý bỏ phần gần gốc màu màu vì chúng có thể gây kích ứng da.
- Sử dụng phần gel thoa lên vùng khủy tay, đầu gối bị nổi mẩn ngứa.
- Để yên tầm 20 phút rồi rửa lại với nước mát.
Dùng lá bạc hà
- Chuẩn bị 1 nắm tay lá bạc hà tươi
- Sau khi ngâm nước muối rửa sạch thì mang đi vò nát.
- Tiếp đến đắp nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
- Hoặc bạn có thể giã nát để tận dụng hết tinh chất có trong lá bạc hà rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong vòng 15 phút.
- Rửa da sạch lại bằng nước ấm.
Lưu ý, không sử dụng các mẹo dân gian khi trên da nổi các mụn nước hay xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
Các biện pháp ngăn ngừa nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khủy tay, đầu gối, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để phục hồi bệnh tốt hơn và ngăn ngừa tái phát.
- Tránh gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị nổi mẩn ngứa vì có thể gây trầy xước và viêm nhiễm nặng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa cao vì có thể gây kích ứng da cũng như vùng khủy tay, đầu gối.
- Vùng da ở đầu gối và khuỷu tay khá dày, dễ bị khô và bong tróc. Vì vậy, bạn cần dưỡng ẩm thường xuyên đặt biệt vào những mùa lạnh, hay mùa khô.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp lượng nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cho da. Không dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng da cao khi đang bị nổi mẩn ngứa.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, mủ nhựa thực vật,…
- Khi bị nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối, bạn không nên tắm với nước nóng thay vào đó nên tắm với nước ấm để tránh tình trạng da khô hay bong tróc.
Khi có dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Vì đây không chỉ là dấu hiệu của các bệnh ngoài da mà còn có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm khác và cần được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị ngứa châm chích dưới da: Nguyên nhân và cách chữa khỏi
- Nổi mẩn ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm
- Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý