Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh lý xảy ra khá phổ biến. Thông thường tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân như dị ứng sữa, dị ứng thực phẩm, dị ứng với thời tiết và một số loại dị ứng khác…Vậy có cách nào để xử lý tốt nhất căn bệnh này cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dành cho trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Hãy cùng Diachiuytin tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn xử lý hiện tượng trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
Hiện tượng dị ứng khởi phát ở trẻ có thể liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể khi chúng phản ứng ;ại với các tác nhân có gây kích ứng cao hình thành các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi, chảy nước mắt, sưng viêm,…
Tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ em, do hệ miễn dịch và làn da của bé đặc biệt nhạy cảm. Khi bị các dị nguyên tấn công sẽ dễ gây ra các phản ứng dị ứng, dẫn đến da bị dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay.
Một số tác nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, bao gồm:
Bị dị ứng sữa
Khi trẻ bị dị ứng sữa, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ vài phút hay vài giờ sau khi uống sữa. Hiện tượng này khi khởi phát đi kèm các triệu chứng điển hình như ngứa,nổi mẩn, sưng đỏ vùng quanh miệng, môi nếu không kiểm soát kịp thời các mẩn ngứa có thể lan sang các khu vực da khác.
Ngoài ra, hiện tượng dị ứng sữa ở trẻ còn có một số biểu hiện khác như:
- Đau bụng, tiêu chảy
- Nôn mửa
- Phát ban
- Chậm lớn
Dị ứng thực phẩm
Bé bị dị ứng thực phẩm thường khởi phát ở trẻ bú sữa mẹ hoặc những trẻ lớn tuổi hơn. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao và bùng phát triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ như: Hải sản, thịt bò, thịt gà, đậu nành, đậu phộng, sữa, lúa mì, các gia vị,…
Các biểu hiện nhận biết, bao gồm:
- Trẻ bị ngứa ngáy, xuất hiện các mẩn đỏ khắp người
- Phù nề ở miệng hoặc lưỡi
- Đau bụng, buồn nôn và nôn
- Đi ngoài phân lỏng
- Khó thở, tụt huyết áp
Ngoài ra, tình trạng dị ứng thực phẩm còn biểu hiện qua thái độ chán ghét thức ăn, sau khi ăn trẻ bị khó chịu,…Do đó, ba mẹ cần chú ý để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ tốt nhất. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ và có thể gây tử vong.
Dị ứng da
Khi trẻ bị dị ứng da sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như da khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy, có thể tiết dịch. Hiện tượng thường xảy ra khi thời tiết khô hanh, trời lạnh. Dị ứng da có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và sau 5 tuổi các triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn.
Trẻ bị dị ứng da thường tiến triển qua 2 giai đoạn:
- Da của trẻ sẽ có hiện tượng khô, ngứa đỏ có thể xuất hiện khắp cơ thể.
- Nếu không được khắc phục có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu, khiến trẻ đau rát.
Do đó, khi có dấu hiệu dị ứng da, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý hợp lý.
Dị ứng thời tiết
Khi thời tiết thay đổi đột ngột có thể gây ra tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ, kèm theo các biểu hiện sau:
- Da của trẻ sẽ xuất hiện những vết ban đỏ có kích thước nhỏ như muỗi đốt hoặc có giới hạn rõ rệt. Phát ban thường tập trung ở mặt, tay, chân, có khi lan ra toàn thân.
- Da bị khô ráp có hiện tượng bong tróc, bị sưng đỏ, ngoài ra có thể kèm theo một số triệu chứng như: Sốt, chán ăn và mất nước, cơ thể mệt mỏi.
- Bên cạnh đó, khi bị dị ứng thời tiết có thể gây ra viêm mũi dị ứng ở trẻ. Bệnh có thể dẫn đến trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Nổi mề đay, mẩn ngứa
Nổi mề đay là tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy châm chích khó chịu. Các triệu chứng của mề đay khởi phát khi da tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Thông thường nổi mề đay, mẩn ngứa sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần sẽ trở thành mề đay mãn tính và cần được bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Đối với trẻ khi bị nổi mề đay, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Tránh áp dụng các biện pháp khi chưa được chỉ định, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xử lý và phòng ngừa dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ
Khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, ba mẹ cần có các biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời để tránh các triệu chứng trở nên nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Các biện pháp xử lý và phòng ngừa dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người trẻ, bao gồm:
- Tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ, từ đó giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng và có nguy cơ gây dị ứng như: Các thực phẩm có nguy cơ kích ứng cao, xà phòng, bột giặt, côn trùng, lông động vật, phấn hoa,…
- Thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ, ba mẹ tránh các sản phẩm có chứa hóa chất, chất tẩy rửa và mùi hương. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chọn những sản phẩm phù hợp với da của bé.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, làm lành các tổn thương trên da trẻ, đồng thời chống tại các tác nhân gây bệnh.
- Ba mẹ nên chọn những quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt có chất liệu từ cotton hay sợi tự nhiên để giảm tình trạng kích ứng dị ứng. Tránh cho trẻ mặc những trang phục bó, chất liệu dày sẽ khiến các triệu chứng ngứa ngáy dễ bùng phát hơn.
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ, đối với trẻ sơ sinh bạn nên mang bao tay cho bé để tránh tình trạng cào gãi, chà xát gây tổn thương da dễ dẫn đến tình trạng bị bội nhiễm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ, nhất là vào mùa đông, để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, tránh tình trạng da bị khô, bong tróc gây ngứa ngáy. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào cho trẻ.
Tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhưng các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, khó chịu tác động xấu đến sinh hoạt của trẻ. Do đó, khi có các dấu hiệu dị ứng nổi mẩn đỏ, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết
- Bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹo xử lý an toàn hiệu quả cho mẹ